Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề Cương Bài Giảng Kỳ-Na Giáo (Jainism)

22/02/201105:52(Xem: 3666)
Đề Cương Bài Giảng Kỳ-Na Giáo (Jainism)


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỲ-NA GIÁO (JAINISM)

Đại đức TS. Thích Giác Hiệp

I. GIỚI THIỆU:

Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.

Thuật ngữ

Jainism có nguồn gốc ji có nghĩa là chinh phục được khát ái, dục vọng, chinh phục những ràng buộc. Jina có nghĩa là người chinh phục tất cả kẻ thù nội tại và bất tịnh của tinh thần. Các vị Thánh của Kỳ-na (Tīrthaṇkara) là người có những phương pháp tu tập để vượt qua khỏi sự ràng buộc, khổ đau, người đã đạt được giải thoát.

Tổ sư

Kỳ-na giáo cho rằng nguồn gốc của mình là một sự truyền thừa bao gồm 24 vị Tīrthaṇkara (Thánh, saint), vị đầu tiên là Rishabha vị cuối cùng được tôn kính quan trọng nhất là Mahāvira, Đại Hùng (B.C. 599-527), ngài thuộc dòng họ Sát-đế-lợi ở Vaiśālī (giờ là bang Bihar, đông Ấn độ).

Lịch sử
Kỳ-na giáo chia ra làm 2 trường phái chính:

śvetāmbaras:
Trường phái śvetāmbaras cho phép tu sĩ mặc y phục (white-clothed). Trường phái mặt đồ trắng, trụ sở chính của trường phái nằm ở Gujarat và tây Rājputāna nhưng cũng phát triển ở Bắc Ấn và trung Ấn. Trường phái này cho phép người nữ xuất gia.

Digambaras
Digambaras cấm hoàn toàn và xem việc không mặc y phục là điều kiện tất yếu của luật lệ tu viện (space-clothed). Tu sĩ thực hành 22 điều khổ hạnh, như: đói, khát, nóng, lạnh, muỗi đốt, loã thể, ghét, tình dục….[1] Digambaras phát triển mạnh ở Nam Ấn, bắc Ấn và một số tiểu bang ở tây bắc Ấn như đông Rājputāna, Punjab.

II. Siêu hình học

Siêu hình học là một phần quan trọng của văn chương Kỳ-na. Theo Kỳ-na giáo chân lý thì vĩnh hằng. Bất cứ một vật thể nào cũng tồn tại trong chúng 2 tính chất khẳng định và phủ định. Tính khẳng định và phủ định đồng hoá với nhau một cách tự nhiên.

III. Triết học

Xét về mặt bản thể học, theo Kỳ-na có hai chất: Jiva và Ajiva

Jiva tattva
Jiva là linh hồn, tattva là thực thể (reality). Linh hồn chính tự thân không thể thấy được nhưng sự hiện diện của nó có thể tìm thấy qua những đặc tính của nó hiện diện trong cơ thể vật chất

Ajiva tattva
Là vật chất, phi sinh mạng. Có 5 loại: Vật chất (pudgala), Vận động (dharma, motion), Yên nghỉ (adharma, rest), Không (space) phi vật chất, Thời gian (kāla)

Đa nguyên tương đối (anekāntavāda)
Hữu tình là một sự kết hợp của tính vĩnh hằng và thay đổi. Kỳ-na giáo cho rằng không có vật nào hoàn toàn mang tính khẳng định, vì tất cả sự khẳng định chỉ đúng trong một số điều kiện và một số giới hạn.

Syāvāda hay Sapta-bhangi-naya
Lý thuyết về tính tương đối của tri thức. Hiện thức có vô số khía cạnh, mà tất cả chúng đều có quan hệ với nhau. Chúng ta chỉ biết một vài khía cạnh đó thôi. Vì vậy tất cả những đánh giá của chúng ta là tương đối, có điều kiện và có giới hạn

Lý thuyết Nhận thức
Các pháp không phải do thức biến hiện mà nó tồn tại thực sự. Nếu như pháp do thức biến hiện thì chúng mang tính giả tạm. Tri thức về các pháp bên ngoài có được là do nhận thức thông qua các giác quan. Cơ quan của giác quan như mắt phải phân định các sắc.

I. SAṂsāra và mokṢa (emancipation):

- Phủ định thuyết định mệnh

- Giaỉ thoát, linh hồn tồn tại trong trạng thái thanh tịnh nhất (siddha-parameṣthin), có đầy đủ:

vô lượng niềm tin/suy tư
vô lượng tri kiến
vô lượng an lạc
vô lượng thần lực.

II. nghiệp và chấm dứt nghiệp

- Sắc nghiệp ràng buộc hữu tình
- Nghiệp là dòng chảy của các yếu tố vi tế.
- Hữu tình là chủ nhân của nghiệp
- Con người là thiện tri thức của chính mình
- Luân hồi là do có sự kết hợp giữa linh hồn và vật chất
- Chấm dứt nghiệp cũ, không tạo nghiệp mới

III. Đạo đức học Kỳ-na giáo

- Ahiṃsā, bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kỳ-na giáo.

- Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động

Để giúp tăng trưởng tâm bất hại Tattvartha-sutra dạy hành giả nên thực hành thiền quán về:

a. Cẩn trọng trong ngôn từ
b. Cẩn trọng trong suy tư
c. Thận trong khi đi đứng
d. Thận trọng khi nâng vật lên hoặc đặt vật xuống
e. Thận trọng khi ăn uống, phải quan sát thức ăn uống

Đạo đức cho tại gia

Những giới điều quan trọng nhất của người tại gia có 5:

Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahiṃsa)
Không nói dối (satya)
Không trộm cắp (asteya)
Không tà dâm (brahmacarya)
Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha

B. Đạo đức cho xuất gia

- Một tu sĩ Kỳ-na từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục
- Vui của ngũ quan là một tội lỗi

Lễ bái
Thánh điển
Thánh điển nói lên được:

- Công đức của tôn giáo (dharma)
- Thịnh vượng (artha)
- An lạc (kāma)
- Giải thoát (mokṣa)

Thánh điển của 2 trường phái:

Văn chương śvetāmbaras
Văn chương Digambaras

IV. KẾT LUẬN:

- Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
- Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương bất hại, hoà bình
- Kỳ-na giáo hoàn toàn vô thần, thượng đế không có chỗ đứng trong Kỳ-na giáo
- Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của mình “ahimsa paramo dharmah”
- Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn


[1] M. Winternitz, A History of Indian Literature, vol.2., (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 1996), 412.

09-27-2008 12:23:44

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2020(Xem: 16351)
33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa (HT Thanh Từ biên dịch, TT Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19 năm 2020)
07/02/2019(Xem: 6119)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
04/01/2019(Xem: 83123)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/10/2018(Xem: 6284)
Lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy, chủ lễ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, tối thứ sáu, 26-10-2018, www.quangduc.com
23/09/2018(Xem: 8774)
Audio: Sanh Thiên Chứng Quả (Cổ Tích Ấn Độ cách đây 2500 năm), Hòa Thượng Thích Huyền Tôn dịch ra tiếng Việt, do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng diễn đọc
20/08/2018(Xem: 6548)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương
07/08/2018(Xem: 55840)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
08/02/2018(Xem: 17038)
Video bài giảng: Kinh Pháp Cú Phẩm Hình phạt 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 04-02-2018
20/01/2018(Xem: 7310)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 244- ngày 20/01/2018 Chủ đề: Audio Book Kinh Pháp Hoa - Phẩm 11 Giảng sư: Hòa Thượng Thích Thanh Từ Diễn đọc: Gia Hiếu Thành viên thực hiện: Phương Thảo, Thiên Mãn, Tuyết Loan, Lê Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567