Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Vạn trong Phật Giáo

12/01/201419:55(Xem: 16036)
Chữ Vạn trong Phật Giáo

Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:

chu_van-2


- mẫu (A): (卐) chiều quay ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều quay tự nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó.


- mẫu (B): () chiều quay cùng chiều kim đồng hồ. Tức là theo chiều tương sanh trong Ngũ Hành.

Chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật và nó nằm ngay trước ngực của Ngài. Tuy nhiên, một số kinh điển khác thì lại nói đây là tướng tốt thứ 80 của Đức Phật Thích Ca. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi. Nhưng nhiều khi chữ VẠN cũng thấy ở trên tóc, ở lòng bàn chân hay lòng bàn tay trong các hình ảnh về đức Phật.


Theo nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở đại học Quốc Sĩ Quán Nhật Bản, thì chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), có chỗ viết theo mẫu (B). Có những lúc chúng ta thấy chữ VẠN xoay qua phía mặt và cũng có khi xoay qua phía trái. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.

Những nhà Phật học không thống nhất với nhau về chiều xoay của chữ VẠN, mỗi người nêu ra một cách. Xin lược kê ra sau đây:

1. Theo“Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu:


Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng: khi Phật giáng sinh, trước ngực có hiện ra hình chữ VẠN mẫu (A), người sau mới biết chữ ấy. Song, chữ VẠN mẫu (A) nguyên là hình tướng chớ không phải là chữ, cho nên dịch là cát tường hải vân tướng, mà theo cái hình xoay về bên hữu (A) là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật (đi vòng quanh Phật tỏ lòng tôn kính mến mộ), thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả, như mẫu (B) là lầm.

2. Theo“Phật học Từ Điển” của Đoàn Trung Còn:


VẠN TỰ: Svastika, chữ VẠN mẫu (B) cũng kêu Kiết tường. Ấy là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự. Sức lành của chữ VẠN mẫu (B) sâu rộng như biển, cao lớn như mây.


Chư Phật Thế Tôn đều có hình chữ VẠN nổi nơi ngực. Ấy là một tướng quý của các Ngài, và tóc của các Ngài cũng có hình chữ VẠN nữa. Vì chữ VẠN tiêu biểu cho các điều may mắn, phước đức, tốt lành, cho nên ở trước các ngôi chùa Phật, người ta thường thấy vẽ hình chữ ấy.

Cần chú ý là không nên viết chữ VẠN ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!


Vậy theo Đoàn Trung Còn, mẫu (B) là đúng. Hình chữ VẠN mẫu (A) là sai lầm. Điều này trái ngược với từ điển Thiều Chửu ở phần bên trên. Nhưng cả hai tác giả đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại. Cả hai tác giả đều không nêu ra được cái lý do xác đáng và có sức thuyết phục.


3. Theo“Từ Điển Phật Học Hán Việt” của Giáo Hội PGVN Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học (chủ biên Kim Cương Tử):


VẠN TỰ: Svastika hoặc Srivatsalaksara (thuật ngữ). Chữ VẠN có hình dáng là: VẠN mẫu (A). Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng… Chữ VẠN mẫu (A) là tướng chớ không phải là tự (không phải là chữ), vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng.


Thế nhưng hình dáng này vòng bên phải là VẠN mẫu (A) tương tự như khi kính lễ Đức Phật, hoặc vòng về bên phải ba vòng, tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của Đức Phật chuyển vòng về bên phải. Tóm lại coi việc vòng về bên phải là tốt lành, cát tường. Xưa nay, có khi viết là VẠN mẫu (B) là sai lầm.


4. Theo“Wikipedia, The Free Encyclopedia”:


Chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốtcủa Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ VẠN là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được.

5. Theo“Từ Điển Phật Học Việt Nam của Thích Minh Châu và Minh Chi”(NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991):


“VẠN: Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.”


Như vậy, theo Hòa Thượng Thích Minh Châu và cư sĩ Minh Chi thì chữ VẠN mẫu (A) hay mẫu (B) đều được cả, vì sự tranh luận của hai nhóm Phật học về chiều quay của chữ VẠN không bên nào đạt được lý lẽ thuyết phục. Việc tranh cãi chiều quay của chữ VẠN, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai.


Chữ VẠN tượng trưng cho chân lý, và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Khi chúng ta hợp lại tất cả nhận thức, hợp lại tất cả kiểu dáng của tất cả sự mô tả chân lý thì may ra chúng ta mới có thể hiểu được chân lý một cách toàn vẹn đủ các mặt.


Đừng nên nghĩ rằng, nếu chữ VẠN quay theo chiều nào đó thì nó tiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được, như cái lửa giận của ta chẳng hạn. Ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta. Chúng ta cứ để mặc cho chữ VẠN quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi. Chúng ta chỉ cần cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, đúng theo như lời một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái”.

Người ta kể lại dưới thời Pháp thuộc, năm 1941, có một câu chuyện rất buồn cười về một viên công sứ Pháp, đi từ Phủ Doãn lên đàn Nam Giao, khi ngang qua chùa Từ Đàm Huế, thấy các hình trang trí chữ VẠN xung quanh tường rào được trang trí nằm trong không gian có thể trông từ hai phía, ông ta đã nổi giận và bắt vị Trụ trì chùa phải xây phông ở phía sau để chỉ được nhìn về phía mặt chữ VẠN của Phật giáo. Như vậy vấn đề tranh luận chữ VẠN quay phải hay quay trái đã xảy ra từ lâu.


Cũng có người kể rằng Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một vị cư sĩ nổi danh thời trước, khi xây dựng chùa Từ Đàm có trạm hình chữ 卐 chân không trên cửa ra vào. Khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc Xã nên phải đổi theo phía tả . Ai dè khi vị cư sĩ vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ Vạn quay về phía hữu như trước 卐. Vị cư sĩ bật cười như chợt ngộ ra một công án thiền môn.


Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, Việt Nam, nếu các phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, leo lên từng bực thang, ngẩng nhìn lên tượng Phật Bà Quan Âm, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ VẠN mẫu (A) ở hai bên như trong bức ảnh dưới đây:

chu_van-3

Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà ngó lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ VẠN bị xoay ngược lại như sau theo mẫu (B).


Như thế hình chữ VẠN quay theo chiều ngược kim đồng hồ (mẫu A) hay quay cùng chiều kim đồng hồ (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ VẠN mà thôi. Tùy theo cái “tâm”, cái “ý” của người sử dụng, đúng như lời Phật dạy trong Phẩm Song Song của Kinh Pháp Cú:

(PC.1)

Việc làm của bản thân ta

Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu

Nói năng, hành động trước sau

Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề

Tựa như là cái bánh xe

Theo chân con vật kéo lê trên đường.

(PC.2)

Việc làm của bản thân ta

Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu

Nói năng, hành động trước sau

Ý mà thanh tịnh: dạt dào niềm vui

Và bao hạnh phúc trên đời

Theo ta như bóng khắp nơi theo hình.


Một ký hiệu chỉ đơn thuần là một ký hiệu. Chính cái dụng ý, cái tâm của con người khiến nó khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay vị y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu được sinh mạng. Nếu nằm trong tay một kẻ gian ác thời có thể trở thành một hung khí giết người của kẻ phạm tội.


Tuy nhiên điều đáng nói là, trong thế giới Phật giáo, cần phải nghiên cứu xem cách viết nào đúng, để đưa ra một quyết định, một sự thống nhất chung, cho mọi người tuân thủ ngõ hầu tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. Không thể chấp nhận kiểu viết theo cảm tính; chùa này viết khác, chùa kia viết khác, và nhất là những tượng Phật cùng trong một chùa, lại có hai “chữ VẠN” khác nhau.

*

Trước đệ nhị thế chiến có Adolf Hitler sinh năm 1889 tại Áo quốc gần biên giới nước Đức. Nhà độc tài Phát xít Hitler cũng dùng phù hiệu chữ VẠN này cho Đảng áo nâu của mình, nhưng đặt nghiêng. Vì nuôi tham vọng thống trị cả thế giới qua chiêu bài Phát xít Đức, Ý, Nhật nên đã chọn chữ VẠN như là biểu tượng của đảng Đức Quốc xã. Chính chữ VẠN này đã được bác sĩ Fridrich Krohn phác họa.


Biểu tượng Phát xít của Hitler là “chữ VẠN” màuđen, được vẽ nghiêng một góc 45 độtrong một vòng tròn màu trắng, và được mọi người gọi là “dấu thập ngoặc” (croix brisée). Đó là viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội). Chữ VẠN màu đen, tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc.

chu_van-4



Chữ VẠN nằm nghiêng, màu đen của Hitler không thể nào có thể đem so sánh với chữ VẠN của Phật giáo màu sắc tươi sáng cho được. Một bên là trời cao xanh mướt, thanh cao thánh thiện, tượng trưng cho công đức và lòng từ bi vô hạn. Còn một bên thì thăm thẳm mù đen tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc, tội lỗi đau thương, khát máu và vô nhân tính. Cũng vì sự tối tăm đó nên giấc mộng Đồ vương của Hitler biến thành mây khói và đưa đến cái chết cho hàng triệu người vô tội và dĩ nhiên cũng kết liễu cuộc đời của chính kẻ bạo chúa.

chu_van-5


Thực ra vào đời nhà Đường, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng từng sáng tạo ra một chữ VẠN, đọc âm là Nhật. Nhưng đây chỉ là biểu tượng cho mặt trời mà thôi. Chữ ấy ngoặt sang bên trái.

*

Cũng có những hình chữ VẠN biểu tượng cho may mắn tốt đẹp ở phương Tây trước thế chiến thứ II(Swastikas Symbolized Good Fortune in the West before WWII.)Ngày nay hầu hết mọi người đã quên hình ảnh tốt lành mà hình chữ VẠN này đã từng có ở Bắc Mỹ từ thuở xa xưa.

Các bưu thiếp và bảng chỉ đường như ở dưới đây gợi lại những ngày tháng trước khi Hitler và cuộc tàn sát những người Do Thái của chủ nghĩa phát xít làm cho biểu tượng chữ VẠN may mắn tốt lành vô tận này có một ý nghĩa hoàn toàn khác đối với hầu hết mọi người ở thế giới phương Tây.

Dưới đây, bên trái là hình ảnh một bưu thiếp năm 1907 thiết kế bởi E. Phillips, một nhà phát hành bưu thiếp Hoa Kỳ (1907 postcard by E. Phillips, a U.S. card publisher.)

chu_van-6

Trên đây, bên phải là bảng chỉ đường trên Xa lộ tiểu bang Arizona được in hình chữ VẠN trước thế chiến thứ hai. Hình chữ VẠN được tôn kính trong một số lớn các nền văn hóa bản địa, bao gồm cả những nền văn hóa của người Navajo và Hopi ở Arizona. (Arizona State Highway markers all bore the swastika before WWII. The swastika is widely revered in a large number of Native cultures, including those of the Navajo and Hopi peoples of Arizona.)



TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(Tháng 1 - năm 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2015(Xem: 7206)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
24/02/2015(Xem: 18059)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6117)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10395)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7890)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6374)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22520)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11188)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5907)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5314)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]