Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối phó và lắng nghe

28/03/201407:19(Xem: 6013)
Đối phó và lắng nghe

Trong dòng chảy thời cuộc, con người ta luôn bị đặt trong tư thế ứng phó. Sự ứng phó đó có lúc là để thích nghi, có khi là giải pháp tình thế và thậm chí là để khẳng định thế đối lập. Thật khó tưởng tượng trước kết quả của các hiện tượng này và không thể khẳng định được việc nào đúng việc nào sai hay việc nào đi chệch đường, bởi vì tất cả đều có ẩn sâu trong đó một chủ đích.

Trong dòng chảy khắc nghiệt đó, các tổ chức chính trị, xã hội v.v… bị cuốn hút vào đó để mong tìm ra hướng đi gọi là mới cho mình, cho tổ chức, tập thể mình mà thực chất đó cũng chỉ là động thái tùy thuận. Riêng về khía cạnh kinh tế, sự nhạy bén và thích ứng triệt để luôn được chọn làm tư thế tiên phong, luôn dành cho mình sự chủ đông mạnh mẽ để sống còn mà …kinh doanh! Vì thế người ta cho rằng sự thích ứngcủa khía cạnh kinh tế không phải là mệnh đề đại diện, nói thay các mặt hoạt động khác, và không thể là tiêu biểu của cách sống và lối sống của đạo đức con người.

Về mặt đạo đức, xã hội. Không nói chúng ta cũng dễ dàng nhận ra ngay câu trả lời là nó luôn đi ngược lại tất cả những cái mớicái thích ứng đó. Vì nó là hình thể và là bản chất sống của con người lẫn vạn vật. Nó đi trước tất cả, sớm có mặt ngay từ thuở hoang sơ của sự sống, khi con người biết vận dụng tư duy trong cách sống quần thể.

Như vậyứng phóthích nghicủa hai mặt đã có những cách biệt tự nhiên đó. Nhưng dường như về sau này, trong nhiều lãnh vực, người ta quên hẳn điều này, dồn chung tất cả vào một khái niệm để hành động là thích nghiứng phó. Từ đây biến nó thành căn bệnh trầm kha, triền miên trong cõi người ta. Thật sai lầm biết bao, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy. Xung đột, chia rẽ nhận thức cũng từ đó manh nha, cộng hưởng và cùng tồn tại.

Từ trong khái niệm của con người, thử nói qua cái gọi là chân lý(lý thuyết đạo lý chân chính, để đối phó với lý thuyết sai trái) hay chánh đạo (con đường của lý thuyết chân chính để đói phó với tà đạo). Như vậy đã là chân lý, chánh đạothì không có chuyện sửa sai hay đổi mới cho phù hợp. Sửa sai hay đổi mới trong trường hợp này đích thị là ứng phócho… thích nghi! Nếu như vậy phải gọi là đa lý-tạp lý (chứ không là chân lý) và cong đạo(chứ không là chính đạo). Điều này khiến chúng ta nhớ đến câu nói bất hủ của nhà vật lý lừng danh Albert Einstein (1879 – 1955), trong đó có đoạn “…Tôn giáo của tương lai phải là thứ tôn giáo của khoa học vũ trụ. Tôn giáo đó không cần sửa đổi hay đổi mới cho phù hợp với khoa học và cuộc sống thời đại…Tôn giáo đó chỉ có thể là Phật giáo mà thôi…”Nhà vật lý lừng danh này đã cho thời đại chúng ta thấy được sự thật từ lời nói đó với rất nhiều sửa saiđổi mớicủa nhiều học thuyết, nhiều tôn giáo mà cách đây không lâu họ còn cho là tà đạo, không ngần ngại xử chết bất cứ ai nếu dám nói ngược lại sự hoang tưởng, để bảo vệ hình tượng họ đang tôn thờ.

Đó cũng làbài học ngàn vànghiện hữu có lẽ nào không giúp chúng ta thêm sáng mắt tỏ lòng để nhìn về một hướng mà từ hơn hai ngàn năm trăm năm qua đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra, cho đến tận thời đại ngày nay con đường ấy ngày càng thêm thênh thang rộng mở, chưa hoen rỉ một giọt máu nào trên con đường chúng ta đi theo Ngài và chưa một lần phải làm một động tác sửa sai hay đổi mớinào?

Vì sao? Vì chư Tổ Sư ngàn xưa, chư Tôn Đức tài ba, trong các biến động xã hội hay thậm chí nguy hại đến bản thân mình, các Ngài vì đã nhận thức rõ chân lý vô thường Như Thịmà điềm tỉnh dung nạp, dù đó là nghịch duyên khốc liệt. các Ngài không đối phó mà chỉ ứng phó một cách hiền từ. Nhờ vậy đức thêm dầy, hạnh thêm cao, tự thân “đánh đổ” được dòng chảy đa sắc màu của cuộc sống với nụ cười vô cùng an lạc. Đây chính là nền tảng đạo lý muôn đời noi theo để gầy dựng một xã hội an lành, hạnh phúc, như phần đầu trên người viết có đề cập đến. Nó không bị tác động của thời cuộc bào mòn, không bị nghịch duyên làm méo mó hình ảnh chân lý Phật Đà.

Ngày nay, Phật giáo hòa nhập vào xã hội bằng hình thức tổ chức Giáo Hội, Hội đoàn v.v… một phần nào đó tự thân nó nói lên tiến trình làm bạn với tha nhân, sẵn sàng chấp nhận những va đập trần thế, dù chịu mất dần đôi chút tư thế tự tại vốn có của Phật gia. Biết hòa nhập cũng tức là biết chấp nhận đúng saicủa trần thế. Từ đây chúng ta phải trang bị cho mình một tinh thần cầu thị, biết lắng nghe để từng bước hoàn thiện tinh thần hòa nhập. Trên tinh thần này, không nên dùng hình ảnh đức Thế Tôn khi xưa so sánh với tổ chức mình, dù đang trong trạng thái tiêu cực hay tích cực, e quá đáng và rất nghịch lý. Ngay như trong những biến động thời cuộc, con người và hoàn cảnh thời Phật còn tại thế hoàn toàn chưa đúng như suy diễn của những tư duy áp đặt hiện nay. Đó là chưa nói đến các quốc gia có tinh thần Phật giáo khác trên toàn thế giới, nếu tất cả đều dành phần hình ảnh đức Phật so sánh cho riêng quốc độ mình với nhiều ẩn dụ, màu sắc, kèm theo nhiều lý lẻ khác…thì sẽ ra sao? Đó chắc chắn sẽ là một hình ảnh đức Phật bị dị dạng không hơn. Tội lắm!

Mấy ngày nay, lang thang trên net, đọc nhiều thông tin thú vị với nhiều cuộc Đại hội PG khắp các tỉnh thành. Nhưng đáng buồn thay, chỉ đếm được trên đầu ngón tay một vài bài viết hết sức chân tình, muốn gởi gấm thiện ý mình cho tổ chức Giáo hội mà mình tin tưởng. Rất bái phục. Nhưng có lẽ buồn hơn thế nữa là có những comments, có cả bài viết công kích lại những thiện chí đó bằng những lối sát hạch từ chương, rất tiểu tiết. Có người có hẳn một website hay blog cá nhân hẳn hoi và dùng tên thật hoặc pháp danh. Người viết những comments thiếu thiện cảm này lại chỉ là những nickname bay bổng, tỏ rõ dấu hiệu thiếu chân thật. Tất nhiên, không có quy định nào trong việc dùng nickname vô thưởng vô phạt nhưng với trường hợp này thì rất đối lập. Tính chân thật bao giờ cũng vẫn luôn được trân trọng.

Như vậy chẳng khác nào chúng ta tự lâm vào mê trận, luôn luôn cảnh giác và đối phó. Sẽ rất khó khăn nếu như muốn người khác đồng thuận mà thiếu tính chân thật và tư tưởng luôn dao động, đối phó như vậy.

Biết nghe lời trái ý mình (Nói theo nhà thơ trào phúng Tô Liên Bửu là Dám Nghe Lời Trái ý Mình)là một điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Đôi khi đó còn là vướng mắc của quyền lợi, danh vọng, Có tổ chức tức có chức vị, có chức vị tức đã là danh lợi, nên rất khó tránh khỏi bị vướng mắc. Các ý kiến khác, dẫu có thiện chí xuất phát từ đây cũng mất đi phần nào giá trị.

Chúng ta thật diễm phúc biết bao khi đã có một nền tảng đạo lý bất di dịch tuyệt vời đến là vậy làm chỗ tựa nương vững chắc. Còn lại chỉ là công hạnh tu tập, nỗ lực vươn lên của mỗi cá thể chúng ta mà thôi. Niềm tự hào to lớn này luôn là hành trang tiến bước của nhiều thế hệ Phật tử chúng tôi, nhưng nó cũng khác rất xa những điều bất di bất dịchcủa một tổ chức Giáo Hội mà việc đổi mới nhiều mặt hãy vẫn còn là điều rất xa lạ.

Khi người viết trách móc mấy vị đạo hữu phụ trách vài website Phật giáo rằng sao cả tuần nay không có bài nào mới thì được trả lời rằng:Anh ơi, Giáo Hội ba mươi năm kia mà còn y nguyên, không có gì mới, thì trách chi website chúng em chỉ mới có hai, ba năm nay thôi.

Nhập thế thì phải tùy thuận những hình thái trần thế để tồn tại mà hóa đạo. Đó là bước đầu tiên rất quan trọng. Đối phó không thể là chiến lược khôn ngoan của hậu duệ Tổ Sư ngàn đời đến nay vẫn còn lưu danh hậu thế.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2024(Xem: 567)
Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn động, và tự nhiên khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều trong khi tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng. Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”
03/07/2024(Xem: 767)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
30/06/2024(Xem: 548)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp. Nhưng mấy lúc gần đây nhân lỗi lầm của một hai vị sư khi thuyết pháp đã dấy lên một làn sóng nói rằng Phật Giáo tiêu ma rồi, thời mạt là đây chứ còn đâu nữa khiến hàng Phật tử hết sức dao động và lo lắng. Thế nhưng tại sao giữa thời mạt pháp mà: -Chùa Hoằng Pháp, Chùa Giác Ngộ liên tục tổ chức các khóa tu hoặc thuyết pháp hoặc giao lưu, xuất gia gieo duyên cho vài ngàn người, có khi lên tới cả chục ngàn bao gồm quý vị cao niên, thanh viên sinh viên và trẻ em?
25/06/2024(Xem: 423)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Lê, Nguyễn và cận đại chúng ta có biết bao thánh tăng, danh tăng, thiền sư chứng đắc. tu hành cả đời, đã đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước đồng thời giữ gìn giềng mối đạo đức cho dân tộc. Thế nhưng chưa bao giờ có một khối người, có khi lên tới cả ngàn, tràn xuống đường, tung hô, bái lậy như bái lậy hành giả Thích Minh Tuệ. Họ coi đây như một vị thánh, một A La Hán, thậm chí một vị Phật Sống trong khi ông khẳng định mình chỉ là một công dân bình thường đang tụ tập theo lời dạy của Đức Phật.
22/06/2024(Xem: 883)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả. Khi một thế lực chính trị hay một nhóm nào đó muốn thay đổi cán cân quyền lực thì việc đầu tiên là tạo ra những dư luận xấu cho đối phương và có lợi cho mình để lèo lái tư tưởng quần chúng. Tạo ra dư luận giả chính là thuyết âm mưu vậy. Thuyết âm mưu tác động nhân tâm, điều này sử sách gọi là “tâm công” nghĩa là đánh vào lòng người!
12/06/2024(Xem: 949)
Gần đây trong việc học tập mới, người viết đã sử dụng Excel để làm một tờ lịch cho năm 2025 với những danh ngôn của các học giả uyên bác nhờ vậy mới chiêm nghiệm ra sự khác nhau quá xa giữa Tri Thức và Trí Tuệ trong đạo Phật. Quả thật vậy, AI chỉ giúp ta lượm lặt những hiểu biết của người khác rồi từ đó nghiên cứu nghiền ngẫm suy tư một cách rộng rãi hơn qua nhiều lĩnh vực khác nhau ( triết học, nhân văn, khoa học) để phát minh nhiều sáng tạo mới rồi trở lại sử dụng với kiến thức mới, mà chưa thể giúp con người có khả năng phát khởi những thành tựu tiến bộ tâm linh trên con đường giải thoát thông qua tinh tấn nỗ lực.
12/06/2024(Xem: 752)
Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và dường như tiếp nối bất tận, có những thông tin thuộc về chính thống, có những thông tin trái chiều như cách người ta thường gọi và chia ra. Dường như chúng ta đang bị trôi trong dòng thông tin đa chiều phức tạp ấy, đôi lúc hỗn loạn và mù mịt, mù mịt không phải vì thiếu thông tin mà mù mịt vì quá nhiều thông tin đổ dồn về một lúc, khiến người ta khó có thể phân biệt được cái gì là thật, cái gì là giả. Con người cũng chia ra làm nhiều thái cực để tranh luận, phản biện, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, mỗi nhóm tư duy sẽ bảo vệ lý lẽ, luận điểm cho mình và dường như khó tìm được một điểm chung đồng thuận. Như một quy luật tự nhiên, khi mặt đất bên dưới lớp nước bị dịch chuyển lên xuống đột ngột sẽ gây ra những đợt sóng
02/06/2024(Xem: 607)
Hiện nay hiện tượng hành giả Minh Tuệ đã đi vào thời điểm bùng nổ quá độ không sao kiểm soát được nữa. Đã có một người đàn ông 47 tuổi, từ Mỹ về hối hả tham gia cuộc đi bộ với hành giả Minh Tuệ, say nắng, mệt lả và chết tại bệnh viện Quảng Trị. Rồi lại có những người quá ái mộ nói rằng hành giả Minh Tuệ đã thành Phật hay là một vị Phật sống. Có thật hành giả Minh Tuệ đã thành Phật rồi chăng?
02/06/2024(Xem: 1794)
Trong một thời gian, cộng đồng Khoa học đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng, về tình trạng khẩn cấp bởi môi trường toàn cầu, dự đoán một cuộc khủng hoảng với bằng chứng không thể chối cãi, đã chồng chất trong nhiều thập kỷ. Đại dịch là một trường hợp bệnh lây truyền từ động vật sang người, hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ và hậu quả là nguy cơ an ninh lương thực toàn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên vật chất và biến đổi khí hậu đã đặt chúng ta vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta đã đạt được, cá nhân và tập thể, buộc chúng ta phải lựa chọn giữa việc duy trì đặc quyền của mình hoặc tạo ra một hành tinh xanh, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.
02/06/2024(Xem: 800)
Năm 2023 có đến 22.000.000 bài văn của sinh viên do AI viết, tỷ lệ giáo viên, giáo sư dùng AI để chấm bài cũng tăng thêm 23%. Hiện nay AI đã và đang xâm nhập vào mọi mặt của đời sống con người, làm thay con người, trợ giúp và cả làm hại con người. AI có thể viết sách, vẽ tranh, chụp hình soạn nhạc, lái máy bay, tàu chiến để bỏ bom một cách chính xác và theo như số liệu tin tức vừa nói ở trên thì tương lai sắp đến học sinh – sinh viên sẽ không làm bài, không viết bài, không làm luận văn nữa, giáo sư cũng không cần phải đọc bài, chấm bài… tất cả dùng AI khỏi tốn công tốn sức. Nếu cứ cái đà này thì con người không cần suy nghĩ, tư duy, động não. Con người chẳng cần cảm xúc, rung động từ tâm hồn hay trái tim nữa. AI làm thay tất cả cho người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com