Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới

17/03/201816:00(Xem: 6072)
Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới

Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil, Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 22/3 hằng năm là ngày Nước thế giới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 22/3/1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên và từ đó đến nay ngày này được tổ chức thường niên.

Logo của Ngày Nước Thế Giới

image1.jpeg
 

Có khoảng 650 triệu người, tức 10% dân số toàn cầu không có nước sạch để dùng, điều này khiến họ luôn bị đe dọa bởi bệnh truyền nhiễm và nguy cơ tử vong sớm.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, khiến 900 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày trên khắp thế giới. 

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh truyền nhiễm do tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ sinh khiến một trẻ sơ sinh tử vong mỗi phút.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 1.

Người dân tập trung lấy nước quanh miệng giếng khổng lồ ở làng Natwarghad thuộc bang Gujarat, phía tây Ấn Độ.

Chủ đề của ngày Nước Thế giới năm 2017 là "Nước thải" cùng với chiến dịch "Tại sao là nước thải?" nhằm kêu gọi cộng đồng tiết kiệm nước và tái sử dụng nước thải. Theo Liên Hợp quốc, trên toàn cầu, hơn 80% nước thải từ các hộ gia đình, các thành phố, công nghiệp và nông nghiệp trên thế giới xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý và không được tái sử dụng. Theo thống kê, hiện có 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Điều đó cũng khiến cho 842.000 người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các căn bệnh này.

image1.jpeg

Hiện tại, hầu hết các thành phố ở các quốc gia đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng và tài nguyên để giải quyết vấn đề nước thải một cách hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, nếu nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên nước, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý và bền vững.

image1.jpeg

Để đánh dấu ngày nước thế giới năm 2017, IBTimes Anh đã đăng tải lại những hình ảnh mang thông điệp mạnh mẽ để nhắc nhở chúng ta rằng cứ 10 người lại có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn. Nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn, là nền tảng cho đời sống con người. Vì thế, hãy sử dụng nguồn nước một cách có trách nhiệm, đừng lãng phí nó.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 2.

Một người phụ nữ dẫn đàn lừa của mình thồ đầy can nước băng qua xác của các con vật bị chết do hạn hán nghiêm trọng ở làng Baligubadle gần Hargeisa, Somaliland.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 5.

Người dân ở khu ổ chuột lấy nước uống từ máy bơm tay bị ngập sau cơn mưa lớn ở thành phố Allahabad phía bắc Ấn Độ.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 6.

Một cái giếng gần như trống rỗng ở Bhaktapur, Nepal.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 8.

Xác của một con cá sấu nằm chết khô dưới lòng sông Pilcomayo trong Boqueron, Paraguay không còn một chút nước.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 10.

Một cậu bé uống nước từ một đường ống trong thị trấn bị bao vây bởi quân phiến loạn của Douma, phía đông Damascus, Sỷia.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 12.

Những người di cư Bangladesh và Rohingya tích nước mưa tại một nơi trú ẩn tạm thời ở Myanmar.

Ngày Nước thế giới, nhìn lại những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới - Ảnh 14.

Một người dân đi qua ao nước cạn kiệt vì hạn hán ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

 

image2.jpeg



Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Ở một số nơi trên thế giới, nước sạch khan hiếm đến mức trẻ em và người nghèo phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm và nước bùn bẩn.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Người dân tập trung lấy nước quanh miệng giếng khổng lồ ở làng Natwarghad thuộc bang Gujarat, phía tây Ấn Độ.

Theo International Business Times, khoảng 650 triệu người, tức 10% dân số thế giới, không có điều kiện sử dụng nước sạch và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như chết trẻ cao.

Nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, khiến 900 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày trên khắp thế giới, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bệnh truyền nhiễm do tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ sinh khiến một trẻ sơ sinh tử vong mỗi phút. 

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Người dân ở khu ổ chuột lấy nước uống từ máy bơm tay bị ngập sau cơn mưa lớn ở thành phố Allahabad phía bắc Ấn Độ.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Một bé gái lấy nước uống từ sông Dala ở ngoại thành Yangon, Myanmar.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Bé trai tắm ven đường bằng xô nước ở thành phố Chennai, Ấn Độ.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Cậu bé uống nước đục ngầu chảy từ ao nhỏ tại làng Bule Duba ở Ethiopia.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Nữ công nhân ngoại tỉnh lấy nước uống và nấu ăn từ vòi nước công cộng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Những bức hình ám ảnh về thực trạng khan hiếm nước

Người đàn ông gánh nước bên bờ sông Hằng ở Allahabad, Ấn Độ.



blank

Trẻ em đang lấy nước từ vũng nước tù ở Mwea,Kenya

 



blank

Người ta lấy nước từ ao bùn ở San Marcos Tlacoyalco, Mexico


blank

 
Một cư dân ở khu ổ chuột đang coi chừng đoàn tàu đang đên khi cô thu thập nước uống từ một vũng nước giữa các tuyến đường sắt ở Mumbai





blank
 
Một thùng chứa nhựa với một tấm kim loại được đặt trên mái nhà để thu thập nước mưatrong khu ổ chuột Petare ở Caracas, Venezuela



blank


Mọi người lấy nước còn xót lại dọc theo một con sông khô cạn ở vùng Shabelle ở Somali



blank


Một cậu bé gom nước từ một cái giếng cạn dọc theo con sông Shabelle khô cạn ở Somalia


blank

Phụ nữ đang tranh giành khi họ lấy nước uống từ một chiếc tàu cứu tế vào một ngày mùa hè nóng ở ngoại ô Ahmedabad, Ấn Độ


blank

Xác chết của một con cá xấu nằm trên bờ sông hạn hán Pilcomayo ở Boqueron, Paraguay



blank

Một cậu bé tắm bên lề đường ở thành phố Chennai miền nam Ấn Độ



blank

Một phụ nữ mang hộp để đựng nước từ một vòi nước cộng đồng tại thủ đô Sanaa của Yemen



blank

Một cậu bé uống nước có màu từ một hố nước trong làng Bule Duba, gần rìa các vùng Oroma và Somali của Ethiopia


blank


Trẻ em tắm trong nước thải tại một khu ổ chuột ở Jakarta, Indonesia


blank

Phụ nữ đang chắt nước từ một vũng nước nhỏ của sông Siang tại làng Berasapori
Cách Guwahati 560 km, thủ phủ của bang Assam thuộc đông bắc Ấn Độ

blank

Bàn Tay của em bé 1 tuổi Alassa Galisou bị suy dinh dưỡng đang đặt lên môi người mẹ Fatou Ousseini tại một khu cấp cứu khẩn cấp ở thị trấn Tahoua ở tây bắc Niger. Một trong những hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử phá huỷ phần lớn mùa màng, khiến khoảng 3.6 triệu người thiếu lương thực, nước sạch trong đó có hàng chục ngàn trẻ em bị chết đói, chết khát.

Phương Hoa (Ảnh: Reuters)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2024(Xem: 2334)
“Thật-giả” nghe có vẻ như lẫn lộn và khó phân biệt nhưng không phải vậy, nó chỉ khó phân biệt khi chúng ta chỉ mới nhìn thoáng qua mà chưa có thời gian tiếp cận và thử thách, một khi đã có dấu chân của thời gian cùng với sự nhìn nhận từ vô số con người thì thật giả đều sẽ bị phơi bày, dù là sự ngụy trang tinh xảo nhất, thế nên người chân tu sẽ không bao giờ phải sợ hãi trước bất kỳ điều gì, họ sẽ luôn bình thản đón nhận mọi sóng gió, thị phi, bởi họ có tâm bồ đề kiên cố, có như vậy họ mới là thạch trụ minh sư soi sáng cho tầng tầng lớp lớp phật tử đi theo. Ngược lại, người chưa có tâm tu hành thật sự sẽ dễ dàng bị chao đảo trước những làn sóng thị phi, họ sẽ cất công tìm mọi cách che chắn cho mình rồi từ đó lại có những hành động nhất thời làm mất đi hình ảnh, mất đi sự uy nghiêm, vững chãi.
08/03/2024(Xem: 2475)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
23/02/2024(Xem: 1217)
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
25/07/2023(Xem: 2293)
Trong số những lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn, qua diễn văn dài trên đài phát thanh truyền hình Nga chiều tối ngày 21 tháng 2 năm 2022 để chuẩn bị và biện minh cho cuộc tấn công vào Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngoài những lý do chính trị và quân sự, còn có lý do tôn giáo, gọi là để “bênh vực Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine bị chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy áp bức”.
14/04/2023(Xem: 4722)
Xưa nay ngoài chư Tăng đắp y vàng, tín đồ phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti.Người Tàu có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, cũng thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa tại miền Bắc Trung Việt.
25/02/2023(Xem: 1983)
Giá trị của một Tôn giáo, không chỉ nhìn vào số lượng tín đồ, nhìn vào cơ cấu tổ chức hay vào mức độ phát triển,thậm chí thời gian tồn tại. Mỗi Tôn giáo có một quy luật, một giáo chế để củng cố tổ chức; giới luật dành cho tu sĩ càng khắc khe,thì thân hành càng hiển lộ uy đức, phước tướng càng phát sanh.
03/11/2021(Xem: 4425)
Đoạn tuyệt với Facebook để vun xới tình người Facebook do Mark Zuckerberg sáng lập năm 2004 khi đang theo học năm thứ hai Đại học Harvard. Zuckerberg ra mắt Công ty Facebook năm 2012 ở vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành và trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới được nằm trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu. Facebook hiện có 2.7 tỷ người tham gia. The Forbes xếp Mark Zuckerberg hạng 5 trong tốp 10 tỉ phú hàng đầu với tổng số tài sản lên tới 97 tỷ USD.
16/06/2021(Xem: 18846)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
26/04/2021(Xem: 5035)
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
16/04/2021(Xem: 5986)
Từ chuyện bộ phận có trách nhiệm, một vài địa phương đưa ra yêu cầu những ai muốn khai tôn giáo là Phật giáo trong thủ tục Căn Cước Công Dân (CCCD), phải có giấy chứng nhận là tín đồ mới được chấp nhận. Đây là một chuyện lạ gây ra nhiều thắc mắc trong giới Phật tử, vì từ trước đến nay chưa thấy xảy ra. Ngay cả trong thời gian còn nhiều lo toan, từng bước ổn định và hoàn thiện bộ máy hành chính và quản lý nội chính sau năm 1975, điều này vẫn chưa xảy ra. Nếu ai đến khai vào mục tôn giáo là không tôn giáo hay có tôn giáo là Phật giáo, thì bộ phận chuyên trách vẫn ghi vào theo lời khai ấy. Thí dụ người viết bài này làm thủ tục xin cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) tại Sở Công An TP.HCM (ảnh 1-xem biên nhận), ngày 16/05/1978, tôi vẫn ghi rõ ràng tôn giáo là Phật giáo mà không ai làm khó dễ gì. Thời gian sau đó sau một vài lần cấp mới, gần nhất là ngày 26/03/2011 làm lại, tôi vẫn ghi Tôn giáo Phật đàng hoàng (ảnh) mà vẫn không thấy có một cản ngại nào. Đó mới là chuyện bình thường (ảnh 2-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]