Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)

03/04/202211:29(Xem: 11311)
37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)


Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm

 

Bài pháp thoại giải thích nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và thọ trì được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 2/8/2020 vào giữa mùa đại dịch Covid-19.

 

Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong Thước ca ra tâm vô động chuyển.

HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Đại hùng Đại lực Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy)

 

 

Tánh hư không có thể tiêu vong, Tâm kiên cố không hề lay động.

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí. (1 lạy)

 

 

Đây là lời trong bài phát nguyện của Ngài A Nan sau khi được Phật giải cứu thoát khỏi bùa yêu của Nàng Ma Đăng Già và được Phật chỉ dạy về cái vọng tâm và chân tâm (Như Lai Tạng) đã giác ngộ … (trích trong tập 3 của 10 tập kinh Lăng Nghiêm).

 

 

Thiện duyên lại đến, niềm hoan hỷ khó diễn tả

Bộ kinh viên giáo từng đọc tụng nhiều lần,

Từ ba năm qua không hiểu sao...

.....quên mất cả thực hành

Kính đa tạ Giảng Sư, ruộng phước điền...

chăm sóc, dưỡng nuôi lại hạt giống!

 

Tiếp theo hàng loạt 4 bộ kinh quan trọng:

Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn,

Kinh Thủ Lăng Nghiêm ...

A Nan Tôn Giả khải thỉnh Phật thuyết giữa đạo tràng

Samatha, thiền chỉ... hầu loại hết tâm vọng!

 

Kính xin trình pháp với tất cả chú tâm lắng đọng,

Bài pháp thoại chỉ rõ Thể tánh tịnh minh

Lại thêm câu đại tâm chú sức mạnh hiển linh

Trong thực tại hiện đời  xảy ra tại xứ Úc.

 

Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng Thuyết Kinh Giáo Chủ

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh

Nam Mô Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

 

Kính bạch Giảng Sư,

 

Từ lâu, có lẽ vì sở tri chướng quá nặng con vẫn thắc mắc như mọi người không biết kinh Lăng Nghiêm thuộc về phần giáo nào của 45 năm trong thời gian thuyết giảng của đức Phật và thuộc loại kinh, luật, luận?

Thật may thay chỉ sau khi nghe pháp thoại từ Giảng Sư, con đã tìm gặp được bài viết của  Đại Trưởng Lão HT Thích Thiện Siêu trong Tập Văn Vu Lan số 48 / 2000 như sau:

 

Tóm lại tất cả giáo lý của Phật đều nói về Tứ đế không nói gì khác, nhưng Tứ đế đó có những bất cập khác nhau. Nên khi nói viên giáo thì Tứ đế trở thành "sanh tử tức Niết bàn, phiền não tức Bồ đề" trong 4 hoá pháp đó. Trong Nikàya có nói "không, vô tướng, vô tác" mà vô tác là "sanh tử tức Niết bàn" chứ có tác gì nữa.

Kinh Lăng Nghiêm thuộc kinh tạng là chắc chắn, nhưng nội dung kinh Lăng Nghiêm có nói về tứ trọng giới, nên kinh Lăng Nghiêmcũng thuộc một phần Luật và chính trong bảy chỗ gạn tâm thấy rõ sự lý luận đối đáp giữa Ngài và A Nan, vậy nó cũng có phần của Luận tạng. Đó là về tam tạng, còn về phần giáo thì cũng cách như vậy, nhưng do mỗi người hiểu một cách chứ Phật pháp không khác.

Nếu xét ngay vào ý kinh thì chúng ta thấy Phật ngay nơi sự thấy nghe hay biết thường ngày của chúng sanh mà chỉ ra thế nào là vọng tâm, thế nào là chơn tâm. Khi đã ngộ được chơn tâm ngay nơi chỗ nghe thấy hay biết của mình thì gọi là viên ngộ; y cứ theo Viên ngộ mà tu hành thì gọi là Viên tu; tu hành thành tựu thì gọi là Viên chứng; chứng được viên thông, là chứng tánh pháp giới viên mãn dung thông vô ngại, thành vô thượng giác. Đây coi như phần dẫn vào của Lăng Nghiêm”.

(Tập văn Vu Lan số 48 / 2000)

 

Bài giảng được bắt đầu khi GS đọc lên “HƯ KHÔNG HỮU TẬN, BẢN NGUYỆN VÔ CÙNG” để giải thích câu kệ trong nghi thức trích ra từ lời phát đại nguyện của Ngài A Nan sau khi được giải thoát khỏi mãnh lực của bùa yêu, mà đại ý có thể hiểu như sau: “Hư Không có thể bị tiêu diệt – Nhưng Tâm bền chắc, kiên cố như Kim Cương để ĐỘ CHÚNG SINH của con sẽ không hề lay chuyển được”.

 

Giảng Sư cũng giới thiệu tên kinh Thủ Lăng Nghiêm được tóm tắt từ 19 chữ thật ý nghĩa của Kinh đó là: “ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM” theo đó được dịch việt như sau: Nền móng vạn hạnh của chư vị Bồ Tát (bền vững không thối chuyển như đại định) để cuối cùng hiểu được hoàn toàn chân lý, thật sâu kín như Đại Phật Đảnh của Như Lai đó chính là Phật Tánh, Thể tính tịnh minh, Chân tâm thường trú, Như Lai tạng....

 

Tại Việt Nam, bộ kinh gồm 10 quyển do Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám biên dịch từ bản hán văn mà Sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung-Thiên-trúc) dịch từ Phạn văn, ngoài ra còn có HT Thích Duy Lực cũng biên soạn và chú thích.

 

Riêng tại hải ngoại theo GS, Cư Sĩ Hạnh Cơ tại Canada có phiên dịch và chú thích, tại Mỹ có Thiền Sư Thích Minh Định đã chú giải và ghi lại từ toàn bộ bài giảng về kinh Thủ Lăng Nghiêm của HT. Tuyên Hóa.

 

Nhưng một điều khá lý thú trong thư viện bé tí của con lại có bộ kinh Lăng Nghiêm do Giáo Sư Tuệ Quang dịch và bình luận  từ bản hán văn của HT Trí Độ (Bổn Sư của HT Trí Quang) từ năm 1948 và đã được Phật Học Viện Huyền Cơ xuất bản 1964 với lời giới thiệu của Đại Trưởng Lão HT. Thích Tâm Châu.

 

Kính đa tạ Chư Thiên Hộ Pháp đã tạo thiện duyên cho con tìm hiểu thêm bộ kinh quan trọng này trên đường tu học vì càng có nhiều tư liệu và nhiều lời chú giải uyên thâm thì những u mê mờ ám trong con đã dần dần đã hé mở nhất là với sự tin tưởng tuyệt đối của con về đại tâm chú Thủ Lăng Nghiêm.

 

Con cũng xin thú thật vì căn cơ kém nên không thể nào học thuộc 5 đệ của Đại Tâm Chú Lăng Nghiêm (chú dài nhất trong các chú nên gọi là Vua của các Thần Chú)và được biết Ngũ Bộ Chú sau này cũng giống  5 đệ trong kinh Lăng Nghiêm gồm 5 bộ đại diện ngũ phương, ngũ trí và cũng có công năng hàng phục ma chướng nên từ 2014 con chỉ đọc Ngũ Bộ Chú và tâm chú cuối cùng của kinh Lăng Nghiêm  là “Án a na lệ tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đa nể, bạt xà ra bàn ni phấn, hổ hồng độ lô ung phấn Ta bà ha”.

 

Nhưng đến 2016, con được chị bạn đạo thỉnh giùm một miếng pendant treo trong nhà với câu Thần Chú Lăng Nghiêm ngắn gọn được HT Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn ban phát  như sau: “Nam Mô Đại Phật Đảnh Ma Ha Tất Đát Đa, Bát Đát Ra” mà không hề biết những mẫu chuyện về gia đình người bị ma nhập và những linh hiển bất khả tư nghì cho dến hôm nay mới được thiện duyên nghe Giảng Sư kể trong pháp thoại này.

 

Thật là kính ngưỡng lời dạy của HT Tăng Giáo Trưởng “Sự linh hiển chỉ có ở những người hành trì tin tưởng” và từ lâu con vẫn đã được dạy rằng: “TỪ BI lực của Chư Phật kết tinh vào trong Chú. Khi ta đọc chú là cầu tha lực, từ bi lực của Phât, Bồ Tát giúo đỡ . Nếu Ta đầy lòng tin, thần lực của Chú sẽ giúp ta thấy những thói quen xấu kết tập từ bao đời, chóng chứng quả, trở nên trong sạch. Chú ví như luồng gió mạnh thổi bay tất cả bụi phiền não và các ma chướng bên ngoài “.

 

Con cũng kính tri ân GS đã tóm tắt yếu chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giống như lời của Đại Trưởng Lão HT Thích Thiện Siêu) rằng: Đây là bộ kinh Viên Giáo mà người thọ trì cần phải có một cái Tâm thật rỗng lặng thì khi nghe bất kỳ điều giảng dạy gì cũng đều THẤY như Chơn như Thật và Đạo Phật là đạo THỰC HÀNH chứ không phải để TƯỞNG.

 

Thế nên yếu chỉ được xoay quanh những điểm cốt tủy sau:

1-Nguyên nhân để chúng sinh bị luân hồi trong sinh tử đến từ THAM ÁI mà Nàng Ma Đăng Già đại diện cho tất cả chúng sinh.

2-Khuyên răn người học rộng hiểu nhiều mà không chịu hành trì mà Ngài A Nan tiêu biểu nên khi bị nạn không có cách nào tự cứu mình.

3- Chỉ ra thế nào là vọng tâm và Chơn tâm (bằng cách gạn hỏi Ngài A Nan 7 lần Tâm ở đâu) để rồi Giảng Sư đã dạy rõ theo sự thấu hiểu thông triệt của Ngài: “Tâm không ở đâu cả mà nó có là do sự tiếp xúc giữa Căn và Trần tạo nên Tâm Phan Duyên (vọng Tâm). Muốn có Chân Tâm hãy dừng tâm lại bằng Pháp SAMATHA (Thiền Chỉ) qua 9 tầng thiền lần lượt từ Sơ Thiềnà Nhị Thiền à Tam Thiền àTứ Thiền àKhông Vô Biên Xứ à Thức vô hữu xứ àVô sở hữu xứ àPhi phi tưởng xứàDiệt thọ tưởng định (Ala hán).

4- Cách chế ngự Ngũ Ấm Ma do Phật tự giảng.

5-Giới thiệu 24 cách tu để được viên chứng và cuối cùng Nhĩ căn viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm được xem là ưu việt nhất thích hợp mọi căn cơ.

 

Và để giải thích vì sao câu phát nguyện có đảnh lễ vị Đại Thế Chí Bồ Tát, có lẽ đó là Vị đại diện cho pháp tu Niệm Phật trong 24 pháp tu trên nên Giảng Sư đã kể hành trạng và tiền thân của Ngài như sau:

Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma thái tử là em của Hoàng  tử Bất Huyền là con trưởng của vua Vô Tránh Niệm mà thái tử Bất huyền là tiền thân của Đức Phật Quan thế Âm 

 Ngài vâng lời Phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:

- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.

- Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.

- Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Vương Như Lai.

Để phân biệt với Bồ Tát Quan Thế Âm luôn luôn có hình tượng Đức Phật Thích Ca trên đầu, thì Đức Đại Thế Chí có bình báu, nhưng gần đây các nhà khắc tượng đã thay đổi với đóa hoa sen xanh trên tay.

 

 

 

Lời kết:

 

Trộm nghĩ với bài pháp thoại thật tuyệt vời hôm nay và nếu thính chúng chịu khó tiếp tục học thêm Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm này với những lời chú giải từ quý dịch giả uyên thâm, hẳn người học Phật sẽ hiểu thêm về Phật pháp nhưng ....

 

Kính bạch Giảng Sư với bộ kinh dày hơn ngàn trang, ít có chúng đệ tử nào nghiên cứu và tham khảo yếu nghĩa cho tận tường dù mỗi sáng thời công phu khuya vẫn thường đọc tụng.

Với sự thông triệt và quảng bác của GS,  con còn nhớ Giảng Sư đã thường chỉ rõ trong các bài giảng về Tổ Sư Thiền về Sáu Căn hòa hợp vẫn nương nơi một Thể tánh Tịnh Minh.

 

Con kính ghi lại những câu kệ mà con đã ghi chép lại như một lời tri ân và nguyện luôn ghi nhớ thế nào là Vọng, là Chân.

Kính chúc sức khỏe Giảng Sư và kính chúc Ngài Phật Sự nào cũng viên thành.

 

Ngài A Nan hãy nghe cho kỹ

......Ai có thể lưu giữ Ông?

Người thức sao bị người trong chiêm bao ảnh hưởng?

Như ông huyễn sư khéo vẽ trong đời

Hóa ra các hình trai gái

Dù nhìn thấy các hình đó chuyển động

Hễ tắt máy thì yên lặng

Các vật huyễn đó thành ra VÔ TÍNH

Sáu căn cũng như vậy

Vẫn nương nơi một THỂ TÁNH TỊNH MINH

Phân ra thành 6 món hòa hợp

Một chỗ thành trỡ lại Sáu tác dụng đều chẳng thành

Trần cấu tức thì tiêu

Thành cái VIÊN MINH TỊNH DIỆU

 Đừng để các trần cấu nào sót lại

HOÀN TOÀN SÁNG SUỐT....Phật quyết định!

 

Kính trân trọng,

Nam Mô Đại Phật Đảnh Ma Ha Tát Đát Đa, Bát Đát Ra.

 

Huệ Hương kính trình pháp.      

         

   

 

 

.

 

 

 

 

 

 

***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 23320)
Audio: Chân hạnh phúc, bài giảng của Thầy Nhttp://quangduc.com/a51712/audio-chan-hanh-phucguyên Tạng
10/12/2013(Xem: 19321)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
06/12/2013(Xem: 22275)
"Tịnh Độ ở đâu " bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng tại Thiền Viện Minh Quang trong Khóa An Cư Kiết Đông, tối 1-7-2013
28/11/2013(Xem: 20183)
Audio: Kinh Thủy Sám (trọn bộ)
27/08/2013(Xem: 12532)
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
14/08/2013(Xem: 32707)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
09/08/2013(Xem: 6315)
Hòa Thượng Thích Minh Tâm, (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, Viện Chủ Chùa Khánh Anh Paris Pháp Quốc) giảng tại Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu năm 2006
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]