Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một thời khát sách

31/12/201007:54(Xem: 3504)
Một thời khát sách

Thu Vien 2

Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.

Tôi từ Singapore về lại Việt Nam lần đầu vào cuối thập niên 1980. Sài Gòn lúc ấy vắng hoe. Các nhà sách ở đường Đồng Khởi còn tiêu sơ với một ít sách cũ kỹ đặt trên những chiếc kệ thô sơ. Mỗi lần về công tác, tôi thường tìm mua sách mới xuất bản trong tháng, mà gom tất cả cũng chỉ vừa một vali xách tay. Nhận thấy nhu cầu cấp bách cần chuyển tải những kiến thức mới cho giới trẻ, khi về lại Singapore, tôi tìm cách quyên sách để gửi về nước. Ban đầu, tôi viết một lá thư rồi nhân lên 100 bản gửi đến các nơi quen biết, bạn bè, trường cũ… để xin sách. Với cách này, tôi quyên được 1.500 cuốn, gửi tặng Viện Kinh tế Hà Nội và Sài Gòn. 

Con số 1.500 cuốn chỉ như muối bỏ biển. Nhiều nhất trong số này là sách do nhà xuất bản Simon & Schuster - Prentice Hall tặng. Qua tìm hiểu, tôi biết họ có một kho sách khổng lồ ở Singapore để phân phối khắp châu Á. Tại kho sách này, tôi khám phá ra một núi sách còn mới nguyên nhưng tồn kho do nhập dư hoặc không bán hết. Nay họ phải mang ra bán giấy vụn để tránh phá giá thị trường. Tôi đã kiên nhẫn thuyết phục để mua lại với giá rẻ hàng tấn sách về chuyên ngành kỹ thuật, y khoa, luật, quản trị kinh doanh, giáo dục...

Container 17 tấn với khoảng 20 nghìn cuốn chuyển về trong chuyến đầu tiên đã vấp phải khó khăn ngay từ lúc khởi đầu. Khi biết sách sẽ được chuyển về Việt Nam, tôi bị buộc phải nộp danh mục toàn bộ để kiểm duyệt vì sách vở cũng nằm trong danh sách những mặt hàng bị Singapore áp đặt cấm vận vào lúc ấy. Tôi đành khai là gửi giấy vụn thì container sách mới đi trót lọt. Về đến Sài Gòn, số sách đầu tiên được chuyển đến Viện Kinh tế để sắp xếp lại và phân phối, sau đó một buổi lễ tặng sách và một cuộc triển lãm được tổ chức trọng thể. Ông Phan Văn Khải, lúc ấy chưa nhậm chức Thủ tướng, có ghé đến thăm triển lãm và viết một lá thư khen tặng. Chính lá thư ấy là “lá bùa hộ mệnh” giúp cho chương trình “Biển Sách” được thuận buồm xuôi gió về sau.

Việc chuyển sách trong khoảng thời gian ấy quả là gian truân vì tôi bị kẹt giữa ba “làn đạn”: Bị phía Singapore “quan tâm”, bị nhiều nhóm Việt kiều chỉ trích, lại cũng gặp một số vấn đề từ trong nước. Nhưng nó cũng mang đến cho tôi những món quà tinh thần đặc biệt. Đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được những lá thư từ những người không quen biết gửi đến nhắc lại chuyện sách ngày xưa. Một người gửi điện thư kể rằng: Ông từng là bộ đội. Sau khi giải ngũ, ông tình cờ khám phá ra một thư viện sách quý ở Viện Kinh tế. Từ đó ông đều đặn đến thư viện học hỏi để khởi đầu một cuộc đời mới. Ngày nay ông là tiến sĩ dạy về ngành quản lý. 

Một người khác kể, ông từng mượn vợ chiếc nhẫn cưới đi cầm để mua sách. Với những gì học được từ sách, ông tự chế được đĩa vệ tinh, bắt được đài CNN để học tiếng Anh. Nhờ đó, bạn bè lối xóm tấp nập đặt hàng. Chỉ một thời gian ngắn sau, ông có đủ tiền mua tặng lại cho vợ ba chiếc nhẫn. Tôi không ngạc nhiên khi biết ông là giáo sư trường Bách Khoa, cũng như tôi luôn nghĩ người Việt nói chung vốn rất thông minh và hiếu học. Nếu có may mắn được học hỏi, người Việt sẽ không thua kém bất cứ ai.

30 năm đã trôi qua, những hình ảnh của hội sách hôm nay đã cho thấy sách không còn khan hiếm. Nhưng niềm khát sách trong tôi vẫn nguyên vẹn. Ước vọng của tôi là thế hệ trẻ sẽ đưa sách đi xa hơn và rộng hơn nữa, sẽ có thêm nhiều hội sách tại các thành phố, nhiều thư viện tại các vùng xa xôi hẻo lánh để kiến thức mới được lan tỏa khắp nơi. Bởi “tri thức là chìa khoá vạn năng mở mọi cánh cửa” rồi từ đó có thể giúp cho đất nước chóng giàu mạnh.

Võ Tá Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 4293)
Những người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo. Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…
27/12/2010(Xem: 3708)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4515)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4440)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14802)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4918)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10045)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3614)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3811)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4261)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567