Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông) 🙏🙏🙏🌷🌷🌷

30/09/202111:53(Xem: 27797)
292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông) 🙏🙏🙏🌷🌷🌷





292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136)
Đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông)
🙏🙏🙏🌷🌷🌷🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 30/09/2021chúng con được học về Thiền Sư Viên Học, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 292 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm hai mươi tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhân nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

 

Sư Phụ giải thích:

- Cuộc đời của Sư Viên Học rất tuyệt vời, trước khi xuất gia năm 20 tuổi, Sư đã học ngoài đời các loại sách nho giáo, tứ thư ngũ kinh, đạo đức học…sau mới nghiên tầm nội điển và xin xuất gia.

Sư nhờ đã làu thông kinh điển nên khi nghe thiền sư Chân Không nói một câu Sư liền đại ngộ.

Sư áp dụng hạnh tu đầu đà, bình bát tích trượng chẳng rời thân.

 

Sư Phụ có cho xem bình bát và tích trượng. 

Sư Phụ giải thích có hai loại bình bát:

* Bình bát, tiếng phạn gọi là Bát Đa La, Tàu dịch Ứng Lượng Khí, tức là bình bát dung chứa cơm và thức ăn theo lượng của mình, quý Tỳ Kheo theo phái Nam Truyền dùng đi khất thực mỗi ngày.

* Bình bát bên phái Bắc Truyền (Việt Nam) chỉ dùng trong dịp cúng quá đường 3 tháng An Cư Kiết Hạ.

 

Sư Phụ kể về lịch sử của bình bát đầu tiên:

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, có hai thương gia đang đi ngoài đường nghe chư thiên bảo tới Bồ Đề Đạo Tràng cúng dường cho Đức Thế Tôn mới thành đạo.

Lúc đó, Đức Thế Tôn chưa có bình bát, Trời Tứ Thiên Vương đem bốn bình bát xuống cúng dường cho Đức Thế Tôn. 

Đức Thế Tôn nhận hết và dùng thần lực biến bốn bình bát thành một thời và sử dụng trong suốt 45 năm.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, bình bát được chuyển từ Ấn Độ qua Pakistan, rồi chuyển trở về Ấn Độ, kế đến chư thiên thỉnh về cõi trời Đâu Xuất cho chư thiên chiêm bái và cúng dường. Sau bảy ngày thì đem xuống giữ ở Long Cung cho tới khi Đức Di Lặc đản sinh, Trời Tứ Thiên Vương một lần nữa xuống Long Cung thỉnh bình bát về cúng dường cho Đức Phật Di Lặc.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, chiếc bình bát này được chúng đệ tử làm bằng đá rắn đường kính khoảng 1,7 mét và độ dày của vành là 18 cm, nặng khoảng 400 kg, có màu xanh đen huyền bí. Bình bát được khắc hoa sen bên ngoài với độ bóng cao, đặc trưng của kiến trúc đá thời kỳ Maurya (thời vua A Dục), lúc đầu bình bát này được tôn trí tại thành Tỳ Xá Ly để chiêm bái. Rồi về sau, Hồi giáo tấn công Ấn Độ thay thế Phật giáo và bằng cách nào đó các câu kinh Koran đã được khắc ghi trên chiếc bát, có lẽ khoảng thời gian của Mahmud Ghazni trong thế kỷ 11. Chính những kinh Koran này đã giúp bảo vệ kiệt tác này khỏi bàn tay sắt của người Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua. Vào cuối những năm 1980 trong cuộc nội chiến của Afghanistan, Tổng thống Najibullah đã đưa chiếc bát đến Bảo tàng Quốc gia của Kabul. Khi Taliban lên nắm quyền và bắt đầu phá hủy tất cả các đồ tạo tác không thuộc Hồi giáo, câu kinh Koran một lần nữa đã bảo tồn chiếc bát. Ngày nay, chiếc bát được trưng bày ở lối vào của bảo tàng Kabul.


binh bat cua Duc Phat
Ngày nay, chiếc bát được trưng bày
ở lối vào của bảo tàng Kabul, Afghanistan

thich nguyen tang (1)binh batthich nguyen tang (2)


 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa các khoen trên cây tích trượng:

Tích trượng còn được gọi là thiếc trượng vì làm bằng kim loại khi lắc thì tạo ra âm thanh, ngày nay quý Sư không còn dùng để đi khất thực và được thay thế bằng cây dù để che nắng.

- hai khoen trên biểu trưng cho nhị đế: tục đế và chân đế.

- bốn khoen cạnh: biểu trưng cho thai sanh, thấp sanh, noãn sanh, hoá sanh.

- ba vòng trên cây phần dưới: biểu trưng cho tam đồ ác đạo.

- ba vòng trên cây phần trên: biểu trưng cho Tam Bảo: Phật Pháp Tăng hoặc Tam Vô Lậu Học: giới định tuệ, để dẫn dắt chúng sanh thoát ra khỏi tam đồ ác đạo.

- Vòng trên cùng (thứ 7): biểu trưng giải thoát, vượt ra ngoài vòng luân hồi lục đạo.

- tám khoen nhỏ biểu trưng cho Bát Chánh Đạo, con đường dẫn dắt chúng sanh đến Niết bàn an vui.

 

Trong thời Đức Phật, chư Tăng dùng tích trượng khi đi khất thực như là một công cụ để bảo hộ thân mạng khi gặp thú dữ hoặc kẻ ác tấn công, ngày nay các nước Phật giáo Nam Truyền không còn sử dựng tích trượng nữa, nhưng bên Phật giáo Bắc Truyền vẫn còn sử dụng, chủ yếu để thiết trí trang hoàng để trang nghiêm nghi trượng bên trong Tổ Đường, bày trí chung với bê, tích và lộng, biểu trưng cho trí tuệ & giới hạnh, hoặc tích trượng còn sử dụng trong tang lễ, quý Hòa Thượng, Thượng Tọa chủ sám cầm tích trượng trong lễ tang, biểu trưng cho quyền năng uy nghiêm của vị sám chủ, vị này cầm gậy tích trượng đứng trước quan tài để thuyết linh khai thị cho người quá cố, sau đó lắc tích trượng 3 lần hoặc chống mạnh gậy xuống đất 3 lần để bắt đầu di quan.

Thiền Sư Viên Học ngoài công hạnh gìn giữ bình bát và tích trượng như một pháp hành của phạm hạnh, ngài còn tuỳ phương giáo hoá,  sửa cầu đắp đường giúp đời, Sư đứng ra làm trước rồi sau đó mới kêu gọi mọi người.

 

Quả phước của những người đích thân đắp đường, xây cầu là vô biên, không thể tính kể được, kiếp sau họ luôn có đầy đủ 5 phước báo: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ. Họ là những người giàu có, có đôi chân khỏe mạnh, có cuộc sống hanh thông và hạnh phúc.

 

Sư Phụ kể chuyện “người đào hầm” trong tác phẩm “Góp Nhặt Cát Đá” do cư sĩ Đỗ Đình Đồng dịch. Chuyện kể rằng: Zenkai, con trai một Samurai, du hành đến Edo và trở thành người hầu cận của môt viên chức cao cấp ở đó. Zenkai phải lòng với người vợ của viên chức này và việc đó bị phát giác. Để tự vệ, Zenkai đã giết người chồng và dẫn người vợ tẩu thoát. Sau đó cả hai trở thành những tên ăn cắp, nhưng người đàn bà này quá tham lam khiến Zenkai chán nản và khinh bỉ. Cuối cùng Zenkai đã từ bỏ người đàn bà và đến một tỉnh xa tên là Buzen. Ở Buzen để chuộc lại tội lỗi giết người ở quá khứ, Zenkai quyết định làm một việc tốt trong đời mình. Biết có một đường nguy hiểm băng qua núi đá, từng khiến nhiều người bị thương và mất mạng, nên Zenkai phát tâm đào một con đường hầm xuyên qua núi đá này. Ban ngày xin ăn, ban đêm đào núi. 30 năm sau, Zenkai đã đào được dài 695 mét, chiều cao 6 mét và chiều rộng 9 mét. Hai năm trước khi công trình hoàn tất, người con trai của viên chức bị Zenkai giết khi xưa, đã học kiếm thành tài và tìm được Zenkai để trả thù.

Zenkai quỳ dưới chân chàng trai van nài: “Tôi sẽ dâng thân mạng cho cậu, nhưng hãy cho tôi thêm thời gian để làm xong công việc này. Khi xong việc, cậu có thể giết tôi.”

 

Chàng trai đồng ý đợi đến ngày xong việc. Nhiều tháng trôi qua và Zenkai vẫn tiếp tục đào đường. Người con trai cảm thấy chán nản vì không có việc gì làm nên thay vì ngồi chờ, chàng trai đã bắt đầu giúp kẻ thù của mình đào hầm. Sau khi giúp Zenkai hơn một năm, chàng trai đã trở nên kính phục dũng chí và tư cách của Zenkai. Cuối cùng con đường hầm đã hoàn thành và dân làng có thể qua lại an toàn.

Zenkai bảo với chàng trai: “Bây giờ việc đã xong rồi, cậu hãy chém đầu tôi đi!”.

Chàng trai đã thưa qua làng nước mắt: “Làm sao con có thể cắt đầu thầy được?”


Sư phụ nhấn mạnh rằng qua câu chuyện này kẻ giết người Zenkai đã “lấy công chuộc tội”, ông đã khổ nhọc và thành tâm trên 30 năm để đào thành công con đường hầm đã giúp hóa giải mối thù sâu đậm của người con trai.

 

Về sau, Sư trùng tu ngôi chùa Quốc Thanh ở làng Phù Cầm và đúc một quả chuông. Sư có làm bài kệ hóa duyên:

Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,
Vô minh che đậy mải mê say.
Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
Thần lười dứt sạch, được thần thông.

(Lục thức thường hôn chung dạ khổ,
Vô minh bị phú cửu mê dung.
Trú dạ văn chung khai giác ngộ,
Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.)

 

Sư Phụ giải thích:

- Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,

Vô minh che đậy mải mê say.

Sáu thức gồm có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân & ý thức. Ý thức là quan trọng nhất, chỉ cần giữ cửa ý thức, không cho giặc vào nhà mình để quấy phá là việc cần làm của hành giả, sư phụ đã dẫn chứng 2 câu kinh Pháp cú số 1 và số 2, phẩm Song Yếu để giải thích cho ý tưởng này:

 


1. Dẫn đầu các pháp là Tâm
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng, hành động thường tình
Với Tâm ô nhiễm, nghiệp sinh khổ sầu
Tâm ô nhiễm, khổ theo sau
Như xe bò kéo lăn vào dấu chân

2. Dẫn đầu các pháp là Tâm
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng, hành động thường tình
Với Tâm thanh tịnh, nghiệp sinh vui vầy
Như hình với bóng sánh vai
Tâm thanh tịnh với an vui, bóng, hình

 

(Chuyển vần lục bát của Cư Sĩ Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương)

- Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,

Thần lười dứt sạch, được thần thông.

Tiếng chuông chùa văng vẳng đi vào không gian như có một thần lực đi vào lòng người làm xoa dịu mọi tâm tư phiền não.

Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng

Xa rời địa ngục qua hầm lữa

Bồ Đề thêm lớn, tuệ sáng ngần

Nguyện thành như Phật độ chúng sanh

Sư Ông Nhất Hạnh cũng viết bài kệ:

“Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng thân an miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi”.

Chư Tổ Sư cũng dạy bài kệ sau để cảnh báo chúng đệ tử không được lười biếng ngủ nướng khi nghe tiếng chuông mà chịu ngồi dậy, mai sau sẽ đọa vào loài rắn:

Văn chung ngọa bất khởi
Hộ Pháp Thiện Thần sân
Hiện đời giảm phước huệ
Lai đáo đọa sà thân.

Có nghĩa là: “Nghe tiếng chuông mà không thức dây, hộ pháp long thiên tức giận, hiện đời phước huệ tiêu mòn và đời sau sẽ đọa làm thân rắn.

Sư phụ cũng nhắc lại pháp Tứ Chánh Cần trong 37 phẩm trợ đạo, một pháp hành cần yếu để tiêu diệt ông thần lười biếng như lời của Thiền sư Viên Học:

1/Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh
2/Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh
3/Tinh tấn khởi niệm và làm điều lành ngay bây giờ
4/Tinh tấn phát triển mạnh những điều lành đã phát sanh

Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư (1136) nhằm năm Bính Thìn ngày 14 tháng 6, Sư thị tịch, thọ sáu mươi bốn tuổi.

Môn đệ là Ngô Thông Thiền, Lưu Vương Nhân, Lữ Pháp Hoa, Châu Diệu Dụng... thu di thể Sư xây tháp thờ.

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Học do Thầy Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

Nội điển nghiên tầm ngoại điển thông
Vừa nghe yếu chỉ bởi Chân Không
Tâm tư tỏ rạng thiền khai sáng
Ý chí tinh tường đạo thấu cùng
Áo nạp che thân hành chánh pháp
Cơm rau lót dạ xiễn chân tông
Oai nghi tế hạnh gìn viên mãn
Viên Học một đời rạng ánh quang

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Viên Học, Sư có một cuộc đời rất nhẹ nhàng tự tại theo hạnh đầu đà, một bình bát và một tích trượng đơn sơ, nhưng ngoài đường đạo Sư còn dấn thân sửa cầu đắp đường trên bước đường du phương khất thực. Sư có đúc một quả chuông và để lại bài kệ hoá duyên với huyền lực của tiếng chuông chùa đi vào lòng người làm tỉnh thức “Thần lười dứt sạch, được thần thông”, thật tuyệt vời. Bạch Sư Phụ, con cũng kính cảm say mê tiếng chuông chùa của Sư.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 





292_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Hoc




Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136)
Đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi  
(Thời Vua Lý Thần Tông)



Kính dâng Thầy bài viết về Thiền sư Viên Học sau khi đã nghiệm ra những công năng diệu dụng của Tiếng chuông khuya và tối mà Thầy đã khởi xướng livestream từ khi đại dịch thế kỷ hoành hành khiến cho chúng đệ tử không thể đến chùa được . Kính tri ân Thầy với bài pháp thoại quá tuyệt vời để tìm lại những mẫu chuyện Thiền Nhật Bản từ tác phẩm Góp Nhặt Cát Đá để thấy rằng Phật Pháp tại thế gian bất ly thế gian giác và cuối cùng ngưỡng phục Thầy về trí nhớ tuyệt hảo và biện tài vô ngại khi giảng pháp mà nói pháp là chất liệu thứ 15 để vào cõi Phật Thanh Tịnh và dường như Thầy đã hội đủ . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Những ai nhà  cách xa chùa và lại ở đô thị ( trường hợp người viết ) nên mỗi sáng sớm trong thời công phu khuya  ít khi dám thỉnh chuông sau khi lạy ân đức  Tam Bảo tuy biết rằng tiếng chuông chính là sứ giả của Phật, cùng một lúc gửi đến muôn người ...và nếu có phương tiện thường phải đợi đến công phu chiều mới thỉnh chuông và khấn nguyện :

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,

Thiết vi u ám tất giai văn,

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,

Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác (0).

Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, 

Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, 

Cõi trần trong sạch đều thông suốt

 Giác ngộ sanh linh cả mọi loài. (0) 

Mãi đến khi đại dịch hoành hành , nơi nơi bị lockdown và TT Trụ tlrì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên  Tạng có sáng kiến tạo ra hai thời khoá mỗi ngày với livestream  .... vào buổi khuya và buổi tối  thỉnh đại hồng chung nhờ đấy mà chúng đệ tử mới lắng nghe và đón nhận trọn vẹn . Và dường như mỗi khi ta nghe được  thì âm  vang ấy đã len quyện vỗ về bao thân phận khốn cùng, khổ nhọc; đánh thức chúng ta hãy tinh giác đừng chìm đắm trong cuộc mộng nhân sinh nữa .

Tiếng chuông ngân buổi sớm từ  5:30 am - 6:30 am từ thưa đến nhặt, thúc giục hành giả tinh cần tu học, đánh thức mọi hành giả  chỗi dậy đón chào một ngày mới tinh khôi hãy thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm trong sinh tử luân hồi .

 Tiếng chuông ngân buổi chiều buổi tối thường là từ 17:30đến 18:30, từ nhặt đến thưa, nhắc nhở một ngày qua đi, cuộc đời khép dần theo bóng hoàng hôn tàn úa , nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người .

Đây là âm vang bài kệ thỉnh chuông được livestream :

Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao âm,

Thượng thông thiên đường, hạ triệt địa phủ. (0)

Hồng chung khởi thỉnh tiếng ban đầu, 

Bảo kệ ngâm cao thoát nhiệm mầu,

Trên thấu Thiên Đường vui an lạc, 

Dưới thông Địa ngục diệt khổ đau (0)

*Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu khổ bổn tôn, Cứu bạt minh minh đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0)

 

Và từ đấy ....Nghe tiếng chuông đã trở thành phương tiện tỉnh thức ....Mỗi khi nghe chuông giúp  ta quay trở về để tiếp xúc với cuộc sống trong giây phút hiện tại.

[ Listening to the bell I feel the afflictions in me begin to dissolve. My mind calm, my body relaxed. A smile is born on my lips. Following the sound of the bell. My breath brings me back to the safe island of mindfulness. In the garden of my heart, the flowers of peace bloom beautifully. (0) 

We sit upright with dignity and return to our breathing. We bring our full attention to what is within and around us. We let our mind become spacious and our heart soft and kind (0) ]

HT Thích Nhất Hạnh với lời thơ tuyệt vời đã giúp đại chúng trở về chánh niệm, buông xả mọi chấp trước , trở về thực tại không còn đánh mất chính mình như sau : 

Nghe chuông phiền não tan mây khói 

Ý lặng thân an, miệng mỉm cười

Hơi thở theo chuông nương chánh niệm 

Thân tâm hoa Tuệ mới xanh tươi 

Theo sử liệu trước  đây  vào giữa thế kỷ 12 bài kệ Văn Chung  của thiền sư Viên Học đã  được đưa vào Thi đàn thời Lý như sau : 


                    (Lục thức thường hôn chung dạ khổ,
                    Vô minh bị phú cửu mê dung.
                    Trú dạ văn chung khai giác ngộ,
                    Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.)  

HT Thích Thanh Từ dịch 

                    Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,
                    Vô minh che đậy mải mê say.
                    Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
                    Thần lười dứt sạch, được thần thông.
Ngô tất Tố dịch 

Sáu căn ám ảnh, khổ đêm dài,
Tăm tối sinh ra biếng nhác hoài.
Hôm sớm nghe chuông hồn tỉnh thức,
Thần thông được gặp, hết thần lười.

Phạm đình Nhân dịch 

Sáu thức tối tăm khổ đêm trường

Vô minh che lấp mịt mờ sương

Ngày đêm chuông thỉnh tâm khai ngộ

Thần lười chết sạch, được thần thông

Nguyễn văn Dũng dịch 

Sáu thức tối mờ khổ sắc không

Vô minh sinh biếng nhác mê lầm

Đêm ngày nghe chuông chùa bừng tỉnh

Thần lười rũ sạch được thần thông

Trương Việt Linh dịch 

Sáu thức mịt mờ khổ suốt đêm

Vô minh che lấp mãi mê lầm

Tiếng chuông sớm tối bừng khai ngộ

Dứt được thần lười đạo pháp thông

Với bài kệ này ... Thiền Sư Viên Học  đã dạy đúng như lời Đức  Phật trong kinh Pháp Cú Phẩm Song Yếu : 

Dẫn đầu các pháp là Tâm 

Tâm kia là chủ là nguồn tạo sinh 

Nói năng, hành-động, thường tình 

Với Tâm  ô nhiễm khổ nghiệp sinh khổ sầu 

Như xe chuyển bánh theo trâu kéo hoài.

(Kệ số 001)

Dẫn đầu các pháp là Tâm 

Tâm kia là chủ là nguồn tạo sinh 

Nói năng, hành-động, thường tình

Với Tâm thanh tịnh an vui theo liền  

Khác nào bóng chẳng lià hình.

(Kệ số 002)

 và Sư Phụ Ngài ..Thiền  Sư Chân Không đã khai thị  “Khai minh chiếu khắp cõi Ta bà,"

Nghĩa là tu đến lúc giác ngộ thì tâm thanh tịnh sáng suốt chiếu khắp Tabà,  ...để thấy thần thông diệu dụng chính là làm chủ Thân Tâm mình  tỉnh thức và chánh niệm tại đây và bây giờ ngay trong thực tại ...Đó cũng chính là thu thúc lục căn và đừng lười biếng , giải đãi như kệ Pháp cú 

Ai chạy theo thú-vui vật-chất,

Chẳng giữ-gìn, kiểm-soát giác-quan,

Chẳng điều-độ việc uống ăn,

Lại thêm lười-biếng, chẳng năng-lực gì,

Bị Ma-quân tức thì quật ngã,

Như gió to nhổ cả cây mềm.

(Pháp Cú Kệ số 007)

 

Ai khéo quán tấm thân bất-tịnh,

Khéo giữ-gìn, chấn-chỉnh các căn,

Biết điều-độ việc uống ăn,

Vững tin Tam-Bảo, siêng-năng tinh-cần,

Ma nào khuấy, nếm phần thất-bại,

Như núi đá sao ngại gió to?

( Pháp Cú Kệ số 008)

Kính trân trọng, 




Kính ngưỡng Thiền Sư Viên Học

Tuy 20 tuổi mới bắt đầu nghiên cứu nội điển (1)

Nhưng luật nghi hoàn bị, thiền học rất cao thâm

Hạnh đầu đà ....Áo nạp quanh năm,

....bình bát , tích trượng chẳng rời thân (2-3 )

Hạnh sửa cầu, đắp đường luôn thực hiện trước (4)

Kính đa tạ Giảng Sư...giải thích từng chi tiết lần lượt

Trình bày hai pháp khí và câu chuyện Zenkai (5)

Xây cầu, sửa đường ...công đức thật rõ bày

Và giáo lý Phật Pháp ẩn chứa trong bài thi kệ (6)

 

Sáu Căn tiếp xúc cảnh tạo Sáu thức tương hệ (7)

Nhờ tiếng chuông tỉnh thức .. giải đãi không còn (8)

Cần Tứ chánh cần trong 37 phẩm trợ đạo phụ giúp hơn (9)

Làm chủ thân tâm, thần thông diệu dụng sẽ đến !

Kính tri ân Giảng Sư ..công năng âm thanh Chuông vô bờ bến!

Nam Mô Thiền Sư Viên Học tác đại chứng minh .

 

Huệ Hương 

Melbourne 30/9/2021 

 

thich nguyen tang 6thich nguyen tang 4a
thich nguyen tang 4thich nguyen tang

Chú thích :

 (1) 

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. 

Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm 20 tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhơn nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. 

Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. 

(2) Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa

** Bình bát Tiếng Phạn là Bát Đa La (Sanskrit patra – Haùn 鉢 盂, dịch là Ba Đa La, Bá Đát La, Bát Hòa La…) lại gọi là Bát vu, ứng pháp khí, ứng lượng khí. Bát vu là một trong những pháp khí mà Tỳ kheo phải mang theo bên mình dùng để khất thực cho nên bình bát là Pháp khí thường thấy trong nhà Phật. 

Trong Phật giáo, nguyên do Phật chế định cho hàng Tỳ kheo trì bát có rất nhiều câu chuyện.như  Kinh Luật chép rằng: Đức Phật sau khi thành đạo bảy ngày không có thức ăn để dùng, bấy giờ hai vị thương buôn là Đề Vị và Ba Lợi được thổ thần mách bảo, nên hai người đem dâng lên Phật mật ong. Phật bèn nghĩ, chư Phật đời quá khứ đều dùng bình bát để nhận thức ăn, nhưng hiện tại Ta không có bình bát thì phải làm sao? Bốn vị Thiên Vương biết được tâm niệm của Phật, bèn đem bình bát đến dâng Phật. Phật nghĩ bốn cái bát nầy làm sao sử dụng cho hết. Thế là Ngài đem bốn cái xếp chồng lên, rồi để trong lòng bàn tay trái, tay phải đè lên trên dùng thần lực biến thành một cái bát. Bình bát bằng đá xanh nầy của Phật có thể đựng ba đấu, trọng lượng của nó rất nặng.

(3) 

Tích trượng tiếng Phạn là Khakhara (Khiết khí la), Khích Khí La, cũng dịch là “Thanh trượng”, “Minh trượng”. “Trí trượng”, “Đức trượng”, “Kim tích trượng” là một trong những pháp khí của Phật giáo. 

Khi còn tại thế, Đức Phật giải thích Tích trượng: “Tích có nghĩa là Khinh, có nghĩa là nhờ chiếc gậy đức hạnh và trí tuệ nầy mà phiền não được nhẹ đi và sớm ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi. Tích cũng có nghĩa là Minh, nghĩa là được trí huệ sáng suốt, là hết khổ não”.

Trên đầu tích trượng sở dĩ có 12 vòng khoan là biểu trưng cho Thập nhị nhân duyên mà Đức Phật giác ngộ được để chứng thành đạo quả. Từ đó, Ngài đem Thập nhị nhân duyên để giáo hóa chúng sinh vì muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý nhằm chỉ rõ  mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo Giới, Định Tuệ , thực hành đúng theo lời Phật dạy để vượt thoát tứ sanh ( noãn, thai ,thấp , hoá sanh ) và tam đồ ác đạo ( địa ngục , ngạ quỷ, súc sanh ) 

Tích trượng trong Phật giáo là một trong những món đồ mà một tu sĩ phải mang theo bên mình khi đi đường. Công dụng chính của nó bao gồm để tự vệ, xua đuổi côn trùng thú dữ, và để tạo âm thanh hỗ trợ cho việc khất thực. Tuy nhiên, ngày nay trong Phật giáo Tích trượng dường như không còn có công dụng như thời kỳ đầu, ở các nước theo Phật giáo nguyên thủy hầu như không còn thấy xuất hiện trong đời sống tu sĩ, còn ở nhánh Phật giáo Bắc truyền, Tích trượng đã được chuyển đổi công năng khá rõ rệt. Tích trượng không còn tính thực dụng của nó, thay vào đó Tích trượng chỉ xuất hiện nhiều trong các lễ nghi của Phật giáo Bắc truyền. 

(4)  Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người

Về sau, Sư trùng tu ngôi chùa Quốc Thanh ở làng Phù Cầm và đúc một quả chuông. 

(5) tích truyện trích từ tác phẩm Góp nhặt cát đá do Đổ Đình Đồng phiên dịch : 

Zenkai, con trai một Samurai, du hành đến Edo và trở thành người hầu cận của môt viên chức cao cấp ở đó. Zenkai yêu người vợ của viên chức này và việc đó bị phát giác. Để tự vệ, Zenkai giết người chồng và dẫn người vợ tẩu thoát.

Sau đó cả hai trở thành những tên ăn cắp, nhưng người đàn bà quá tham lam khiến Zenkai trở nên khinh bỉ. Cuối cùng Zenkai bỏ người đàn bà và đến một tỉnh xa tên là Buzen. Ở Buzen để chuộc lại dĩ vãng Zenkai quyết định làm một vài việc tốt trong đời. Biết trên sườn núi đá có một con đường nguy hiểm đã làm nhiều người bị thương và thiệt mạng, Zenkai quyết định đào một con đường hầm xuyên qua núi đá.

Ban ngày xin ăn, ban đêm đào núi. Khi Zenkai hơn 30 tuổi thì đường hầm đã đào được dài 695 thước, cao 6 thước, rộng 9 thước.

Hai năm trước khi công việc hoàn thành, một người con trai của viên chức bị Zenkai giết, đã học kiếm và trở nên một người giỏi kiếm thuật, tìm được Zenkai và muốn giết Zenkai để báo thù cho cha.

Zenkai nói:

“Tôi sẽ dâng mạng cho anh, nhưng hãy cho tôi làm xong công việc này. Khi công việc hoàn thành anh có thể giết tôi cũng được.”

Người con trai đồng ý đợi đến ngày xong việc. Nhiều tháng trôi qua và Zenkai vẫn tiếp tục đào đường. Người con trai trở nên chán nản vì không có việc gì làm nên anh bắt đầu giúp Zenkai đào đường. Sau khi giúp Zenkai hơn một năm, anh ta trở nên kính phục dũng chí và tư cách của Zenkai.

Cuối cùng con đường hầm đã hoàn thành và người ta có thể qua lại an toàn.

Zenkai bảo:

“Bây giờ việc đã xong rồi, hãy chém đầu tôi đi!”

“Làm sao con có thể cắt đầu thầy được?” Người thanh niên hỏi qua làn nước mắt.

Ở câu chuyện này công hạnh khổ nhọc đào đường hầm của Zenkai đã cảm hóa được mối thù sâu đậm của người con trai. Ngoài việc này Zenkai còn hưởng vô lượng phước ở vị lai. Tuy nhiên, dù sao ông cũng phải trả quả báo giết người và đoạt vợ ở một kiếp khác.

(6 bài kệ Văn Chung được ghi lại trong thi đàn Lý Trần
                    (Lục thức thường hôn chung dạ khổ,
                    Vô minh bị phú cửu mê dung.
                    Trú dạ văn chung khai giác ngộ,
                    Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.)  

HT Thích Thanh Từ dịch 

                    Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,
                    Vô minh che đậy mải mê say.
                    Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
                    Thần lười dứt sạch, được thần thông.

(7) 

Chúng ta phải nhận thức rằng lục căn, lục thức và lục trần đều là những pháp giả dối, không thật. Thế nhưng lục căn (nội thân) vì có thói quen tiếp xúcvới lục trần (ngoại cảnh) bởi vì lục trần luôn luôn có sức hấp dẫn làm lục căn bị mê hoặc. Do đó khi lục thức (ý niệm và tư tưởng) được phát sinh thì trong tâm của chúng ta chất chứa toàn là vọng tưởng, thay đổi không ngừng. Muốn cho lục căn không bị ngoại cảnh (lục trần) cám dỗ thì chúng ta phải giữ cho tâm được hoàn toàn thanh tịnh và loại bỏ mọi chấp trước thì vô minh và vọng tưởng sẽ bị tiêu diệt. Nhớ lại ngày xưa trước khi Đức Phật chứng quả Niết Bàn thì chính Ngài cũng phải chiến đấu ngày đêm với bọn Ma vương. Trong thì có ngũ uẩn ma, pháp hành ma, tứ diệt ma, còn ngoài thì có chư thiên ma.
  Và vạn vật tạo hợp vô cùng phức tạp đó là trùng trùng duyên khởi. Tại sao có thể cấu trúc được những vật vô cùng phức tạp và tinh tế như vậy ?

 Vì cái nền hay cơ bản của nó là Phật tánh, tánh giác ngộ, tánh biết, thuật ngữ Phật giáo gọi là Chánh biến tri, tức cái biết bất nhị (không có năng tri và sở tri) cùng khắp không gian và thời gian, không có hạn lượng. 

Cái biết đó tạo ra vũ trụ, thiên hà, mặt trời, hành tinh, vạn vật, con người. Đúng ra vạn vật ban đầu chỉ có Sắc (vật chất) mà chưa có Danh (tên gọi) chỉ khi có con người xuất hiện, có ý niệm mới có tên gọi.

Tánh thấy tạo ra nhãn căn (mắt). Tánh nghe tạo ra nhĩ căn (tai). Tánh ngửi tạo ra tị căn (mũi). Tánh nếm tạo ra vị căn (lưỡi). Tánh sờ mó tiếp xúc tạo ra thân thể (thân căn), thân thể có nhiều cơ quan nội tạng giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng theo một chương trình thông tin di truyền chứa trong nhân tếbào gọi là nhiễm sắc thể (DNA DeoxyriboNucleic Acid). Tánh biết tạo ra ý căn (não bộ) là trung tâm tổng hợp và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể và từ đó có khả năng suy nghĩ trừu tượng nhờ vào khả năng ghi nhớ của các tế bào thần kinh

Các pháp (dharma, pháp là thuật ngữ Phật giáo có nghĩa rất rộng, chỉ chung tất cả mọi sự vật là vật chất, kể cả những vật không hiện hữu như lông rùa, sừng thỏ, và mọi khái niệm của tinh thần, lý trí, tình cảm…đều được gọi là pháp) trở thành đối tượng của ý căn. 

Như vậy đối tượng của ý căn rất rộng lớn, bao gồm mọi lĩnh vực, từ vật chất tới tinh thần. Mọi hoạt động của xã hội loài người từ sản xuất vật chấtđến văn hóa, nghệ thuật, triết học, văn học, khoa học, lịch sử, luật pháp đều thuộc về ý thức.

Sự giao tiếp giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) và lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) phát sinh lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức). Phật giáo gọi chung lục căn, lục trần và lục thức là 18 giới hay nói rõ hơn là 18 cảnh giới. Tất cả 18 cảnh giới đều là tâm cảnh chứ không phải vật cảnh, vì vật xét cho cùng là không có thật, mặc dù lục căn và lục trần phần lớn là vật chất, chỉ có pháp trần có thể một phần là tinh thần, bởi vì não phải nhận thông tin từ các giác quan, so sánh với dữ liệu lưu trữ trong ký ức mới có được nhận thức. Nếu ký ức không có dữ liệu, ví dụ đứa trẻ sơ sinh, không có gì để so sánh, thì nó không hiểu không biết gì cả. Có những đứa trẻ chưa học mà biết, đó là do ký ức của nó còn lưu lại những dữ liệu của kiếp trước. Đối với người giác ngộ, đã mở được a-lại-da thứcthì biết cả quá khứ vị lai, vì bản chất đích thực của pháp giới là vô thủy vô chung, không có không gian, không có thời gian, không có số lượng.

Lục thức là cái biết của nhất niệm vô minh, khi bộ máy hoạt động, từng ý niệm được phát sinh liên tụckhông ngừng nghỉ, tạo thành một dòng ý thức. Dòng ý thức này được mạt-na thức nhận là của nó, hình thành bản ngã, thông tin của ý thức được tích lũy trong a-lại-da thức. Khi một người chết đi, xác thân tan rã, lục căn không còn, nhưng thông tin vẫn còn nguyên trong a-lại-da thức. Hay  là thần thức là năng lực chuyển tiếp trước khi đầu thai vào một kiếp sống mới, tùy theo nghiệp chướng mà sẽ đi vào một trong lục đạo (sáu đường) từ cao xuống thấp như sau, 3 đường trên là thiện đạo có phước báo, 3 đường dưới là ác đạo 

(8) 

Giai đãi nằm trong Đại tuỳ của 20 tuỳ phiền não 

Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại: 

I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vitương ưng nhỏ hẹp, nên gồm có 

(1. Phẫn: Giận. 2. Hận: Hờn. 3. Phú: Che giấu.4. Não: Buồn buồn. 5. Tật: tật đố, ganh ghét. 6. Xan: Bỏn xẻn.  7. Cuống: Dối. 8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. 9. Hại: Tổn hại 10. Kiêu: Kiêu căng. )

II. TRUNG TUỲ, có hai món là Vô tàm và Vô quý; 

(11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. 12. Vô quý: Không biết thẹn với người)

III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. . 

(13. Trao cử: Lao chao. 14. Hôn trầm  Mờ tối trầm trọng15. Bất tín: Không tin. tịnh. 

16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tinh tấn và tăng trưởng tánh nhiễm ô. 

17. Phóng dật: Buông lung. 18. Thất niệm: Mất chánh niệm. 19. Tán loạn: Rối loạn. 

20. Bất chánh tri: Biết không chơn . ) 

(9)  Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. 

Bốn phép tinh tấn ấy là:

Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.

Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.

Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.

Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh






youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 13076)
Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993) Đệ Ngũ Thiền Phái Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 11/03/2021 (28/01/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang​ Tu hành việc khó phải gia công Sự nghiệp bồn bề cố gắng xong Pháp yếu nguyện ghi lòng nhớ mãi Mật tâm truyền dạy ý sen trong Ra đi dứt khoát không bày tỏ Ném gậy dặn dò vẫn cảm thông Biết trước giờ đi ngồi tĩnh lặng Thoát ngoài tam giới nhập chân không. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 https://www.facebook.com/ThichNguyenT...​ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fran
09/03/2021(Xem: 13644)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Diên Chiểu hôm nay . Kính bạch Thầy đến hôm nay con mới tỏ rõ được thế nào là Tâm Huyền và Tứ liệu giản đồng thời "Lấy chốt tháo chốt " Kính tri ân Thầy với bài pháp thoại nầy đã minh chứng lời Nguyễn Trải " người còn ngữ ngôn phân biệt còn nhiều vọng tưởng " . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Một trong những đại thiền sư của tông phong Lâm Tế Đệ tử triệt ngộ thấy Tánh ... rạng danh Thầy Được Sư Phụ Huệ Ngung ấn khả với câu này : “Dưới gậy Vô Sanh Nhẫn Gặp Cơ chẳng thấy Thầy “ Mới hay ngôn ngữ văn chương thường sinh vọng tưởng !
09/03/2021(Xem: 15293)
Dù thông báo trên đây được phổ biến chưa được một tuần trên các trang mạng Phật Giáo Úc Châu và Mỹ quốc, và đó là lời đầu tiên mà TT Thích Nguyên Tạng đã góp ý ngay khi chương trình bắt đầu trực tuyến ....."nên dự trù lập trình khoảng 3 tuần để tiện việc quý vị tham dự có thời gian sắp xếp ". Thông báo như sau : " Buổi Thỉnh Vấn- Trò chuyện Liên Châu với Thượng toạ Thích Nguyên Tạng, Trú trì Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu và Cư Sĩ Trần Việt Long, San Jose, Califoria vào lúc 2:30pm Chủ nhật (Giờ California), ngày 07/03/2021 tại FB này và tại website TKNews.TV, giờ Úc Đại Lợi 9:00 am ngày 8/3/2021 Điều hợp chương trình: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo và Quảng Hải Phan Trung Kiên "
06/03/2021(Xem: 14759)
Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952), Đệ Tam Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 05/03/2021 (23/01/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Facebook:https://www.facebook.com/tuvien.quangduc​ Như bên vực thẳm lướt trên băng Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng Việc ác không theo thường khắc kỷ Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng Công viên quả mãn nên cơ nghiệp Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn Thị tịch vô sanh luôn tự tại Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 https://www.facebook.com/tuvien.quangduc​ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45a
04/03/2021(Xem: 14519)
Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại trong mùa đại dịch ! Trái với sự háo hức chờ đón những bài pháp thoại về các 40 thiền sư trong tông phái Lâm Tế ....như TT Thích Nguyên Tạng - Trụ Trì Tu viện Quảng Đức có hứa ( trong lời chúc Tết Tân Sửu vào mùng ba ) hôm nay tôi lại được thông báo trước hai giờ pháp thoại bắt đầu với đề tài dành cho buổi đầu tiên trở lại ... đó là “Giới thiệu sách mới”. Vì ít vào xem các trang Facebook nên khi mở máy để vào online tôi mới đọc được một tin trên trangnhaquangduc Facebook, Thầy cám ơn Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ về hai thùng sách gửi tặng từ trước Tết và tôi tự suy đoán ....có lẽ sẽ giới thiệu những tác phẩm này chăng dù chưa biết nội dung sách mới này nói gì ....?
04/03/2021(Xem: 12939)
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Hưng Hoá Tồn Tương, là đệ nhị tổ thuộc tông Lâm Tế, kế tiếp ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị tổ thứ sáu sau Lục Tổ Huệ Năng. Sư phụ đã sơ lược lại thứ tự các đời của chư vị Tổ Sư sau Lục Tổ Huệ Năng như sau: - Đời thứ nhất: Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng - Đời thứ hai: Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất - Đời thứ ba: Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải - Đời thứ tư: Thiền Sư Hoàng Bá Hy Vận - Đời thứ năm:Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền - Đời thứ sáu: Thiền Sư Hưng Hóa Tồn Tương
14/02/2021(Xem: 14633)
Kính bạch Thầy, thật xúc động hôm nay được nghe tiếng chuông đại hồng chung và lời chúc Tết của Thầy với tâm niệm mong chúng đệ tử đạt được mục đích tối thượng của người Tu. Kính dâng Thầy bài viết của con và cùng chia sẻ với bạn hữu thân mến trong DGĐQĐ . Kính chúc sức khỏe Thầy
02/02/2021(Xem: 12354)
Video clip: Công Phu Khuya Trì Tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm (Giọng tụng: HT Thích Như Điển và Tăng Chúng Chùa Viên Giác Đức Quốc)
30/01/2021(Xem: 12654)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]