Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam

12/09/201503:04(Xem: 5068)
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam
syria_boy_death 
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam




Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc động vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.

Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa.

Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên.

Bọn buôn người thì đã rõ. Đó là hai tên Syria, chở đến 18 người trên chiếc thuyền chỉ vừa đủ chỗ cho 12 người. Khi sóng to gió lớn, chúng đã đeo áo phao nhảy khỏi thuyền bơi vào bờ, bỏ mặc cho thuyền chìm.

Còn thủ phạm chính là tổng thống Al- Assad của Syria, kẻ đã dùng quân đội, pháo binh, máy bay và cả vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình đòi phải hắn từ chức. Tòng phạm là Nga, chồng lưng trong bao nhiêu năm và giờ đây đang lén lút gửi quân sang trợ giúp. Man rợ hơn nữa là phiến quân Hồi giáo IS với những cuộc thảm sát kinh hoàng.

Biết đi là chắc chết, nhưng không thể không đi. Cũng như những thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước. Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.

blank
Bác sĩ người Pháp đang bế một em bé thuyền nhân Việt Nam lên tàu của Pháp. Ảnh: Corbis

Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.

Đài truyền hình bảo cuộc di cư hiện tại là đông đảo nhất sau thế chiến thứ hai. Có thật vậy chăng? Hay đó chính là cuộc di cư của hai triệu người miền nam Việt Nam vượt biển sau mùa xuân đại thắng?

Những người Lybia, Syria, Liban và cả châu Phi nghèo đói chẳng ai phải trốn tránh công an, chẳng ai phải vào tù nếu đi không lọt, chẳng ai phải bị lấy mất nhà cửa ruộng đất, chẳng ai bị nguyền rủa là phản quốc. Họ ra đi giữa ban ngày ban mặt, mang theo tiền bạc mà không bị trấn lột. Khi may mắn dạt vào các đảo ở Hy Lạp, dù nước này suýt vỡ nợ, vẫn không cho quân đội và cảnh sát xua đuổi như ở các nước Malaysia, Thái Lan… Họ được tiếp tế lương thực, được cho tạm trú trước khi từng đoàn lũ lượt sang các nước Serbia, Croatia để vào các nước Áo, Đức.

Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.

Tôi không chối cãi họ là những kẻ khốn khổ. Nhưng được bỏ nước mà đi như họ, đi một cách tự do cùng vợ con, chắc miền nam chỉ còn lại những trụ đèn*.

blank
Hình ảnh được các hoạ sỹ vẽ lại để đánh động lương tâm con người. Nguồn: boredpanda

Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em.Trong khi đó, những đứa bé miền nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua những linh hồn bé bỏng mong manh ấy vẫn lang thang giữa muôn ngàn sóng gió trùng khơi mịt mùng.

Không một cánh hoa!

Không một ngọn nến!

Ngay cả một bài kinh siêu độ cũng không, dù là đang rằm tháng bảy!

Thương thay!

4/9/2015
Khuất Đẩu

[*] Trụ đèn đi không được, chứ đi được nó cũng đi (vượt biên) - Trần Văn Trạch

- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150906/khuat-dau-tu-hinh-anh-em-be-syria-nghi-den-nhung-em-be-mien-nam-viet-nam#sthash.aksvPx74.dpuf
888


Aylan 1

Xem tiếp

Ý kiến bạn đọc
13/09/201513:29
Khách
Ai đã từng là người vượt biển sẽ hiểu được tâm trạng ray rức này. Đất nước tôi, dân tộc tôi đã tạo nghiệp gì mà sao vẫn thảm sầu đen tối. Xin thành tâm cầu nguyện bồ tát quan thế âm thương xót cho dân tộc này và những em bé đáng thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18058)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6117)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10394)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7889)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6374)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22520)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11188)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5907)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5314)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5327)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]