Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối phó và lắng nghe

28/03/201407:19(Xem: 6104)
Đối phó và lắng nghe

Trong dòng chảy thời cuộc, con người ta luôn bị đặt trong tư thế ứng phó. Sự ứng phó đó có lúc là để thích nghi, có khi là giải pháp tình thế và thậm chí là để khẳng định thế đối lập. Thật khó tưởng tượng trước kết quả của các hiện tượng này và không thể khẳng định được việc nào đúng việc nào sai hay việc nào đi chệch đường, bởi vì tất cả đều có ẩn sâu trong đó một chủ đích.

Trong dòng chảy khắc nghiệt đó, các tổ chức chính trị, xã hội v.v… bị cuốn hút vào đó để mong tìm ra hướng đi gọi là mới cho mình, cho tổ chức, tập thể mình mà thực chất đó cũng chỉ là động thái tùy thuận. Riêng về khía cạnh kinh tế, sự nhạy bén và thích ứng triệt để luôn được chọn làm tư thế tiên phong, luôn dành cho mình sự chủ đông mạnh mẽ để sống còn mà …kinh doanh! Vì thế người ta cho rằng sự thích ứngcủa khía cạnh kinh tế không phải là mệnh đề đại diện, nói thay các mặt hoạt động khác, và không thể là tiêu biểu của cách sống và lối sống của đạo đức con người.

Về mặt đạo đức, xã hội. Không nói chúng ta cũng dễ dàng nhận ra ngay câu trả lời là nó luôn đi ngược lại tất cả những cái mớicái thích ứng đó. Vì nó là hình thể và là bản chất sống của con người lẫn vạn vật. Nó đi trước tất cả, sớm có mặt ngay từ thuở hoang sơ của sự sống, khi con người biết vận dụng tư duy trong cách sống quần thể.

Như vậyứng phóthích nghicủa hai mặt đã có những cách biệt tự nhiên đó. Nhưng dường như về sau này, trong nhiều lãnh vực, người ta quên hẳn điều này, dồn chung tất cả vào một khái niệm để hành động là thích nghiứng phó. Từ đây biến nó thành căn bệnh trầm kha, triền miên trong cõi người ta. Thật sai lầm biết bao, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy. Xung đột, chia rẽ nhận thức cũng từ đó manh nha, cộng hưởng và cùng tồn tại.

Từ trong khái niệm của con người, thử nói qua cái gọi là chân lý(lý thuyết đạo lý chân chính, để đối phó với lý thuyết sai trái) hay chánh đạo (con đường của lý thuyết chân chính để đói phó với tà đạo). Như vậy đã là chân lý, chánh đạothì không có chuyện sửa sai hay đổi mới cho phù hợp. Sửa sai hay đổi mới trong trường hợp này đích thị là ứng phócho… thích nghi! Nếu như vậy phải gọi là đa lý-tạp lý (chứ không là chân lý) và cong đạo(chứ không là chính đạo). Điều này khiến chúng ta nhớ đến câu nói bất hủ của nhà vật lý lừng danh Albert Einstein (1879 – 1955), trong đó có đoạn “…Tôn giáo của tương lai phải là thứ tôn giáo của khoa học vũ trụ. Tôn giáo đó không cần sửa đổi hay đổi mới cho phù hợp với khoa học và cuộc sống thời đại…Tôn giáo đó chỉ có thể là Phật giáo mà thôi…”Nhà vật lý lừng danh này đã cho thời đại chúng ta thấy được sự thật từ lời nói đó với rất nhiều sửa saiđổi mớicủa nhiều học thuyết, nhiều tôn giáo mà cách đây không lâu họ còn cho là tà đạo, không ngần ngại xử chết bất cứ ai nếu dám nói ngược lại sự hoang tưởng, để bảo vệ hình tượng họ đang tôn thờ.

Đó cũng làbài học ngàn vànghiện hữu có lẽ nào không giúp chúng ta thêm sáng mắt tỏ lòng để nhìn về một hướng mà từ hơn hai ngàn năm trăm năm qua đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra, cho đến tận thời đại ngày nay con đường ấy ngày càng thêm thênh thang rộng mở, chưa hoen rỉ một giọt máu nào trên con đường chúng ta đi theo Ngài và chưa một lần phải làm một động tác sửa sai hay đổi mớinào?

Vì sao? Vì chư Tổ Sư ngàn xưa, chư Tôn Đức tài ba, trong các biến động xã hội hay thậm chí nguy hại đến bản thân mình, các Ngài vì đã nhận thức rõ chân lý vô thường Như Thịmà điềm tỉnh dung nạp, dù đó là nghịch duyên khốc liệt. các Ngài không đối phó mà chỉ ứng phó một cách hiền từ. Nhờ vậy đức thêm dầy, hạnh thêm cao, tự thân “đánh đổ” được dòng chảy đa sắc màu của cuộc sống với nụ cười vô cùng an lạc. Đây chính là nền tảng đạo lý muôn đời noi theo để gầy dựng một xã hội an lành, hạnh phúc, như phần đầu trên người viết có đề cập đến. Nó không bị tác động của thời cuộc bào mòn, không bị nghịch duyên làm méo mó hình ảnh chân lý Phật Đà.

Ngày nay, Phật giáo hòa nhập vào xã hội bằng hình thức tổ chức Giáo Hội, Hội đoàn v.v… một phần nào đó tự thân nó nói lên tiến trình làm bạn với tha nhân, sẵn sàng chấp nhận những va đập trần thế, dù chịu mất dần đôi chút tư thế tự tại vốn có của Phật gia. Biết hòa nhập cũng tức là biết chấp nhận đúng saicủa trần thế. Từ đây chúng ta phải trang bị cho mình một tinh thần cầu thị, biết lắng nghe để từng bước hoàn thiện tinh thần hòa nhập. Trên tinh thần này, không nên dùng hình ảnh đức Thế Tôn khi xưa so sánh với tổ chức mình, dù đang trong trạng thái tiêu cực hay tích cực, e quá đáng và rất nghịch lý. Ngay như trong những biến động thời cuộc, con người và hoàn cảnh thời Phật còn tại thế hoàn toàn chưa đúng như suy diễn của những tư duy áp đặt hiện nay. Đó là chưa nói đến các quốc gia có tinh thần Phật giáo khác trên toàn thế giới, nếu tất cả đều dành phần hình ảnh đức Phật so sánh cho riêng quốc độ mình với nhiều ẩn dụ, màu sắc, kèm theo nhiều lý lẻ khác…thì sẽ ra sao? Đó chắc chắn sẽ là một hình ảnh đức Phật bị dị dạng không hơn. Tội lắm!

Mấy ngày nay, lang thang trên net, đọc nhiều thông tin thú vị với nhiều cuộc Đại hội PG khắp các tỉnh thành. Nhưng đáng buồn thay, chỉ đếm được trên đầu ngón tay một vài bài viết hết sức chân tình, muốn gởi gấm thiện ý mình cho tổ chức Giáo hội mà mình tin tưởng. Rất bái phục. Nhưng có lẽ buồn hơn thế nữa là có những comments, có cả bài viết công kích lại những thiện chí đó bằng những lối sát hạch từ chương, rất tiểu tiết. Có người có hẳn một website hay blog cá nhân hẳn hoi và dùng tên thật hoặc pháp danh. Người viết những comments thiếu thiện cảm này lại chỉ là những nickname bay bổng, tỏ rõ dấu hiệu thiếu chân thật. Tất nhiên, không có quy định nào trong việc dùng nickname vô thưởng vô phạt nhưng với trường hợp này thì rất đối lập. Tính chân thật bao giờ cũng vẫn luôn được trân trọng.

Như vậy chẳng khác nào chúng ta tự lâm vào mê trận, luôn luôn cảnh giác và đối phó. Sẽ rất khó khăn nếu như muốn người khác đồng thuận mà thiếu tính chân thật và tư tưởng luôn dao động, đối phó như vậy.

Biết nghe lời trái ý mình (Nói theo nhà thơ trào phúng Tô Liên Bửu là Dám Nghe Lời Trái ý Mình)là một điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Đôi khi đó còn là vướng mắc của quyền lợi, danh vọng, Có tổ chức tức có chức vị, có chức vị tức đã là danh lợi, nên rất khó tránh khỏi bị vướng mắc. Các ý kiến khác, dẫu có thiện chí xuất phát từ đây cũng mất đi phần nào giá trị.

Chúng ta thật diễm phúc biết bao khi đã có một nền tảng đạo lý bất di dịch tuyệt vời đến là vậy làm chỗ tựa nương vững chắc. Còn lại chỉ là công hạnh tu tập, nỗ lực vươn lên của mỗi cá thể chúng ta mà thôi. Niềm tự hào to lớn này luôn là hành trang tiến bước của nhiều thế hệ Phật tử chúng tôi, nhưng nó cũng khác rất xa những điều bất di bất dịchcủa một tổ chức Giáo Hội mà việc đổi mới nhiều mặt hãy vẫn còn là điều rất xa lạ.

Khi người viết trách móc mấy vị đạo hữu phụ trách vài website Phật giáo rằng sao cả tuần nay không có bài nào mới thì được trả lời rằng:Anh ơi, Giáo Hội ba mươi năm kia mà còn y nguyên, không có gì mới, thì trách chi website chúng em chỉ mới có hai, ba năm nay thôi.

Nhập thế thì phải tùy thuận những hình thái trần thế để tồn tại mà hóa đạo. Đó là bước đầu tiên rất quan trọng. Đối phó không thể là chiến lược khôn ngoan của hậu duệ Tổ Sư ngàn đời đến nay vẫn còn lưu danh hậu thế.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9593)
Hôm rời Nữu Ước về Stpokholm, tôi gặp một nữ bác sĩ người Hoa Kỳ cùng đi một chuyến máy bay. Bà hỏi tôi rất nhiều chuyện về Việt Nam. Bà rất tán thán quan điểm của những cuộc vận động chầm dứt chiến tranh tại Việt Nam nhưng bà cực lực phản đối việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức.
08/04/2013(Xem: 10727)
Trước nay trong giới nghiên cứu Phật học Việt Nam dường như chưa có một công trình hay một tác phẩm nào mang tựa đề nghiên cứu... Cho nên có thể nói : Tác phẩm Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên của Hạnh Bình được Nhà Xuất bản Tôn Giáo ấn hành vào qúy I năm 2006 (sau đây sẽ viết tắt là Nghiên cứu) ...
08/04/2013(Xem: 14083)
Khảo luận về Đức Tin Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Roman Catholicism, thường được gọi một cách sai lầm là Công Giáo) nói riêng, là một vấn đề tế nhị, vì công việc này không tránh được sự bàn đến tín ngưỡng của những tín đồ Ki Tô Giáo.
08/04/2013(Xem: 4711)
Lời Toà Soạn: Khi phát hiện được thông tin một trang web ở Hoa Kỳ sử dụng hình đức Phật là biểu tượng trang web khiêu dâm trẻ em và các thuật ngữ Phật học quan trọng làm tiêu đề các tuyển tập ảnh khiêu dâm, phóng viên Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với thầy Thích Nhật Từ ...
08/04/2013(Xem: 3809)
Tôi vừa nhận được quà tặng của Giáo sư Houtart (Đại học Louvain, Bỉ) tờ chuyên san của tạp chí Thế giới ngoại giao, với chủ đề có thể nói là rất trái với tinh thần của Phật giáo truyền thống, đó là "sự tấn công của các tôn giáo".
08/04/2013(Xem: 4144)
Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có kinh thánh riêng và được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới. Riêng Phật giáo cho đến ngày hôm nay, do vì có nhiều tông phái và hệ phái, với số lượng kinh sách quá phong phú lên đến hàng trăm tập, vẫn chưa có một bộ kinh thánh thống nhất nào cả.
08/04/2013(Xem: 6729)
Thân gởi Thầy Hạnh Bình, Tôi đã đọc được lá thơ của Thầy gởi cho Sư Chánh Minh và tôi trên trang Nhà Quảng Đức, www.quangduc.com . Xin chân thành cám ơn Thầy. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để chúng ta thảo luận về một vấn đề có liên quan đến Phật giáo, hoàn toàn không mang tính hơn thua.
08/04/2013(Xem: 4954)
Thân gởi Thầy Hạnh Bình, tôi nghĩ cuộc thảo luận giữa tôi và Thầy có thể kéo dài nên để tiện việc theo dõi, tra cứu, từ nay trở đi, tôi sẽ đánh số thứ tự các bài viết tiếp theo của tôi. Trước khi đi vào thảo luận, tôi đề nghị chúng ta cần có một quy ước rõ ràng và tuân thủ quy ước đó trong suốt qúa trình thảo luận.
08/04/2013(Xem: 7430)
Nếu tôi nhớ không nhầm, cách đây hơn 1 năm tôi nhận được quyển sách (tự in, chưa xuất bản) với chủ đề: “Nhận định tác phẩm Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên” của Sư Chánh Minh, sách khổ A5 dày khoảng 100 trang hay hơn gì đó, được Viện Nghiên Cứu Phật Học Viện Nam cho xem ...
10/03/2013(Xem: 5294)
Các tượng phối ngẫu hoan lạc là của một phái của Mật Tông sáng chế ra, chứ chẳng phải của tất cả Mật Tông, chẳng phải của Phật Thích Ca dạy, bởi vì chúng sinh vô minh tham dục mà phải sinh tử luân hồi, nên nếu người tu chưa tới trình độ tuyệt cao mà đi vào hoan lạc thì không thể giữ tâm yên được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]