Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ kết quả thống kê dân số VN 2019 phát khởi những suy nghĩ về hiện tình PG tại VN

22/12/201917:46(Xem: 4646)
Từ kết quả thống kê dân số VN 2019 phát khởi những suy nghĩ về hiện tình PG tại VN
1-aa-dieu-tra-dan-so-2019

TỪ KẾT QUẢ THỐNG KÊ DÂN SỐ VIỆT NAM 2019
PHÁT KHỞI NHỮNG SUY NGHĨ VỀ
HIỆN TÌNH PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM
Thích Đồng Trí


 

Phật Giáo có mặt ở Việt Nam trên 2000 năm, gắn liền với vận mạng thăng trầm của dân tộc, suốt từ thời Hùng Vương, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung, Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến hôm nay. Câu tục ngữ : “đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, cứ mỗi làng, thôn có một cái miếu và một ngôi chùa và nhà thơ Hồ Dzếnh đã viết: “Trang sử PhậtĐồng thời trang sử ViệtTrải bao độ hưng suyTuy có nguy mà chẳng mất”. Đặc biệt qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,... Phật Giáo phát triển đến đỉnh cao và nhiều tu sỹ đã trở thành Quốc Sư cho Vua, cố vấn và hoạch định các chương trình phát triển nước nhà như Khuông Việt, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,...Tình hình Phật Giáo hiện nay tại Việt Nam thì sao? Các báo cáo tổng kết cuối năm từ Trung Ương đến địa phương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đều ghi những nét son : Phật Giáo đang phát triển, có nhiều thành tịch vượt bậc hơn các năm trước, có nhiều đóng góp khởi sắcvà ảnh hưởng rất lớn đến xã hội....Chúng ta cứ đinh ninh rằng Phật Giáo, với hơn 2000 năm hòa quyện trong mạch sống dân tộc Việt Nam như vậy, chắn chắn chiếm hơn 65 % dân số Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta bị “sốc” và giật mình khi nhìn kết quả chính thức từ con số thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ghi :

.... : “(7) Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.”

https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19440

 

Vậy là thế nào, có gì sai sai ở đây? Kết quả điều tra dân số này không chính xác hay là Phật Giáo bị thụt lùi tại Việt Nam?Hay là do cả hai?

Tôi là người đã học các cấp Giáo Dục : cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đại học tại Việt Nam, có thời gian nhiều năm sống, làm việc tiếp xúc với nhiều thành phần người Việt, trải qua nhiều tỉnh thành khác nhau nên tôi hiểu vấn đề trên nằm ở những nguyên nhân sau đây:

  1. 1.                  Từ tư tưởng chủ đạo của thượng tầng kiến trúc xã hội ảnh hưởng đến xu hướng tôn giáo, ước mơ, phấn đấu đạt danh lợi và thành công của thế hệ trẻ :

Một thực tế là Đảng Cộng Sản đang lãnh đạo đất nước Việt Nam. Chúng ta hãy xem quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin và Đảng Cộng Sản về Tôn Giáo như thế nào :

“Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -  Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo. Theo đó, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Mặc dù có tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất.Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình

Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người”. Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ nào đó”(3). Lột tả bản chất của tôn giáo, ông cho rằng, “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

 V.I.Lênin cũng khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu”

Luận điểm trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo trên lập trường duy vật lịch sử. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.

(Nguồn : http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-ton-giao-va-su-van-dung-de-giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky-3126 )

Theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, Vật chất theo định nghĩa của Vladimir Ilyich Lenin là cái có trước, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và là cái quyết định ý thức; là cái tác động lại vật chất; và nó có quan hệ biện chứng qua lại với nhau.

Về tiền đề khoa học và lý luận của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin: Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có ba phát minh quan trọng: Thuyết tiến hóa của Đácuyn; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp; Thuyết tế bào. Các phương pháp nhận thức khoa học như: quy nạp, phân tích, thực nghiệm, tổng hợp… đã thúc đẩy năng lực tư duy khoa học không ngừng phát triển.

 Học thuyết tiến hóa của Darwin (tiếng Anh: Darwinism) là một học thuyết về tiến hóa sinh học được đề xướng chủ yếu bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (1809–1882), cùng một số nhà nghiên cứu khác (như Thomas Huxley). Theo học thuyết này, mọi loài sinh vật sinh ra không phải do Chúa, Trời hay Thần thánh, mà là xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. guồn gốc các loài (tiếng AnhOn the Origin of Species) của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng ưu thế thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn.Cuộc tranh luận về cuốn sách đã góp phần vào chiến dịch của T. H. Huxley và các thành viên khác của Hội X để thế tục hóa khoa học (tức là tập trung vào khoa học hơn là bàn luận triết học và tôn giáo) bằng cách cổ động chủ nghĩa tự nhiên. Ông chủ trương rằng : sinh vật từ đơn bào đến sinh vật đa bào, từ cá đến lưỡng thê, bò sát, chim, khỉ vượn, người.

Nhưng tất các học thuyết của Đác Uyn chỉ là Học Thuyết, giả thuyết, toàn là những dẫn chứng mù mờ không thuyết phục. Nếu như có một nhà khoa học nào, triết thuyết hoặc tôn giáo nào chứng minh rõ ràng nguồn gốc của động vật sinh ra từ đâu, tiến hóa thế nào,... thì đã dẹp bỏ hết các Tôn Giáo, Học Thuyết, Triết Học khác và “thống nhất giang hồ” quy về một mối rồi, chứ có đâu mà vẫn tồn tại nhiều tôn giáo, quan niệm, chủ trương triết học, học thuyết như ngày nay?

Sở dĩ tôi phải nói nhiều về các vấn đề này để làm gì? Cái chính là theo quan niệm chính thống của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin : chẳng có sự tồn tại của Thần Thánh nào cả, đó chỉ là sự hoang tưởng của đầu óc con người.Con người tiến hóa theo các quy luật tự nhiên và xã hội, từ thực vật đến động vật, từ cá đến chim, vượn người, chết là hết.

Nhưng vì trào lưu tiến hóa của nhân loại, đặc biệt là sau khi có : Bộ luật Nhân quyền quốc tế (tiếng AnhInternational Bill of Human Rights) là tên gọi chung cho bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên Hiệp Quốc soạn bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (thông qua năm 1948)gồm có 55 điều, trong đó ghi rõ :

Điều 18: Ai cũng có quyềnự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tựdo thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡngqua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc vớingười khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

 

Điều 23:

1)                  Ai cũng có quyền được làm việc,được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng vàthuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.

 

Theo trào lưu văn minh, tiến bộ của thế giới, Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ghi nhận :

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10053009

 

Nói thì nói như vậy, nhưng ở xã hội Việt Nam hiện nay, muốn thăng quan tiến chức cao thì người ấy cần vào Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chỉ Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bạn hãy xem cơ cấu lãnh đạo từ cấp Xã đến cấp Trung Ương, những chức vụ quan trọng ai mà chẳng vào Đảng Cộng Sản? Ngay cả việc làm Giám Đốc, Thủ Trưởng các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, tổ chức Quốc Doanh cũng vậy (phải là Đảng viên) mà Đảng thì chủ trương là vô thần. Tất cả bạn học ưu tú các cấp phổ thông của tôinăm nào, bây giờ thành đạt : kỷ sư, bác sỹ, giám đốc,... đều là Đảng viên.

Khi mới về nước năm 2013, tôi có tâm nguyện mang kiến thức truyền trao cho thế hệ sinh viên trẻ, tôi liên hệ đến một Đại Học Công Lập.Vị quản lý đào tạo và nhân sự Trường Đại Học này đã gặp tôi, cùng với Trưởng Khoa Tôn Giáo Học hơn 3 lần và đề nghị tôi không nên mặc áo thầy tu đứng lớp mà nên mặc “đồ đời”, nghĩa là đồ tây, sơ mi, thất cà vạt ( kiểu như vậy).

Nếu Anh có vai trò khá lớn ở Việt Nam, chẳng hạn chủ tịch Huyện trở lên, hoặc là Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc, Phòng Nội Vụ,... chắc chắn trong Chứng Minh Nhân Dân của Anh nên ghi Tôn Giáo : Không – chẳng lẽ Anh ghi : Tôn Giáo : Phật Giáo, vậy ngại rằng trong công tác, Anh thiên vị cho Phật Giáo thì sao? Anh không có tôn giáo thìAnh sẽ đối xử công bằng với các tôn giáo.

  1. 2.                  Trong hoàn cảnh như vậy, Bạn thử nghĩ có bao nhiêu gia đình, cha mẹ khi hướng dẫn con em mình đi làm Chứng Minh Nhân Dân lại ghi Tôn Giáo : Phật Giáo hoặc Thiên Chúa Giáo,... trừ phi là những người quá tha thiết với Tôn Giáo của mình mà bất chấp hậu quả, con đường công danh và lợi lộccủa con cháu mình sau này ra sao?

Chẳng hạn ở Hoa Kỳ và Ấn Độ, ... Hiến pháp nước nào mà chẳng ghi : mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi....Vậy thực tế : Còn hiện tượng giai cấp ở Ấn Độ không? – Còn! Có phân biệt giữa dân da trắng với dân da đen và dân nhập cư vào Hoa Kỳ không? Có! Đất nước Ấn Độ, hàng lãnh đạo quốc gia hầu hết theo Bà La Môn Giáo và chiếm số đông trong Quốc Hộivì Đạo này cho phép tồn tạigiai cấp, sự hưởng thụ và thống trị của họ, họ không ưu tiên về Phật Giáo, như sự nỗ lực của Tiến sĩ Bimrao Ramji Ambedkar. Tất cả những việc họ làm ra vẻ tôn trọng Phật Giáo chỉ là màu mè kiểu cọđể phô trương, thúc đầy thu nhập kinh tế từ ngành du lịch tâm linh và nhận trợ cấp từ các nước Phật Giáo,... vậy làm sao Phật Giáo hồi sinh tại Ấn Độ?

 

Nhưng điều tra dân số toàn quốc thì căn cứ vào khai sinh, căn cứ vào Chứng Minh Nhân Dân lời khai về mục Tôn Giáo, thế cho nên, kết quả thống kê nêu như trên không có gì là lạ - âu đó là điều tất nhiên.

Nghiêm túc xem xét lại việc thống kê dân số và tôn giáo này : Thực tế hiện nay ở Việt Nam Chùa to, Trường lớp Phật Học, Hội Thảo và Giao Lưu Quốc Tế, tu sỹ trí thức tiến sỹ, cao học thì nhiều, đi xe hơi cũng nhiều (Ở Việt Nam ai mà có xe hơi thì thuộc hàng “đẳng cấp trên” rồi đó), báo cáo thành tích các khóa kỳ và cuối năm rực rỡ, ... nếu theo báo cáo về điều tra dân số năm nay, 2019, : người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% trong dân số Việt Nam với 96.208.984 người, vậy bao nhiêu thánh tựu trong sinh hoạt Phật sự toàn quốc hàng năm chẳng phải là “thành tích hão”, trên mặt giấy, báo cáo suông và đáng hổ thẹn tập thể lắm ư?


tt dong tri (2)tt dong tri (1)

 

Hãy nhìn thẳng vào sự thật, họ chấp nhận sự thật, hãy đánh giá đúng sự thật, cho dù đó là sự thật phũ phàng, Đối với tình trạng đáng buồn này, chúng ta cần nên có những chương trình hành động cụ thể thiết thực như sau:

1.                  GHPGVN với 63 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương nên thống kê cụ thể với số lượng  Tăng Ni: 53.941 vị, Tự Viện: 18.466 ngôi, vậy mỗi Tu sỹ và mỗi tự viện hãy thống kê danh sách Phật tử Quy Y với mình, mình hóa dộ được là bao nhiêu để rồi báo cáo về GHPGVN Trung Ương tổng kết số lượng Phật Tử toàn quốc xem có trùng khớp với kết quả điều tra dân số này không?

2.                  Khuyến khích người đi chùa quy y chính thức và cấp Chứng Điệp Quy Y, tất nhiên là sau khi họ hiểu Phật Giáo và tự nguyện tự giác Quy Y. Khuyến khích các gia đình Phật tử về địa phương Xã, Phường cập nhật điều chỉnh, đính chính lại trong các giấy tờ tùy thân, mục Tôn Giáo ghi : Phật Giáo, hoặc phương tiện báo mất giấy tờ và xin cấp phát lại, hoặc khi làm mới lần đầu, phần kê khai trong Giấy Khai Sanh, Sổ Hộ Khẩu và Chứng Minh Nhân Dân mục Tôn Giáo ghi rõ : Phật Giáo. Là người con Phật có Bi Trí Dũng, chúng ta bất chấp về hậu quả : không đạt được nhiều về Danh – Lợi,nếu như yếu tố hồ sơ lý lịch bi soi rọi và có dấu trừ quá nặng vì theo Tôn Giáo nào đó, mà không dám khai thật về Tôn Giáo của mình.

3.                  Giáo Hội phải có ngân sách và chủ trương, chương trình cụ thể để có những phái đoàn truyền giáo Phật Giáo đến với các dân tộc thiểu số. Việt nam có hơn 54 dân tộc, vậy ngoài dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, Phật Giáo tiếp cận được bao nhiêu dân số 53 dân tộc còn lại? Các tu sỹ cần dấn thân đến ăn ở, sống với họ, hiểu phong tục tập quán họ, học và nói tiếng nói của dân tộc họ để có thể cảm hóa và dìu dắt họ theo Phật Giáo.

4.                  Phát triển chất lượng, nội dung và chiều sâu song hành với số lượng, hình thức và mặt nổi : Chúng ta nhìn chùa to, Phật lớn,...chúng ta nghĩ rằng Phật Giáo đang phát triển. Vấn đề là : những hoạt động mặt nổi của GHPGVN vẫn chú trọng và diễn ra ở thành thị lớn, vì điều kiện kinh tế đầy đủ, quy tụ nhiều tu sỹ có khả năng và quần chúng khi khá lên về đời sống vật chất thì họ quan tâm đến đời sống tâm linh - tinh thần nhiều hơn, nhưng dân số tập trung đông nhất lại là : Thôn quê và cao nguyên, miền núi. “Thuốc đắng dã tật, sự thật mích lòng”, bất đắc dĩ lúc này tôi phải nói, chùa ở thôn quê và miền núi, tu sỹ chỉ lo theo kiểu truyền thống đi cúng kiếng tế lễ, coi bói quẻ, phong thủy, “thầy chùa là bùa của làng”,xong rồi về “Phương Trượng” của mình mà nghỉ ngơi cho khỏe. Thử hỏi toàn tỉnh có bao nhiêu đạo tràng tu học, số lượng thành viên tham dự mỗi tháng là bao nhiêu? Có trường hợp đạo tràng Phật tử đến tự tung kinh tu học xong rồi về, còn Thầy Trụ Trì lái xe đến chỗ “Thầy Bạn” nghỉ ngơi, chơi cho khỏe, cho qua cái ngày đó. Bản thân việc phương tiện tùy duyên nghi lễ, ứng phó đạo tràng của Phật Giáo không có gì sai, nhưng họ quá chú trọng cúng đám tế lễ và xem đó là công việc chủ yếu của người tu sỹ vì nó thực dụng, được “cúng dường ngay”, tạ lễ công đức, vậy “thu hoạch” khỏe hơn là tổ chức khóa tu – “Khổ và Lỗ”- dọn dẹp trước và sau Khóa Tu mà “thu hoạch” chả bao nhiêu.

5.                  Trong bảy điều cho Chánh Pháp không bị tổn giảm sau thoái, có 2 điều đáng lưu tâm :

-                        Tịnh tu phạm hạnh, không chạy theo hình thái của dục, thời lớn nhỏ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái.

-                       Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận mà Chánh pháp không bị suy thoái

(Nguồn : https://suttacentral.net/da2/vi/tue_sy)

Nhơn Vương Kinh Sớ nói: “Có giáo lý, có hành trì, có quả chứng gọi là chánh pháp’’

Tôi nói những điều này, mọi người nghĩ là tôi đang nói theo kiểu như ông Dương Ngọc Dũng mà nhiều đại diện Phật Giáo “làm rần rần” để “giải quyết ông ta triệt để”. nhưng thực ra “Sống trong chăn thì mới biết chăn có rận”,bất cứ đoàn thể, tổ chức nào xã hội nào cũng có người tốt người xấu, ngay cả Tăng Đoàn thời Đức Phật cũng vậy, vấn đề là nên có biện pháp để “tồi tà phụ chánh” như thế nào? Tôi sống và giao tiếp với hàng loạt tu sỹ và chùa chiền, chẳng lẽ tôi không hiểu được tâm tư, hoạt động chủ yếu của bao nhiêu tru sỹ và chùa chiền đó hay sao? “Con số không bao giờ biết nói dối”, thành quả của GHPGVN sau 38 năm, sau bao nhiêu cuộc triển lãm, Hội Thảo, lẵng hoa, chúc mừng,... bây giờ dân số theo Phật Giáo là 4,8% !?...

Ngài Đạt Lai Lạt Ma mất Tay Tạng nhưng lại ảnh hưởng trăm trăm triệu người trên thế giới ngưỡng mộ và học hỏi theo, các quốc gia mà chúng ta bảo là “Tiểu Thừa” như Tích Lan, Miến Điện, Cam Pu Chia, Thái Lan,...Phật Giáo hầu như là quốc giáo. Vị Tăng Thống của Miến Điện, vị Lạt Ma của Tây Tạng đến Việt Nam thì dân Việt Nam rần rần theo đảnh lễ, nương nhờ, học hỏi, vậy một vị lãnh đạo của Trung Ương GHPGVN đến một chùa nào đó, có được chừng 200 người Phật tử sau khi tan lễ vần còn chờ đợi để gặp Vị đó hay không?

Điều tôi đang nói là chất lượng, đạo hạnh của người tu sẽ ảnh hưởng vang xa, hữu xạ tự nhiên hương, nhất là đối với những tu sỹ có Thiền vị, chứng đạo quả, chứ không phải là kiểu chạy xô, biểu diễn ầm ĩ như nước lụt cuốn qua rồi rút hết, mà cần phải có kế sách sâu rộng, toàn diện, huy động được một phong trào lớn, có nhiều Tăng Ni, Phật Tử cùng vào cuộc và “mưa dầm thấm lâu”. Anh có thể viết  60 cuốn sách, anh có thể có 300.000 Fans hâm mộ trong cách trang mạng điện tử, nhưng thực sự họ có khao khát đọc sách của Anh không, hay là giở đến trang thứ 3 họ đành gấp lại? Anh có hơn 1000 băng đĩa giảng, nhiều bằng Tiến Sỹ chính thức và danh dự, nhưng có câu nào trong lời giảng của Anh trở thành châm ngôn sống cuộc đời họ không và cảm hóa họ thực sự, trở thành người tốt hơn hay không, hay tất cả chỉ là phong trào, là sự đánh bóng nhãn hiệu bản thân (PR), là sưu tập đồ chơi trong phòng triễn lãm và tất cả chỉ là mua vui cũng được một vài phút giây, của thời đại công nghệ 4.0, sự tràn ngập của truyền thông và quảng cáo.

Nếu Anh chưa thực sự vững chãi, thảnh thơi, Anh còn quá nhiều phiền não, Anh giải thích Phật Giáo lúc thì nói ngược, lúc thì nói xuôi theo phong trào, thậm chí nhiều giảng sư giảng trái ngược nhau gây xôn xao, hoang mang, mất niềm tin trong lòng Phật tử - không biết theo ai đây, vậy cái nào là đúng, Anh chưa có Thiền Vị, chưa thông tỏ, chưa có chất liệu an lạc giải thoát thì Anh chỉ là con sáo vẹt, nhai lại những lời dạy của Phật – Tổ một cách vô vị, sáo rỗng, không thiết thực và cóp nhặt châm ngôn đây đó với lợi khẩu để mưu cầu danh lợi bản thân.

Qua dịp này, mỗi vị tu sỹ và cư sỹ Việt Nam hãy ý thức sự tồn vong của Đạo Pháp, chỉ có “sư tử trùng thực sư tử nhục”,ngoại ma không làm gì được nếu tâm ma không khởi. Bây giờ Phật Giáo chiếm 4,8% dân số, chứ rồi không khéo khắc phục và tìm giải pháp để mai này Phật Giáo sẽ rớt xuống chiếm 0,48%, hoặc 0,1 % nữa thì sao? Chẳng lẽ con số 4,8% đó,con số thấp nhất kỷ lục tron suốt chiều dài hơn 2000 năm Phật Giáo hiện hữu tại Việt Nam, chưa đủ để báo động sự tồn vong của Phật Giáo tại Việt Nam? Có phải Anh đã qúa chủ quan và say sưa với “men chiến thắng” mà quên đi sự thụt lùi đáng kể của Phật Giáo Việt Nam? Nếu Phật Giáo chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số toàn quốc thì chính sách nhà nướcđối với Phật Giáo không được ưu tiên nhiều, tiếng nói của Phật Giáo đồ còn yếu ớt, chỉ là tiếng nói của con số nhỏ, chưa phải là mối quan tâm hàng đầu, phản ánh tâm tư nguyện vọng người dân Việt Nam.

 

Tôi viết những điều này phản ánh tất cả chỉ là sự thật khách quan, không cố ý tô hồng hay bôi đen tôn giáo hoặc đoàn thể, đảng phái, cá nhân nào. Đây là một hiện tượng xã hội cần phải nghiên cứu và cần có giải pháp một cách nghiêm túc, cụ thể và hiệu quả. Công lao truyền giáo của đức Phật, chư vị Tổ Sư không khéo đổ xuống sông, xuống biển hết. Hãy tha thiết với sứ mạng : “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” của người con Phật chúng ta. Tôi hy vọng trong báo cáo tổng kết cuối năm của các Ban Trị Sự tỉnh thành và Trung Ương GHPGVN cân nghiêm túc và có trách nhiệm với các con số của mình, chứ không phải chỉ là copy lại bản của năm ngoái, thêm vài sự kiện, đổi vài con số cho xong, đọc nghe cho kêu, sướng tai, cùng nhau vỗ tay hoan hô, bệnh khoe thành tích, thùng rỗng kêu to, trước mặt “bá quan thiên hạ”. “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, hãy nhấn mạnh nhiều về khuyết điểm, về những điều chưa làm được, những kiến nghị cụ thể, lên chương trình cho năm mới Canh Tý, 2020 . Phật Giáo thịnh rồi suy, suy rồi thịnh theo chu kỳ của nó, sau pháp nạn 1963, những thuận duyên cho Phật Giáo kể từ 2002 cho đến nay, hãy tận dụng tốt nhất những cơ hội để phát triển, chứ không phải biến thuận duyên thành nghịch duyên, quên đi việc “sinh tồn” mà chỉ lo lợi dưỡng để rồi Phật Giáo Việt Nam sẽ tụt dốc không phanh, đến lúc không còn cơ hội cứu vãn nữa!...

Mong lắm thay!....

Ngày 21/12/2019

Thích Đồng Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18111)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6179)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10489)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7926)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6401)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22746)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11249)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5940)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5341)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5353)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]