Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mơ một lời chúc: Ngày báo chí Phật Giáo Việt Nam

21/06/201513:54(Xem: 5537)
Mơ một lời chúc: Ngày báo chí Phật Giáo Việt Nam
lotus_5 


 Nhân kỷ niệm 90 năm ngày  báo chí Việt Nam
 
      MƠ MỘT LỜI CHÚC :
       “Ngày báo chí Phật Giáo Việt Nam

 

         

          Nhiều năm qua, nhân kỷ niệm ngày báo chí VN, cũng như nhiều người khác, cá nhân tôi  cũng nhận được không ít lần  lời chúc mừng  nổng thắm, qua đó mới chợt nhận ra mình đã và đang  hoạt động trong lãnh vực báo chí. Nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là báo chí Phật giáo Việt Nam (PGVN).

 

          Trong dòng chảy chung của lịch sử báo chí dân tộc, việc nhận được những lời chúc đó  âu cũng là điều bình thường, có khác chăng là mình đang ở lãnh vực báo chí PG .

 

           Đó là lý do tại sao lại phải mơ những lời chúc “ngày báo chí PGVN”? Mơ cũng có nghĩa là không thực có-chưa có, nhưng  vấn đề trước nhất cần thấu triệt ở đây là đó không phải là một đòi hỏi một thế cân xứng mà là  xây dựng  một  nền móng truyền thống vững chắc cho  ngành báo chí PGVN, để từ đó lý tưởng phụng sự được  kế thừa căn bản, và tất nhiên bổ sung vào những trang sử vàng  lóng lánh  của hai ngàn năm PGVN đồng hành cùng dân tộc. Một niềm tự hào chính đáng  và tròn vẹn.

 

            Nếu xưa kia, cụ Hồ Chí Minh  xây dựng nền tảng báo chí cách mạng VN bằng tờ báo Thanh Niên  (ngày 21/6/1925), làm phương tiện  quan trọng bổ sung  cho  chiến lược  đấu tranh  giài phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ  thực dân , giành lại  nền độc lập tự chủ cho nứớc nhà; thì chưa đầy bốn năm sau đó, ngày 31/8/1929) Hòa Thượng Khánh Hòa ( 1877 – 1947) cũng đã cho ra đời tờ báo Phật giáo đầu tiên mang tên Pháp Âm do chính Hỏa thượng làm chủ nhiệm. Vai trò của tờ báo lịch sử này không chỉ chuyên chở đạo lý  nhà Phật mà quan trọng hơn là gióng lên tiếng nói, cảnh báo với  nhiều thế lực đen tối, đã và đang tứng  ngày, âm mưu muốn biến PGVN thành  trò hề bên dưới gót giày xâm lược. Do đó báo Pháp Âm cũng chính là tiếng nói đanh thép mở đầu của phong trào chấn hưng Phật giáo mạnh mẽ.

 

 Như chúng ta đều biết, thới đó, PGVN  chung cùng số phận  hẩm hiu với dân tộc, chìm sâu vào  đêm dài mờ mịt. Hướng  bước  tới của hai ngàn năm tồn tại , chia ngọt xẻ bùi cùng dân tộc khổ đau này những tưởng  sẽ bị bịt lối hoàn toàn. Ngay chính vị giáo chủa của mình má còn bị  chưởi là “Tên Thích Ca da đen” và còn đe dọa sẽ Quật đổ hắn xuống! thì những tăng ni xuất gia  cũng bị coi là hàng thấp kém không hơn, có chăng là những ông thầy chùa làng  dốt nát, đậu hậu, “dưa muối nâu sòng”, “sớm mõ chiều kinh” (sic) Ít ra  thực dân và tai sai đã thành công  trong bước đỗ sập PGVN ban đầu ấy.

 

               May mà có chư tôn đức tài ba khắp ba miền đất nước, đáp lời kêu gọi, nhận lãnh trách nhiệm  với tiền nhân, đứng ra dấy động phong trào chấn hưng Phật giáo, làm nmgơ ngác các thế lực u minh. Từ đó về sau từng bước gìanh lại vị thê trong lòng dân tộc một cách đường hoàng, nhất là khi  đất nước hoàn toàn sạch bóng  xâm lược.

 

               Vậy có xứng đáng không khi PGVN có được ngày báo chí của riêng mình, lấy điểm mốc từ  sự ra đời của   báo Pháp Âm ? Vấn đề không khó và nếu khi chúng ta  cập nhật đuợc các   phương tiện truyền thông, báo chí PGVN hiện tại thì nguyện vọng ấy  hoàn toàn rất chánh đáng.

 

                Kể từ Báo Pháp Âm ấy đến nay, nếu tính bằng độ tuổi thọ trung bình của người VN (70 – 80) thì đã quá một đời người rồi. Chỉ tại bởi  thì là căn bệnh ai chẵng chịu ai, nên lịch sử và truyền thống ấy (và nhiều mặt khác nữa của PGVN mình) bị chia cắt tan tành,  vỡ vụn vuông tròn  và cả méo mó.

 

                 PGVN chúng ta chưa có một đài truyền hình hay phát thanh  mang tên chính thức Phật Giáo và chuyên chở đúng chức năng, khả năng chuyên môn của mình. Để qua đó, hàng ngày, cung cấp cho  đối tượng xem-nghe những thông tin lịch sử để tự nhắc nhở mình thêm cố gằng trong tu học và phụng sự chánh pháp. Ít nhất đó cũng phải là chuyên mục “Ngày này năm ấy”, không tốn quá` nhiếu thời lượng. Với báo viết thì cũng chẵng chiếm diện tích lá bao. Thí dụ như “ Hôm nay ngày 31/8/1929, báo Pháp Âm do Hòa Thượng Khánh Hòa làm chủ nhiệm đã ra đời”…

 

                Chỉ một  vài con số ghi ngày tháng âm lịch trên báo chí PG chúng ta mà cũng không  giữ nỗi nói chi đến chuyện  giữ gìn truyền thống lịch sử. Nagỳ tháng âm lịch  chúng ta sử dụng trước hết  vì nó gắn liền thiêt thân với hầu hết các ngày lễ trọng đại của Phật giáo VN và các ngày sóc vọng  hằng tháng. Chưa kể đến các ngày  kỷ niệm  những anh hùng dân tộc  hoặc các  lễ hội  lớn nhỏ cũng đều  tính dựa váo  ngày tháng âm lịch. Chúng ta giữ gìn ngày tháng âm lịch vì những lý do đó. Hơn thế nữa còn là để tôn trọng  Quốc Tổ  Hùng Vương, các bậc tiền nhân. Kể từ khi Nhà nước chính thức công nhận Giỗ Tổ Hùng Vương là quốc lễ (được quy định bằng sửa đổi, bổ sung điều 73 bộ luật lao động ngày 1/7/20107, cho CNMV nghỉ ăn lương theo chính sách) thì hầu hết các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ SGGP (và các trang wesdite).v..v.. đều in trang trọng lên trang nhất  ngày tháng âm lịch đường hoàng. Điều này, duy nhất chỉ mỗi một Đài Tiếng Nói ND T P HCM tôi luôn tỏ lòng trân trọng vá hết lời ca ngợi vì  nhiều chục năm qua, đài này luôn giữ gìn trong các bản tin  5,30  mỗi buổi sáng không ngừng nghỉ.

 

                 Tương tự,  không hiểu sao đài truyền hình An Viên, nơi có bản tin An Viên liên quan ít nhiều đến  Phật giáo, kể từ sau tháng 6/2014 đến nay không còn đọc  ngày thang âm lich trong mỗi bàn tin nữa, thật đáng tiếc! Người ngoại giáo họ rất thích điều này BỞI BẢN CHẤT  HỌ XƯA NAY  ĐÂU CÓ GÌ GẮN LIềN VỚI DÂN TỘC, THẬM CHÍ LUÔN MIỆT THỊ CÁI GÌ CỦA DÂN TỘC CŨNG ĐỀU LẠC HẬU, KÉM VĂN MINH!

 

                   Hãy xem lại các báo chí PG hiện hành, những wedsite PG cũng thế. Tiện thể, hãy  tìm trên mạng không ít tài liệu về ngày tháng âm lịch của nước ta hiện hàng có phài  lạc hậu không. Nhà nước vẫn tiếp tục cho sử dụng  âm lịch có phải sai trái gì không.

 

                   Như vậy báo chí PGVN chưa làm tròn chức năng của mình  mà còn tiếp tay làm nhẹ đi yếu tố dân tộc, thậm chí   ngày tháng quan trọng của chính mình nữa thì đáng buồn thay! Cái ngày “Báo Chí PGVN” vì thế  sẽ còn xa tít, ngày càng xa vời lắm.

 

                   Bài viết này nhân kỷ niệm 90 năm ngày báo chí cách mạng Việt nam (21/6/1925), vì thế tác giả sẽ khiên cưỡng khi  phải nhân đây chúc  mừng  nhân ngày báo chí PGVN (31/8/1029) sắp tới. nếu được công nhận. Bằng ngược lại  xin được cúi mình nhận  lỗi!

                   

                    

 

                                                                                        DƯƠNG NHƯ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 9354)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 7548)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 6174)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4901)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 4190)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 8041)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 4155)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 11652)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 4524)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 5478)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]