ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KỲ-NA GIÁO (JAINISM)
Đại đức TS. Thích Giác Hiệp
Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.
Thuật ngữ
Jainism có nguồn gốc ji có nghĩa là chinh phục được khát ái, dục vọng, chinh phục những ràng buộc. Jina có nghĩa là người chinh phục tất cả kẻ thù nội tại và bất tịnh của tinh thần. Các vị Thánh của Kỳ-na (Tīrthaṇkara) là người có những phương pháp tu tập để vượt qua khỏi sự ràng buộc, khổ đau, người đã đạt được giải thoát.
Tổ sư
Kỳ-na giáo cho rằng nguồn gốc của mình là một sự truyền thừa bao gồm 24 vị Tīrthaṇkara (Thánh, saint), vị đầu tiên là Rishabha vị cuối cùng được tôn kính quan trọng nhất là Mahāvira, Đại Hùng (B.C. 599-527), ngài thuộc dòng họ Sát-đế-lợi ở Vaiśālī (giờ là bang Bihar, đông Ấn độ).
Lịch sử
Kỳ-na giáo chia ra làm 2 trường phái chính:
śvetāmbaras:
Trường phái śvetāmbaras cho phép tu sĩ mặc y phục (white-clothed). Trường phái mặt đồ trắng, trụ sở chính của trường phái nằm ở Gujarat và tây Rājputāna nhưng cũng phát triển ở Bắc Ấn và trung Ấn. Trường phái này cho phép người nữ xuất gia.
Digambaras
Digambaras cấm hoàn toàn và xem việc không mặc y phục là điều kiện tất yếu của luật lệ tu viện (space-clothed). Tu sĩ thực hành 22 điều khổ hạnh, như: đói, khát, nóng, lạnh, muỗi đốt, loã thể, ghét, tình dục….[1] Digambaras phát triển mạnh ở Nam Ấn, bắc Ấn và một số tiểu bang ở tây bắc Ấn như đông Rājputāna, Punjab.
II. Siêu hình học
Siêu hình học là một phần quan trọng của văn chương Kỳ-na. Theo Kỳ-na giáo chân lý thì vĩnh hằng. Bất cứ một vật thể nào cũng tồn tại trong chúng 2 tính chất khẳng định và phủ định. Tính khẳng định và phủ định đồng hoá với nhau một cách tự nhiên.
III. Triết học
Xét về mặt bản thể học, theo Kỳ-na có hai chất: Jiva và Ajiva
Jiva tattva
Jiva là linh hồn, tattva là thực thể (reality). Linh hồn chính tự thân không thể thấy được nhưng sự hiện diện của nó có thể tìm thấy qua những đặc tính của nó hiện diện trong cơ thể vật chất
Ajiva tattva
Là vật chất, phi sinh mạng. Có 5 loại: Vật chất (pudgala), Vận động (dharma, motion), Yên nghỉ (adharma, rest), Không (space) phi vật chất, Thời gian (kāla)
Đa nguyên tương đối (anekāntavāda)
Hữu tình là một sự kết hợp của tính vĩnh hằng và thay đổi. Kỳ-na giáo cho rằng không có vật nào hoàn toàn mang tính khẳng định, vì tất cả sự khẳng định chỉ đúng trong một số điều kiện và một số giới hạn.
Syāvāda hay Sapta-bhangi-naya
Lý thuyết về tính tương đối của tri thức. Hiện thức có vô số khía cạnh, mà tất cả chúng đều có quan hệ với nhau. Chúng ta chỉ biết một vài khía cạnh đó thôi. Vì vậy tất cả những đánh giá của chúng ta là tương đối, có điều kiện và có giới hạn
Lý thuyết Nhận thức
Các pháp không phải do thức biến hiện mà nó tồn tại thực sự. Nếu như pháp do thức biến hiện thì chúng mang tính giả tạm. Tri thức về các pháp bên ngoài có được là do nhận thức thông qua các giác quan. Cơ quan của giác quan như mắt phải phân định các sắc.
I. SAṂsāra và mokṢa (emancipation):
- Phủ định thuyết định mệnh
- Giaỉ thoát, linh hồn tồn tại trong trạng thái thanh tịnh nhất (siddha-parameṣthin), có đầy đủ:
vô lượng niềm tin/suy tư
vô lượng tri kiến
vô lượng an lạc
vô lượng thần lực.
II. nghiệp và chấm dứt nghiệp
- Sắc nghiệp ràng buộc hữu tình
- Nghiệp là dòng chảy của các yếu tố vi tế.
- Hữu tình là chủ nhân của nghiệp
- Con người là thiện tri thức của chính mình
- Luân hồi là do có sự kết hợp giữa linh hồn và vật chất
- Chấm dứt nghiệp cũ, không tạo nghiệp mới
III. Đạo đức học Kỳ-na giáo
- Ahiṃsā, bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kỳ-na giáo.
- Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động
Để giúp tăng trưởng tâm bất hại Tattvartha-sutra dạy hành giả nên thực hành thiền quán về:
a. Cẩn trọng trong ngôn từ
b. Cẩn trọng trong suy tư
c. Thận trong khi đi đứng
d. Thận trọng khi nâng vật lên hoặc đặt vật xuống
e. Thận trọng khi ăn uống, phải quan sát thức ăn uống
Đạo đức cho tại gia
Những giới điều quan trọng nhất của người tại gia có 5:
Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahiṃsa)
Không nói dối (satya)
Không trộm cắp (asteya)
Không tà dâm (brahmacarya)
Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha
B. Đạo đức cho xuất gia
- Một tu sĩ Kỳ-na từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục
- Vui của ngũ quan là một tội lỗi
Lễ bái
Thánh điển
Thánh điển nói lên được:
- Công đức của tôn giáo (dharma)
- Thịnh vượng (artha)
- An lạc (kāma)
- Giải thoát (mokṣa)
Thánh điển của 2 trường phái:
Văn chương śvetāmbaras
Văn chương Digambaras
IV. KẾT LUẬN:
- Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
- Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương bất hại, hoà bình
- Kỳ-na giáo hoàn toàn vô thần, thượng đế không có chỗ đứng trong Kỳ-na giáo
- Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của mình “ahimsa paramo dharmah”
- Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn
[1] M. Winternitz, A History of Indian Literature, vol.2., (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 1996), 412.
09-27-2008 12:23:44