Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203), đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

25/09/202109:36(Xem: 24394)
Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203), đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌸🏵️🌻




Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203),
Đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi


🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước







Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay cuối tuần thứ bảy, 25/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Đạo Lâm, đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 290 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Sư họ Tăng quê ở Cửu Cao, Chu Diên. Lúc nhỏ Sư đã mộ Không tông, ý chí cao cả, nết hạnh thuần khiết. Sư theo học với Thiền sư Pháp Dung ở chùa Hương Nghiêm, chẳng bao lâu đã được thầy truyền tâm ấn.

 

Sư phụ giải thích:

- Đời thứ 16 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có ba vị, thiền sư Chân Không, thiền sư Trí Thiền và thiền sư Đạo Lâm.

- Thiền sư Đạo Lâm là đệ tử đắc pháp của thiền sư Pháp Dung. Thiền sư Pháp Dung là đệ tử nối pháp của thiền sư Khánh Hỷ. Sư theo truyền thống tu tập Không Tông của sư Pháp Dung và Sư Khánh Hỷ.

Sư phụ nhắc lại bài kệ thị tịch của Sư Khánh Hỷ:

 

“Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông.
…… 
Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,
Ai phân phàm Thánh với tây đông”.

 

Về sau, Sư trụ trì chùa Long Vân làng Siêu Loại, Long Phúc, tùy duyên nối tiếp ngọn đuốc chánh pháp khiến được rạng rỡ. Khi tiếp xúc với mọi người tùy chỗ khế hợp, Sư làm lợi ích cho họ chẳng ít.

 

 Đến niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai (1203) nhằm năm Quí Hợi, khoảng tháng năm, Sư ngồi kiết-già viên tịch.

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Đạo Lâm do Thượng Tọa Thích Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

Thiếu thời mến Phật mộ Không tông

Ý chí cao thâm nết hạnh trong

Tâm ấn Pháp Dung truyền đạo nghiệp

Đèn thiền Siêu Loại tỏa hương quang

Long Vân thạch trụ ngời trang đức

Long Phúc duyên thiền rạng ánh đăng

Pháp hoá châu viên tuôn suối diệu

Ung dung tĩnh tọa Niết Bàn an

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Đạo Lâm, Sư theo tông chỉ Không Tông của thiền sư Pháp Dung và thiền sư Khánh Hỷ, là hành giả trên đường tu phải nhận ra “thể tánh Không” của vạn pháp là điểm đến cuối cùng phải đạt tới dầu là Nam tông, Bắc tông, Tiểu thừa hay Đại thừa.

 

Phần thứ 2 của buổi giảng là Phật Pháp Vấn Đáp, Sư phụ trả lời 2 câu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn và Phật tử Diệu Phúc:



1- Thế nào là “Ngoan Không ? (Bảo Minh Toàn)

Sư Phụ giải thích:

-Ngoan Không ? là chấp không trơn, phía sau đó là chấm hết, không còn gì cả, đó là tà kiến sai lầm mà người đệ tử Phật phải tận diệt.

- chữ Không theo cái hiểu thế gian là đối lại chữ có. Không có hình tướng nên không thấy, không có âm thanh nên không nghe…. Đó không phải là Không của Phật dạy. Cái Không theo Phật dạy là cái không xuất hiện ngay lúc sự vật đang có mặt, sự vật có nhưng chỉ là tạm có, giả có, không có thật tánh nhất định, có vì do duyên hợp mà có, tạm có, khi duyên tan nó biến mất, trở về không. Cái không này không phải dùng mắt thường để nhìn thấy mà phải dùng trí tuệ Bát nhã để thấy, để nhận ra. Vì sợ chúng sanh chấp “Ngoan Không” nên Đức Thế Tôn mới dạy: “Thà chấp có như núi Tu Di còn hơn chấp không như hạt cải”. Sư Phụ giải thích, chấp có như có mạng lưới an toàn, còn chấp không thì đưa đến bế tắc, nguy hiểm.

 

Phật dạy các pháp trên thế gian như : 1/như huyển, 2/như ánh lửa, 3/như trăng dưới nước, 4/như hư không, 5/như vang tiếng, 6/thành càn thát bà, 7/như chiêm bao, 8/như bóng, 9/như hình trong gương, 10/như hóa. Đây là 10 ví dụ Đức Thế Tôn dạy trong Kinh Đại Bát Nhã, nếu quán thấy các pháp như 10 điều trên hành giả sẽ không chấp ngã, chấp pháp để dấy khởi tà kiến, vọng tưởng, tạo nghiệp để trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi. Trong Kinh Kim Cang Đức Thế Tôn đúc kết bài kệ này:

 

“ Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán “

 

Ý nghĩa hàm chứa:

 

Các pháp thế gian thuộc hữu vi

Như đêm đông giấc mộng đông thùy

Như đồ giả dối không bền chắc

Như bọt nước tan mất cấp kỳ.

Như bóng trong gương nào phải có

Như sương giọt nắng chẳng còn chi

Như luồng điện chớp làm gì có

Quán xét như vầy mới thật tri.

 

Và Đức Thế Tôn còn dạy thêm rằng : Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước”. (Xem Kinh Kim Cang)

Vì sao phước của người thọ trì 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang hơn phước người bố thí ? vì thọ trì kinh, liễu đạt ý kinh, nhận ra được thể tánh của “ngũ uẩn giai không” nên mới có thể “ vượt qua mọi đau khổ ách nạn của sanh tử luân hồi. Giải quyết được vấn nạn này thì cần gì đến phước bố thí, vì phước bố thí có nhiều đến đâu cũng có ngày cạn kiệt, khi hết phước rồi thì hành giả vẫn phải trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử.

Một điểm quan trọng khác, Sư phụ nhấn mạnh rằng: Tánh nghe, tánh thấy cũng chính là chân tâm, Phật tánh , luôn thường hằng có trong tất cả chúng sanh nhưng lâu nay chúng ta không hề biết, điều này có đề cập trong Kinh Lăng Nghiêm như sau, Phật gõ tiếng chuông và hỏi ngài A Nan có nghe không ? ngài A Nan trả lời “con có nghe”; sau đó Đức Thế Tôn gõ dùi vào không khí, chuông không phát ra tiếng, và hỏi ngài A Nan có nghe không ? ngài A Nan trả lời rằng “ con không nghe gì ?”. Đức Thế Tôn kết luận: “ âm thanh của tiếng chuông thì lúc có lúc không nhưng tánh nghe của con là thường trú, lúc nào cũng ở bên con, dù không có tiếng chuông nhưng con vẫn nghe được sự tĩnh lặng, có nghe được nên mới biết là không có âm thanh của tiếng chuông”. Tánh nghe đó là “đại dụng hiện tiền tay nắm vững” mà chính Sư ông của Thiền Sư Đạo Lâm đã nhắc lại trong bài kệ trước khi viên tịch.



2- Câu hỏi: “Xây tháp, Đúc tượng có đúng Chánh pháp không?” (thắc mắc của Đạo hữu Diệu Phúc Hà Diễm)

Sư Phụ giải thích:

- Hoà Thượng Từ Thông là giáo thọ Sư, là Hiệu Trưởng Trường Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm (1989-1992) mà Sư phụ là học trò của Ngài…Ngài có gởi ra một bức tâm thư trong đó có 1 câu mà chị Diệu Phúc thắc mắc.


Sư Phụ đã đọc lại bức tâm thư của ngài, nguyên văn như sau:

Thưa chư thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Tăng Ni trẻ thân mến! Các Phật Tử gần xa thân mến!

 

Nguồn giáo lý giác ngộ nguyên thủy hay đạo Phật theo dòng chảy của thời gian nổi trôi lăn lóc trên biển đời tính đến nay đã 25 thế kỷ có hơn. Với dòng chảy thời gian ấy, với biển đời không gian vô hạn ấy, với không biết bao nhiêu căn cơ trình độ tri kiến tri thức và chủng tánh của loài người, ai cũng có quyền tìm hiểu nhận thức tin tưởng và bằng lòng theo sở kiến của mình. Do vậy, là người trí người ta biết chắc rằng nguồn chân lý vô thượng thậm thâm của đạo Phật không còn thuần túy nữa mà đã nhuộm quá nhiều màu sắc: Chính trị, thế lực vua chúa – tôn giáo, thế lực của tín ngưỡng tự do – ngoại đạo tà kiến, thế lực của huyễn hoặc hoang đường. Và tận cùng của sự bất hạnh rủi ro là nó lọt vào thế lực của kim tiền, vào tay và đầu óc của thành phần thông minh giỏi khai thác, họ mượn đạo Phật và giáo lý đạo Phật làm hàng hóa để kinh doanh sự nghiệp…

 

Lễ bái khấn khứa, van xin, thiết tha khấn nguyện mong sự giúp đỡ nào đó của tha lực bâng quơ, người đệ tử Phật là không để mình rơi vào cái quỹ đạo tà kiến của tưởng đượng hoang đường (đó)” Người ta dạy rằng: niệm kêu danh hiệu Phật 10, 15, 20 thấy chết có thể chuyển từ lạnh sang nóng, từ cứng đổi thành mềm…Lúc bấy giờ, gọi đó là vãng sanh…Người ta dạy rằng: nếu thân nhân ai đó qua đời, bổn phận người sống phải thỉnh mời hội họp lại đông đảo, cùng nhau tụng kinh A-di-đà, kêu gọi danh hiệu Phật A-di-đà…tiếp dẫn vong linh vãng sanh Tịnh Độ…Lối hướng dẫn, cách tổ chức tu hành như thế, ra ngoài đường lối Văn Tư Tu của minh sư (như trên) chắc chắn không đem lại kết quả thực tiễn nào. Những lối tu hành đó tự trình diễn, tự tố cáo sự sai lạc của tổ chức mình trước bàn dân thiên hạ, trước nhãn quan của người trí.

  

Về mặt nghi lễ cầu nguyện, cầu an cho gia chủ hay gia đình gia chủ tai qua nạn khỏi, cầu siêu cho những linh hồn tội lỗi sớm được siêu sanh miền cực lạc, mai táng người chết lúc không giờ, linh đình giỗ chạp cúng thất cúng cửu, đốt vàng mả tiền giấy hỗ trợ kinh tế cho vong linh, cúng sao giải hạn để được bình an mạnh giỏi đầu năm đến cuối năm, có bệnh không cần uống thuốc, chỉ cần khấn nguyện thần linh cứu giúp;…đại loại những hình thức nghi lễ cúng kính, cầu nguyện, van xin, khấn vái… như vậy, với nhãn quan của người đệ tử Phật, của những bậc minh sư chân chánh sẽ xem đó thuộc về việc làm mê tín, và nếu những ai tin tưởng những việc làm ấy đều gọi là THÀNH PHẦN MÊ TÍN. Đối với đạo Phật, người học đạo, hành đạo dù đã ở trong hình thức xuất gia mà việc làm, đức tin, sự hiểu biết của họ hướng ngoại tìm cầu, tin tưởng ở những ông, những đấng vô hình phò trì giúp đỡ…Đạo Phật xem đó là những người thuộc thành phần ngoại Đạo. Thần hồn, chánh hồn, hương hồn hay linh hồn là sản phẩm được sản sanh từ vọng chấp, tà kiến của hàng ngoại đạo. Nó xuất phát từ ý thức vô minh Ngã Chấp căn bản ban đầu…

Trong các kinh mà Đại Thừa Phật Giáo và Phật Giáo Việt Nam ta đang sử dụng học tu, nó nằm trong các tạng kinh Đại Thừa Phật Giáo của Trung Quốc, có thể nói danh nghĩa tuy hai mà thật sự gần như là một. Đó là điểm mà riêng tôi rất ưu tư, rất quan tâm lo lắng cho việc truyền đạo, học đạo và hành đạo của tương lai Phật Giáo Việt Nam chúng ta…Do không tuệ giác, thiên định lực Văn Tư Tu người ta đã phiên dịch, chú thích, sáng tác, ngụy tạo ra những nguồn tư tưởng, những pháp môn tu tập sai lạc len lõi trong Tam Tạng Thánh Giáo của Phật, lâu ngày mặc nhiên được người ta tưởng đó là lời dạy của Đức Phật. Những sự sai lầm lệch lạc của nền giáo lý Phật, những pháp môn tu tập theo tà kiến ngoại lai trong đạo Phật hiện nay nhiều không biết bao nhiêu mà kể…Chúng ta nên cảnh giác và sử dụng lý trí khi nghe chánh pháp, học chánh pháp, để tìm hiểu và nhận thức chánh pháp. Chúng ta hãy giữ vững đạo tâm, đạo lực, đạo hạnh của mình, đừng để lệch lối Bồ Đề.

Những thiện hữu tri thức của tôi! Những tăng ni trẻ thân mến! Những Phật Tử gần xa! Chúng ta hãy quay về với Giới – Định – Tuệ, với Văn Tư Tu mà Đức Phật đã nhắc nhở! Tôi viết để vực dậy và đánh thức mình mấy mươi năm tu tập mơ hồ như sống trong trường mộng. Tôi hi vọng Phật Giáo Việt Nam ta làm thế nào tạo cho mình một đạo tràng đoàn kết với tinh thần phục vụ chánh pháp cao độ. Chúng ta ngồi lại bàn bạc, hội thảo một cách chân tình, cùng nhau rà soát, kiểm điểm, phân tích những kinh điển có ẩn tàng giáo lý bất hợp lý mà từ trước đến nay chưa có cơ hội đặt ra. Thiết nghĩ Phật Giáo chúng ta cũng nên tạo “sân chơi” để cùng nhau trao đổi nhắc nhở để bồi dưỡng trí tuệ cho nhau tiến lên tầm cao mới, có được không?

Nước chảy đá cũng phải mòn, nền giáo lý của đạo Phật chịu đựng với bao thế lực ấy, với bao phong ba bão táp nghiệt ngã của thời gian ấy, nay hơn 25 thế kỷ nguồn giáo lý ấy bị pha loãng với bao nhiêu mùi vị sông nước của thời gian, bị trà trộn với bao nhiêu bụi bặm tạp chất của không gian, bị hoen ố nhợt nhạt sắc màu theo sự biến thiên và thay đổi nhịp nhàng của loài người qua cuộc sống. Do vậy, ai đó vận dụng một ít trí tuệ nhãn để nhìn, sử dụng từng phân pháp nhãn để tư duy, người ta thấy rõ giáo lý của Phật mà con người của Phật Giáo sử dụng ngày nay tuyệt đại đa số lệch hướng chỉ nam GIỚI – ĐỊNH – TUỆ, sai đường giải thoát Văn Tư Tu mà đức Phật đã một đời đinh ninh dạy bảo! Tu Phật mà không sanh trí tuệ nhận thức chánh/tà giúp giải thoát và tri kiến giải thoát (vô tướng/ vô nguyện/ không) đó là sai đường lạc lối, chớ khổ, công vô ích! Đúc tượng, xây tháp, xảo biện tu trì, tụng đọc, cầu vọng sắc tướng, lễ bái mê tín đó chắc chắn không phải đạo Phật!




Sư phụ giải thích:

- Niệm Phật cho người sắp ra đi, cơ thể sau 8 tiếng từ cứng trở thành mềm, không phải là nhờ niệm Phật vãng sanh mà đó là sự diễn tiến tự nhiên của thi hài, bị oxy hóa đưa đến hoại tử, sình thúi, bốc mùi, HT Từ Thông lên tiếng điều này là chính xác.

- Người chết vãng sanh về cõi tịnh độ phải nhờ vào tự lực là chính. Tự lực ở đây là đích thân hành giả phải tu tập, phải tận trừ mười căn bản phiền não ( tham, sân si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ) mới có thể đặt chân được ao liên trì của cõi giới Tây Phương Cực Lạc. Khi hấp hối người sắp chết được khai thị 2 câu quan trọng:

“Lục tự Di Đà Vô Biệt Niệm
Bất Lao Đàn Chỉ Đáo Tây Phương”

Có nghĩa là:

“Sáu chữ Di Đà không niệm nào khác
Không mất công lao nhọc, sát na đến Tây Phương”

Chỉ có sáu chữ Di Đà là nhất tâm bất loạn, mà nhất tâm bất loạn là đạt đến chỗ chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, nhận ra được Phật tánh của mình, ngay đó, giác ngộ, giải thoát và vãng sanh.

Sư phụ cũng nói Ban hộ niệm chỉ là trợ niệm cho người hấp hối, phần chính phải tự thân họ, và ban Hộ niệm cũng đến để an ủi cho thân nhân người hấp hối.

- Lời của Hoà Thượng Từ Thông được xem như liều thuốc đắng.

- Xây tháp, đúc tượng có đúng Chánh pháp không?



Sư Phụ giải thích:

- Theo tâm thư ở trên của HT Từ Thông, rõ ràng HT không bát bỏ việc đúc tượng Phật, có thể Ngài muốn nhắn nhủ cho những ai muốn đúc tượng cho cá nhân mà thôi.

- Theo Tăng Nhất A Hàm Kinh, quyển 28, Trong thời Đức Phật còn tại thế, lúc Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thăm mẹ, vua Ưu Điền (có chỗ gọi Ưu Đà Diên ) ở nước Kiều Thưởng Di (Kauśāmbi) thương nhớ Đức Thế Tôn mà ngã bệnh, nên hoàng hậu và quần thần phát tâm tạo tượng Phật để vua chiêm bái. Lúc đó có vị Thiên thần Tỳ Thủ Yết Ma từ trời Đao Lợi hóa hiện xuống cõi Ta Bà để giúp tạc tôn tượng đầu tiên này. Thiên tử Tỳ Thủ Yết Ma bèn dùng gỗ Ngưu Đầu Chiên Đàn tạc thành bức tượng Phật cao 2 m, vua mừng rỡ khỏi bệnh. Tương truyền, các tượng Phật được tạc về sau đều lấy tượng vua Ưu Điền đã tạc làm mẫu. Kinh Tạo Tượng Công Đức có nói đến 11 công đức của người phát tâm tạo tượng Phật như sau:

1. Đời đời kiếp kiếp có mắt sáng suốt thấy rõ.

2. không bị sinh vào nơi ác, bạn bè và láng giềng đều là người tốt, sẽ chẳng gặp người ác hay thú dữ.

3. Luôn sinh trong nhà giàu sang và được người đời tôn kính.

4. Thân thể màu hoàng kim.

5. Giàu có dồi dào.

6. Sinh vào nhà hiền lành.

7. Có thể được sanh làm vua, được nhân dân tin tưởng

8. Có thể trở thành Chuyển luân vương. Khi xuất gia tu hành có thể thành Phật.

9. Có thể sanh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp.

10. Sẽ không đọa vào 3 đường ác.

11. Đời đời kiếp kiếp trong tương lai đều tôn kính Tam Bảo, quy y Tam Bảo, không bị đọa lạc.


(Xem thêm Kinh này)

Nhân dịp này Sư phụ cũng nhắc lại rằng tôn tượng Phật hiện đang thờ trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng là do hóa thân của Bồ tát Di Lặc tôn tạo, có thể đó là mẫu tượng được truyền từ pho tượng đầu tiên của Vua Ưu Điền.



Sư Phụ có cho đại chúng xem tôn tượng Phật Ngọc Xúc Địa Ấn do Đạo hữu Ian Green biếu Sư phụ nhân dịp tuần lễ chiêm bái Phật Ngọc ở tại Tu Viện Quảng Đức vào tháng 12 năm 2009.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.

(Quebec, Montreal, Canada)

thich nguyen tang (9)thich nguyen tang (11)thich nguyen tang (2)



290_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dao Lam



Thiền Sư Đạo Lâm (? - 1203)
Đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi



Kính dâng Thầy bài viết về buổi pháp thoại thứ 290 với đề tài Thiền Sư Đạo Lâm và giải đáp thắc mắc của hai đạo hữu. Kính bạch Thầy, phải nói là đây là bài pháp thoại rất là sâu sắc và tế nhị mà hiện nay nhiều học giả vẫn tranh luận trên truyền thông và các buổi pháp đàm, Kính tri ân Thầy đã giải đáp thật tế nhị và khéo đem những dẫn chứng từ kinh sách cho chúng đệ tử hiểu rõ từ đấy có thể tư duy thêm để nhận ra cho mình một cách sống của người Phật Tử theo đúng Chánh Pháp, tuy nhiên phải tuỳ vào căn cơ của mình để thấy ra đâu là phương tiện và cứu cánh. Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Thật là một trùng hợp khi nghe đến pháp thoại Thiền Sư Đạo Lâm, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Pháp Dung vì vào ngày giảng pháp hai vị ấy Giảng Sư đã dành thì giờ giải đáp những thắc mắc được gửi về và hôm nay cũng như lần trước đề tài thật thú vị. 

Đó là Giải đáp thắc mắc: : Thế nào là Ngoan Không ? Xây Tháp, Đúc Tượng có đúng với Chánh Pháp không ?

Trước khi vào bài trình pháp kính xin tạm ghi vài điều đã tham cứu và phối hợp với lời giảng của Giảng Sư về hai câu hỏi của các đạo hữu tham dự pháp thoại online như sau : 

1. Thế nào là Ngoan Không ? 

Pháp Thí Hội.đã định nghĩa như sau 

Ngoan: là ngu ngoan, không trí thức mà hay làm càn nói bậy; 

Không là không kiến, cái nhận thấy rằng Không có nhơn quả, luân hồi, tội báo gì hết, nên tỷ như cái ngoan không là cái trống không vô tri vô giác kia, cái bệnh chấp không” nặng hơn hết!        “

Và cuối cùng các Tổ đành thốt lên : "Thà chấp có bằng núi Tu Di, không nên chấp không bằng hạt cải" 

Còn theo Giảng Sư 

Ngoan Không này không phải như Lời Phật dạy về Tánh Không trong kinh Kim Cang 

一切有為法

如露亦如電

應作如是觀

 Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bảo ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán

Câu hỏi thứ hai được trích từ Lá Thư gửi cho Tăng Ni của Hoà Thượng Từ Thông, mà cá nhân người viết có lẽ  Ngài đã dựa vào Lời dạy Tổ Huệ Năng "Xây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không thể lấy phước làm công đức được. Công đức ở tại Pháp thân, không phải ở phước điền. Tự trong pháp tánh đã có công đức. Kiến tánh là công, bình đẳng là đức. Bên trong thấy Phật tánh, bên ngoài tu hành cung kính. Nếu như khinh tất cả mọi người, không cắt đứt được sự chấp ngã, thì tự mình không thể có công đức được. Nếu như tự tánh mình hư vọng, Pháp thân không còn có đức nữa. Nếu trong niệm niệm liên tục có tu hành phước đức và bình đẳng chơn tâm, thì công đức sẽ không nhỏ và hành vi luôn luôn cung kính. Tự tu thân là công, tự tu tâm là đức. Công đức là do tự tâm mà ra, phước đức và công đức là khác nhau”.

Kính  xin trộm  nghĩ : 

Thuở sanh tiền, Hòa thượng Trí Thủ thường nguyện rằng đời đời kiếp kiếp đều làm quyến thuộc của đạo từ bi để hộ trì Phật pháp còn mãi trên thế gian làm lợi lạc cho chúng hữu tình. Lời nguyện này của Hòa thượng cũng là lời nguyện của chư Bồ-tát mà chúng ta cần phải noi theo. Đời đời kiếp kiếp làm quyến thuộc của đạo từ bi, nghĩa là chúng ta không phải chỉ mới tu một đời này, mà chúng ta đã từng phát tâm Bồ-đề, gieo trồng căn lành, cho nên đời này mới có được thân người và phát tâm hộ đạo. Và đời này chúng ta tiếp tục phát nguyện như vậy để kiếp sau không quên, tái sanh lại thế giới này.

 Vậy thì câu ca dao đã truyền từ đời này sang đời khác với ý nghĩa khuyến khích người Phật Tử nên tạo thêm cho mình lợi  ngay trong hiện tại và ngày vị lai chắc chắn là đúng với Chánh Pháp rồi . 

"Xây chùa tô tượng đúc chuông, 

Ba Công  Đức  ấy ...thập phương nên làm" 



 

Việc thứ nhất là xây chùa. Việc xây chùa thường được những người dân trong vùng hưởng ứng rất nhiệt tình. Chùa chiền là nơi ký thác tâm hồn của một số người Việt, là nơi tôn nghiêm để che chở tâm hồn. Hơn nữa chùa chiền còn là nơi giữ cho tâm hồn con người được trong sáng, thể hiện đạo đức con người của dân tộc ta. Chính vì thế nên chúng ta có thể thấy những người gặp khó khăn phiền muộn họ thường tìm đến chùa để tiếp nhận được sự thanh thản, buông bỏ những khó khăn của cuộc sống và vững bước vượt qua nghịch cảnh

Việc thứ hai là tô tượng. Ở đây ý nói chủ yếu là tượng phật và tượng bồ tát bởi hình ảnh mẫu người đạo đức thánh thiện, làm lợi ích cho nhiều người và nêu gương sáng cho nhiều thế hệ sau. Nên nghĩ đến hình tượng phật và tượng bồ tát giúp tâm trí hướng tâm, giải thoát những tác động bên ngoài giúp con người làm lợi ích cho cuộc sống.

Việc thứ ba là đúc chuông. Chuông là pháp âm tiêu biểu, tuy không có lời nói cụ thể nhưng âm thanh vi diệu của tiếng chuông ngân nga đi thẳng vào lòng người, làm cho con người bớt khổ đau buồn phiền, lòng trở nên thanh thản từ đó hướng thiện và làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống. Việc đúc chuông đồng thường xuyên được phật tử khắp nơi ủng hộ như một lòng thành kính Đức Phật 

Tuy nhiên trong kinh Đức Phật đã dạy: “Người cư sĩ bố thí, cúng dường sẽ được phước báo, nhưng không bằng giữ giới luật phước báo sẽ nhiều hơn.”

Lại có một bài kinh khác Đức Phật dạy: “Cúng dường bố thí, phải đúng chánh pháp, không đúng chánh pháp như đem hạt giống tốt gieo trên đất cằn cỗi khô xấu.”

 Rõ ràng ở đây ý của Đức Phật muốn dạy chúng ta nên giữ gìn đạo đức giới luật sẽ được phước báo nhiều hơn .....Và  Phước báo vô lậu là do biết giữ gìn đạo đức giới luật, tức là không làm khổ mình, khổ người; không làm khổ mình, khổ người là một đạo đức nhân bản của con người

Trong khi tích truyện về lần đầu Việc Tạo Tượng Kim Thân Đức Phật xảy ra vào lần hạ thứ 7 khi Đức Phật lên Cung trời Đao Lợi giảng thuyết cho Thánh Mẫu Ma Ya và chư thiên và sau đó Ngài đã tán thán 11 công đức của đúc tượng Phật như sau:

1. Đời đời kiếp kiếp gia chủ có mắt sáng suốt thấy rõ.

2. Gia chủ không bị sinh vào nơi ác, bạn bè và láng giềng đều là người tốt. Gia chủ sẽ chẳng gặp người ác hay thú dữ.

3. Gia chủ luôn sinh trong nhà giàu sang và được người đời tôn kính.

4. Thân thể gia chủ màu hoàng kim.

5. Gia chủ giàu có dồi dào.

6. Gia chủ sinh vào nhà hiền lành.

7. Gia chủ có thể được sanh làm vua, được làm các cấp lãnh đạo nhà nước, nhân dân tin tưởng, quý mến.

8. Gia chủ có thể trở thành Chuyển luân vương. Khi là Chuyển luân vương nếu gia chủ phát tâm tu hành thì gia chủ có thể thành Phật.

9. Gia chủ có thể sanh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp. Gia chủ có thể làm vua thiên nhân.

10. Gia chủ sẽ không đọa vào đường ác. Những người làm tượng Phật thì sẽ không đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.

11. Đời đời kiếp kiếp trong tương lai quý vị đều tôn kính Tam Bảo, quy y Tam Bảo, chẳng bị đọa lạc.

Kính trân trọng,  

Kính ngưỡng Thiền Sư Đạo Lâm tuy hành trạng ngắn gọn (1)
Nối pháp đời 16 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 
Mộ Không Tông và liễu đạt Sắc Không ..khó ai bì 
Truyền từ Sư Phụ Pháp Dung và Tăng Thống Khánh Hỷ (2) 

Kính đa tạ Giảng Sư ....TÁNH KHÔNG yếu chỉ (3) 
Nam truyền, Bắc truyền rốt ráo cũng phải là ....
Tuệ Giác Đức Phật chứng ngộ ...nguồn gốc sâu xa 
Tất cả Pháp là giả danh do nhân duyên mà có (4) 

Từ Đại Bát Nhã đến kệ cuối Kinh Kim Cang ...(5) 
   ......10 thí dụ Đức Thế Tôn đã chỉ rõ .
Thế nên đáp lời câu hỏi Đạo Hữu Bảo Minh Toàn 
Ngoan Không ...do  vọng tưởng hoang mang 
Và câu chuyện Ted Bundy ...kẻ giết người hàng loạt (6) 

Kính tri ân Giảng Sư ...thắc mắc thứ hai .... tế nhị giải đáp (7) 
Từ Đạt Ma, Lục  Tổ  đến thời hiện đại này 
Phương tiện và trí tuệ hợp nhất trong hai (8) 
Nên Đức Thế Tôn đã tán thân 11 công đức tạo tượng (9) 
 Chấp  có vẫn tốt hơn  là chấp không 
........vì biết hướng thượng (10) 

Nam Mô Đạo Lâm Thiền Sư tác đại chứng minh .

 
Huệ Hương 
Melbourne 25/9/2021 



Chú thích 

(1) theo Thiền Sư Việt Nam của HT Thích Thanh Từ biên soạn 1972 

Thiền sư Đạo Lâm

(? - 1203)

(Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Tăng quê ở Cửu Cao (?), Chu Diên. Lúc nhỏ Sư đã mộ Không tông, ý chí cao cả nết hạnh thuần khiết. Sư theo học với Thiền sư Pháp Dung ở chùa Hương Nghiêm, chẳng bao lâu đã được thầy truyền tâm ấn.

Về sau, Sư trụ trì chùa Long Vân làng Siêu Loại, Long Phúc, tùy duyên nối tiếp ngọn đuốc chánh pháp khiến được rạng rỡ. Khi tiếp xúc với mọi người tùy chỗ khế hợp, Sư làm lợi ích cho họ chẳng ít.

Đến niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai (1203) nhằm năm Quí Hợi, khoảng tháng năm, Sư ngồi kiết-già viên tịch.

(2) 

Một hôm, đệ tử Pháp Dung hỏi:

- Liễu đạt sắc không, sắc là phàm hay là Thánh?

Sư ( TS Khánh Hỷ ) ứng thinh đáp bài kệ:

Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không,
Học đạo vô như phỏng Tổ tông.
Thiên ngoại mích tâm nan định thể,
Nhân gian thực quế khởi thành tùng.
Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.
Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ,
Thùy tri phàm Thánh dữ tây đông?

Dịch 

Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông.
Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy,
Thế gian trồng quế đâu thành tòng.
Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong. 
Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,
Ai phân phàm Thánh với tây đông.

(3) 

Không tướng (Phạn ngữ: shunyata), thường được biết thông dụng hơn như “tánh Không” trong tiếng Anh, là một trong những tuệ giác chính của Đức Phật. Ngài đã chứng ngộ rằng nguồn gốc sâu xa nhất tạo ra vấn đề trong đời sống của mọi người là vô minh về cách họ, người khác và vạn pháp tồn tại. 

Tâm họ phóng chiếu những cách tồn tại bất khả vào vạn pháp. Vì không ý thức rằng những gì họ phóng tưởng không tương ứng với thực tại, nên người ta tạo ra vấn đề và nỗi khổ cho chính mình, vì vô mình. Ví dụ, nếu như cho rằng mình là kẻ thua cuộc, và dù có làm gì đi nữa thì mình sẽ không bao giờ thành công trong cuộc sống, thì mình không chỉ bị trầm cảm với lòng tự ti, mà còn thiếu tự tin, thậm chí có thể bỏ cuộc và không cố gắng cải thiện bản thân. Ta sẽ tự đặt mình ở một vị trí thấp kém trong cuộc sống.

Tánh Không có nghĩa là sự vắng mặt hoàn toàn, sự vắng bóng của một cách tồn tại tương ứng với những gì mình phóng tưởng theo bản năng. Chúng ta bắt buộc phải phóng chiếu chúng, vì tập khí sâu dày của việc tin rằng những ảo tưởng trong trí tưởng tượng của mình là thực tại. 

(4) 

nhờ việc nương tựa vào các bậc thầy hội đủ trình độ và kinh sách xác thực, mà chúng ta có thể lãnh hội tánh Không một cách đúng đắn.

Pháp do các duyên sanh 

Ta nói đó là không 

Cũng chính là giả danh

Cũng là nghĩa trung đạo. 

Chưa từng có pháp nào 

Chẳng từ nhân duyên sanh 

Thế nên tất cả pháp

Không pháp nào không phải không

Bài kệ đã trình bày rõ lập trường của Long Thọ. ( Trung Quán Luận  ) Các pháp được sinh do nhiều nhân duyên tập hợp, nên gọi chúng là Không, là giả danh, mà cũng là Trung đạo. Hẳn nhiên một pháp mà ta quan niệm được thì nó vừa là nó mà cũng hàm chứa luôn tính chất phi nó. Bởi nếu không hàm chứa tính chất phi nó thì pháp ấy không bao giờ bị hoại diệt, như vậy thì mắc vào lỗi thường kiến. Nếu nó không phải là nó thì pháp ấy không có một sự kế tục vô gián, thế thì mắc vào lỗi đoạn kiến. Bất thường bất đoạn ấy là Trung đạo. Chính nguyên lý nhân duyên đã phá vỡ tính chất tương đối và hạn cuộc của ngôn từ và khái niệm. Như vậy, quan niệm nhân quả đồng nhất như Samkhya là phi lý mà quan niệm nhân quả dị biệt như Vaisesika cũng phi lý. Nếu nhân quả đồng nhất thì không có sinh ra quả, nhân quả dị biệt thì cũng không thể sinh ra quả. Vậy thì một pháp luôn được nhận thức bằng ý niệm về một pháp khác với chính nó và đối nghịch với nó. Khái niệm có có mặt là vì có khái niệm về không. Sự mâu thuẫn Có và Không đi đến một tổng đề: phi có phi không, tức bất nhị. Nhưng bất nhị lại đối nghịch với nhị. Cứ thế một pháp luôn luôn ngầm chứa một pháp đối nghịch với nó. Nguyên lý nhân duyên cho ta biết rằng cái này có vì cái kia có. Long Thọ xác quyết mối quan hệ đồng nhất giữa ba phương pháp mô tả duyên khởi: Không, Giả danh, và Trung đạo. Giả danh là vấn đề của nhận thức luận liên quan ngôn ngữ và tư duy.

(5) Cho nên trong bài kệ cuối của kinh đức Phật dạy:

一切有為法

如露亦如電

應作如是觀

 Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bảo ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán 

(6) 

Robert Bundy (tên khai sinh Cowell; 24 tháng 11 năm 1946 – 24 tháng 1 năm 1989) là một kẻ giết người hàng loạtngười Mỹ, đã bắt cóc, hãm hiếp và sát hại nhiều phụ nữ cũng như trẻ em gái trong giai đoạn những năm 1970 thậm chí trước đó nữa. Sau hơn một thập kỷ chối tội, trước khi bị hành quyết vào năm 1989, anh đã thú nhận mình là thủ phạm của 30 vụ giết người tại 7 bang từ năm 1974 đến năm 1978. Tổng số nạn nhân thực sự vẫn là điều bí ẩn và có thể còn cao hơn con số 30.

Đằng sau vẻ đẹp trai của sinh viên luật tài hoa là tên sát nhân khét tiếng, giết hơn 30 cô gái có ngoại hình giống bạn gái cũ

Nhưng 

Vào buổi chiều trước khi bị hành quyết, Bundy có cuộc trò chuyện với James Dobson, một nhà tâm lý học kiêm người sáng lập tổ chức truyền đạo cơ đốc Focus on the Family] Bundy tận dụng cơ hội này để đưa ra những khẳng định mới về vấn đề bạo lực trên các phương tiện truyền thông và cả về "gốc rễ" khiêu dâm trong tội ác của anh. "Nó diễn ra theo từng giai đoạn, dần dần", Bundy nói. "Trải nghiệm của tôi với... những loại sách báo khiêu dâm đề cập tới bạo lực tình dục ở một mức nào đó... là một khi đã nghiện... tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những tài liệu kích thích hơn, đồi trụy hơn, nhiều hình ảnh hơn. Đến khi bạn chạm tới cái ngưỡng cuối cùng của các nội dung khiêu dâm... bạn sẽ tự hỏi liệu nếu thực sự biến chúng thành hành động thì có đem lại cảm giác vượt xa so với việc chỉ nhìn và đọc hay không.] Anh cũng nói rằng bạo lực trên các phương tiện truyền thông, "đặc biệt là bạo lực tình dục", đã đẩy các cậu bé "vào con đường trở thành các bản sao của Ted Bundy."

Với FBI, anh đề xuất nên giám sát các phòng chiếu phim người lớn và theo dõi những khách hàng quen thuộc của họ.. Các người sắp giết tôi," Bundy nói, "và đó là cách các người bảo vệ xã hội khỏi bàn tay của tôi. Nhưng ngoài kia vẫn còn rất nhiều kẻ nghiện nội dung khiêu dâm, và các người không làm gì cả."

Hãy nghe anh tâm sự 

Sâu thẳm trong lòng, tôi là một người bình thường. Tôi có những người bạn tốt, một cuộc đời bình thường, chỉ trừ một phần dù rất nhỏ nhưng lại rất mạnh mẽ, nguy hiểm mà tôi luôn gìn giữ làm bí mật của riêng mình. Người ta đáng lẽ phải hiểu rằng tôi không phải là kẻ tàn bạo, đồi bại hay một dạng quái vật mang hình người

(7) câu hỏi của Đạo Hữu Hà Diễm Xây Tháp, Đúc Tượng có đúng với Chánh Pháp không?

Câu hỏi được lấy ra từ  từ lời cuối trong  Lá Thư gửi cho Tăng Ni của Hoà Thượng Từ Thông, 

(8) 

một trích dẫn từ Chonyi Lama, “Nếu muốn thành tựu Phật quả, thì phải thành tựu tính hợp nhất của thân tâm của một vị Phật.”. Điều này có nghĩa là mình phải noi theo đường tu hợp nhất giữa phương tiện và trí tuệ, mà trong đó, phương tiện được trí tuệ giữ gìn, và trí tuệ được phương tiện giữ gìn. Ở giai đoạn kết quả thì phương tiện và trí tuệ đều có cùng bản tánh tinh túy - theo một nghĩa nào đó thì chúng ở trong cùng một “gói”, nhưng có những thực thể cô lập theo khái niệm khác nhau.

Về mặt giai đoạn đường tu thì điều tương tự như vậy cũng đúng. Đường tu hay đạo lộ tâm thức cũng cần phải là đường tu mà trong đó, phương tiện và trí tuệ có cùng bản tánh tinh túy, bắt nguồn từ một “gói”. Vấn đề cũng giống như vậy, đối với mức độ cơ bản, mà dựa vào đó, nhị đế về bất cứ điều gì luôn luôn đi cùng với nhau trong một gói, có cùng một bản tánh tinh túy. Việc thấy rằng nhị đế luôn song hành với nhau và bất khả phân là điều cực kỳ quan trọng.

(9) 

Trong khi tích truyện về lần đầu Việc Tạo Tượng Kim Thân Đức Phật xảy ra vào lần hạ thứ 7 khi Đức Phật lên Cung trời Đao Lợi giảng thuyết cho Thánh Mẫu Ma Ya và chư thiên và sau đó Ngài đã tán thán 11 công đức của đúc tượng Phật như sau:

1. Đời đời kiếp kiếp gia chủ có mắt sáng suốt thấy rõ.

2. Gia chủ không bị sinh vào nơi ác, bạn bè và láng giềng đều là người tốt. Gia chủ sẽ chẳng gặp người ác hay thú dữ.

3. Gia chủ luôn sinh trong nhà giàu sang và được người đời tôn kính.

4. Thân thể gia chủ màu hoàng kim.

5. Gia chủ giàu có dồi dào.

6. Gia chủ sinh vào nhà hiền lành.

7. Gia chủ có thể được sanh làm vua, được làm các cấp lãnh đạo nhà nước, nhân dân tin tưởng, quý mến.

8. Gia chủ có thể trở thành Chuyển luân vương. Khi là Chuyển luân vương nếu gia chủ phát tâm tu hành thì gia chủ có thể thành Phật.

9. Gia chủ có thể sanh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp. Gia chủ có thể làm vua thiên nhân.

10. Gia chủ sẽ không đọa vào đường ác. Những người làm tượng Phật thì sẽ không đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.

11. Đời đời kiếp kiếp trong tương lai quý vị đều tôn kính Tam Bảo, quy y Tam Bảo, chẳng bị đọa lạc.

(10) 

Chấp có là tin có thiên đường, có địa ngục, có phước, có tội, có thiện, có ác... chấp có một cách tuyệt đối. Vì chấp có tội nên sợ tội, chấp có phước nên ham làm phước, do chấp có địa ngục nên sợ địa ngục không làm ác, chấp có thiên đường nên muốn sinh lên thiên đường lo làm lành. Tuy chấp có là dở mà ít tai nạn ít khổ đau. Còn chấp không là không tin có thiên đường, không tin có địa ngục, không phước, không tội, không thiện, không ác. Chấp cái gì cũng không hết nên cứ làm ác, cứ tạo tội, không biết hướng thượng để làm lành hưởng phước mặc tình muốn làm gì thì làm, nguy hiểm không thể lường. 

Thế nên nói: "Không nên chấp không bằng hạt cải", chấp không chút xíu cũng tai họa. Vì chấp có nên sợ tội không dám làm ác, ham phước nên siêng làm lành. Vì chấp không nên tha hồ làm ác tạo tội, rơi vào địa ngục như tên bắn. Thà chấp có mà không xuống địa ngục. Do đó mới có câu: "Thà chấp có như núi Tu Di, không nên chấp không bằng hạt cải".




 
facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 14726)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật 25/10/2020 (09/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Điểm tâm bánh nướng thật no nê Con cháu đỡ phiền khỏi ủ ê Dâng cúng tâm thành đừng dụng tướng Giáo nhân chí cả phát bồ-đề Đắp y ăn uống bày chân pháp Tiếp khách đãi người rõ bến mê Sáng tỏ bản lai do thấu đáo Việc làm phương tiện vẫn đề huề. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Tín của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
01/10/2020(Xem: 14187)
Kinh A Di Đà | Giọng tụng: Hòa Thượng Thích Minh Tâm (Rất hay)
01/10/2020(Xem: 21315)
33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa (HT Thanh Từ biên dịch, TT Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19 năm 2020)
07/02/2019(Xem: 7077)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
04/01/2019(Xem: 110580)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/10/2018(Xem: 7580)
Lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy, chủ lễ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, tối thứ sáu, 26-10-2018, www.quangduc.com
23/09/2018(Xem: 10689)
Audio: Sanh Thiên Chứng Quả (Cổ Tích Ấn Độ cách đây 2500 năm), Hòa Thượng Thích Huyền Tôn dịch ra tiếng Việt, do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng diễn đọc
20/08/2018(Xem: 7672)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương
07/08/2018(Xem: 62089)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]