PHÁT KHỞI NHỮNG SUY NGHĨ VỀ
HIỆN TÌNH PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM
Thích Đồng Trí
Phật Giáo có mặt ở Việt Nam trên 2000 năm, gắn liền với vận mạng thăng trầm của dân tộc, suốt từ thời Hùng Vương, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung, Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến hôm nay. Câu tục ngữ : “đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, cứ mỗi làng, thôn có một cái miếu và một ngôi chùa và nhà thơ Hồ Dzếnh đã viết: “Trang sử Phật, Đồng thời trang sử Việt, Trải bao độ hưng suy, Tuy có nguy mà chẳng mất”. Đặc biệt qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,... Phật Giáo phát triển đến đỉnh cao và nhiều tu sỹ đã trở thành Quốc Sư cho Vua, cố vấn và hoạch định các chương trình phát triển nước nhà như Khuông Việt, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,...Tình hình Phật Giáo hiện nay tại Việt Nam thì sao? Các báo cáo tổng kết cuối năm từ Trung Ương đến địa phương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đều ghi những nét son : Phật Giáo đang phát triển, có nhiều thành tịch vượt bậc hơn các năm trước, có nhiều đóng góp khởi sắcvà ảnh hưởng rất lớn đến xã hội....Chúng ta cứ đinh ninh rằng Phật Giáo, với hơn 2000 năm hòa quyện trong mạch sống dân tộc Việt Nam như vậy, chắn chắn chiếm hơn 65 % dân số Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta bị “sốc” và giật mình khi nhìn kết quả chính thức từ con số thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ghi :
.... : “(7) Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.”
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19440
Vậy là thế nào, có gì sai sai ở đây? Kết quả điều tra dân số này không chính xác hay là Phật Giáo bị thụt lùi tại Việt Nam?Hay là do cả hai?
Tôi là người đã học các cấp Giáo Dục : cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đại học tại Việt Nam, có thời gian nhiều năm sống, làm việc tiếp xúc với nhiều thành phần người Việt, trải qua nhiều tỉnh thành khác nhau nên tôi hiểu vấn đề trên nằm ở những nguyên nhân sau đây:
- 1. Từ tư tưởng chủ đạo của thượng tầng kiến trúc xã hội ảnh hưởng đến xu hướng tôn giáo, ước mơ, phấn đấu đạt danh lợi và thành công của thế hệ trẻ :
Một thực tế là Đảng Cộng Sản đang lãnh đạo đất nước Việt Nam. Chúng ta hãy xem quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin và Đảng Cộng Sản về Tôn Giáo như thế nào :
“Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo. Theo đó, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Mặc dù có tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất.Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình
Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người”. Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ nào đó”(3). Lột tả bản chất của tôn giáo, ông cho rằng, “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”
V.I.Lênin cũng khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu”
Luận điểm trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo trên lập trường duy vật lịch sử. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.”
Theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, Vật chất theo định nghĩa của Vladimir Ilyich Lenin là cái có trước, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và là cái quyết định ý thức; là cái tác động lại vật chất; và nó có quan hệ biện chứng qua lại với nhau.
Về tiền đề khoa học và lý luận của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin: Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có ba phát minh quan trọng: Thuyết tiến hóa của Đácuyn; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp; Thuyết tế bào. Các phương pháp nhận thức khoa học như: quy nạp, phân tích, thực nghiệm, tổng hợp… đã thúc đẩy năng lực tư duy khoa học không ngừng phát triển.
Học thuyết tiến hóa của Darwin (tiếng Anh: Darwinism) là một học thuyết về tiến hóa sinh học được đề xướng chủ yếu bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (1809–1882), cùng một số nhà nghiên cứu khác (như Thomas Huxley). Theo học thuyết này, mọi loài sinh vật sinh ra không phải do Chúa, Trời hay Thần thánh, mà là xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. guồn gốc các loài (tiếng Anh: On the Origin of Species) của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng ưu thế thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn.Cuộc tranh luận về cuốn sách đã góp phần vào chiến dịch của T. H. Huxley và các thành viên khác của Hội X để thế tục hóa khoa học (tức là tập trung vào khoa học hơn là bàn luận triết học và tôn giáo) bằng cách cổ động chủ nghĩa tự nhiên. Ông chủ trương rằng : sinh vật từ đơn bào đến sinh vật đa bào, từ cá đến lưỡng thê, bò sát, chim, khỉ vượn, người.
Nhưng tất các học thuyết của Đác Uyn chỉ là Học Thuyết, giả thuyết, toàn là những dẫn chứng mù mờ không thuyết phục. Nếu như có một nhà khoa học nào, triết thuyết hoặc tôn giáo nào chứng minh rõ ràng nguồn gốc của động vật sinh ra từ đâu, tiến hóa thế nào,... thì đã dẹp bỏ hết các Tôn Giáo, Học Thuyết, Triết Học khác và “thống nhất giang hồ” quy về một mối rồi, chứ có đâu mà vẫn tồn tại nhiều tôn giáo, quan niệm, chủ trương triết học, học thuyết như ngày nay?
Sở dĩ tôi phải nói nhiều về các vấn đề này để làm gì? Cái chính là theo quan niệm chính thống của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin : chẳng có sự tồn tại của Thần Thánh nào cả, đó chỉ là sự hoang tưởng của đầu óc con người.Con người tiến hóa theo các quy luật tự nhiên và xã hội, từ thực vật đến động vật, từ cá đến chim, vượn người, chết là hết.
Nhưng vì trào lưu tiến hóa của nhân loại, đặc biệt là sau khi có : Bộ luật Nhân quyền quốc tế (tiếng Anh: International Bill of Human Rights) là tên gọi chung cho bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên Hiệp Quốc soạn bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (thông qua năm 1948)gồm có 55 điều, trong đó ghi rõ :
Điều 18: Ai cũng có quyềnự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tựdo thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡngqua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc vớingười khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 23:
1) Ai cũng có quyền được làm việc,được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng vàthuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
Theo trào lưu văn minh, tiến bộ của thế giới, Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ghi nhận :
Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Nói thì nói như vậy, nhưng ở xã hội Việt Nam hiện nay, muốn thăng quan tiến chức cao thì người ấy cần vào Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chỉ Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bạn hãy xem cơ cấu lãnh đạo từ cấp Xã đến cấp Trung Ương, những chức vụ quan trọng ai mà chẳng vào Đảng Cộng Sản? Ngay cả việc làm Giám Đốc, Thủ Trưởng các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, tổ chức Quốc Doanh cũng vậy (phải là Đảng viên) mà Đảng thì chủ trương là vô thần. Tất cả bạn học ưu tú các cấp phổ thông của tôinăm nào, bây giờ thành đạt : kỷ sư, bác sỹ, giám đốc,... đều là Đảng viên.
Khi mới về nước năm 2013, tôi có tâm nguyện mang kiến thức truyền trao cho thế hệ sinh viên trẻ, tôi liên hệ đến một Đại Học Công Lập.Vị quản lý đào tạo và nhân sự Trường Đại Học này đã gặp tôi, cùng với Trưởng Khoa Tôn Giáo Học hơn 3 lần và đề nghị tôi không nên mặc áo thầy tu đứng lớp mà nên mặc “đồ đời”, nghĩa là đồ tây, sơ mi, thất cà vạt ( kiểu như vậy).
Nếu Anh có vai trò khá lớn ở Việt Nam, chẳng hạn chủ tịch Huyện trở lên, hoặc là Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc, Phòng Nội Vụ,... chắc chắn trong Chứng Minh Nhân Dân của Anh nên ghi Tôn Giáo : Không – chẳng lẽ Anh ghi : Tôn Giáo : Phật Giáo, vậy ngại rằng trong công tác, Anh thiên vị cho Phật Giáo thì sao? Anh không có tôn giáo thìAnh sẽ đối xử công bằng với các tôn giáo.
- 2. Trong hoàn cảnh như vậy, Bạn thử nghĩ có bao nhiêu gia đình, cha mẹ khi hướng dẫn con em mình đi làm Chứng Minh Nhân Dân lại ghi Tôn Giáo : Phật Giáo hoặc Thiên Chúa Giáo,... trừ phi là những người quá tha thiết với Tôn Giáo của mình mà bất chấp hậu quả, con đường công danh và lợi lộccủa con cháu mình sau này ra sao?
Chẳng hạn ở Hoa Kỳ và Ấn Độ, ... Hiến pháp nước nào mà chẳng ghi : mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi....Vậy thực tế : Còn hiện tượng giai cấp ở Ấn Độ không? – Còn! Có phân biệt giữa dân da trắng với dân da đen và dân nhập cư vào Hoa Kỳ không? Có! Đất nước Ấn Độ, hàng lãnh đạo quốc gia hầu hết theo Bà La Môn Giáo và chiếm số đông trong Quốc Hộivì Đạo này cho phép tồn tạigiai cấp, sự hưởng thụ và thống trị của họ, họ không ưu tiên về Phật Giáo, như sự nỗ lực của Tiến sĩ Bimrao Ramji Ambedkar. Tất cả những việc họ làm ra vẻ tôn trọng Phật Giáo chỉ là màu mè kiểu cọđể phô trương, thúc đầy thu nhập kinh tế từ ngành du lịch tâm linh và nhận trợ cấp từ các nước Phật Giáo,... vậy làm sao Phật Giáo hồi sinh tại Ấn Độ?
Nhưng điều tra dân số toàn quốc thì căn cứ vào khai sinh, căn cứ vào Chứng Minh Nhân Dân lời khai về mục Tôn Giáo, thế cho nên, kết quả thống kê nêu như trên không có gì là lạ - âu đó là điều tất nhiên.
Nghiêm túc xem xét lại việc thống kê dân số và tôn giáo này : Thực tế hiện nay ở Việt Nam Chùa to, Trường lớp Phật Học, Hội Thảo và Giao Lưu Quốc Tế, tu sỹ trí thức tiến sỹ, cao học thì nhiều, đi xe hơi cũng nhiều (Ở Việt Nam ai mà có xe hơi thì thuộc hàng “đẳng cấp trên” rồi đó), báo cáo thành tích các khóa kỳ và cuối năm rực rỡ, ... nếu theo báo cáo về điều tra dân số năm nay, 2019, : người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% trong dân số Việt Nam với 96.208.984 người, vậy bao nhiêu thánh tựu trong sinh hoạt Phật sự toàn quốc hàng năm chẳng phải là “thành tích hão”, trên mặt giấy, báo cáo suông và đáng hổ thẹn tập thể lắm ư?
Hãy nhìn thẳng vào sự thật, họ chấp nhận sự thật, hãy đánh giá đúng sự thật, cho dù đó là sự thật phũ phàng, Đối với tình trạng đáng buồn này, chúng ta cần nên có những chương trình hành động cụ thể thiết thực như sau: