Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Ca Diếp 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

23/01/202109:50(Xem: 13129)
Đức Phật Ca Diếp 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 21 về Đức Phật Ca Diếp trong nghi thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì.

 

Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ của Đức Phật Ca Diếp để lại cho đời như sau:


Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

 Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Ca Diếp Phật.


Không làm các điều ác,

Siêng làm các điều lành,

Giữ tâm ý thanh tịnh,

Đó là lời Phật dạy.

Một lòng kính lạy đức Phật Ca Diếp.


Sư Phụ giải thích: Đức Phật Ca Diếp (Kassapa) là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

Đức Phật Ca Diếp đản sinh tại thành Ba La Nại ( Benares,Varanasi, trong một gia đình thuộc giòng dõi Bà La Môn. Cha của ngài là  cụ Phạm Đức (Brahmadatta), Mẹ ngài là cụ Tài Chủ (Dhanavatī).

 

Đức Phật Ca Diếp có chiều cao 20 cubit (khoảng 9–10 m), và có tuổi thọ đến 2.000 năm. Ngài Ca Diếp từ bỏ thế gian để xuất gia, tu tập khổ hạnh, chỉ trong vòng 7 ngày ngài đã thành Phật. Trước ngày giác ngộ, ngài chỉ một bát cơm nấu nước cốt dừa. Cây giác ngộ của ngài thiền tọa được gọi là cây Đa, có chỗ gọi là Cây Ni Câu Luật Đà ( Nigrodhassa). Ngài chuyển pháp luân tại Isipatana và giảng cho hội chúng gồm 20.000 Tỳ kheo chứng quả A La Hán.


Đại đệ tử của Đức Phật Ca Diếp có Đại Đức Đề Xá (Tissa) và Đại Đức Bà La Bà (Bhāradvāja), Sư Cô Anulā và Sư Cô Uruvelā, đệ tử thị giả của ngài là Đại Đức Thiện Hữu (Sabbamitta); các đại thí chủ cư sĩ hộ trì Chánh Pháp của Ngài có các vị nổi tiếng như Sumangala,  Ghattīkāra, Vijitasenā và Bhaddā.

 

Sư phụ kể một câu chuyện nhân quả rất hay có liên quan đến thời Phật Ca Diếp. Chuyện kể rằng: Sau khi Tổ Bách Trượng Hoài Hải giảng pháp xong, chúng đệ tử ra về, chỉ có một Ông lão vẫn ngồi lại, chờ mọi người về hết, ông lão tiến đến pháp tòa, nơi Tổ đang ngồi, đảnh lễ Tổ cầu xin giúp một việc.

Tổ Bách Trượng là người đắc đạo, có tuệ nhãn, ngài nhìn là biết ông già này không phải là người bình thường.


Ông lão trình bạch: “Kính bạch Hòa Thượng, con vốn không phải là người, mà con là con chồn sống ở hang núi ở phía sau chùa của Hòa Thượng. Năm trăm kiếp trước, vào thời Đức Phật Ca Diếp. Con  là một Vị tăng tinh tấn tu hành, trụ trì một ngôi chùa. Tuy nhiên, một hôm có một vị tăng hỏi con rằng “Bậc đại tu hành có còn bị nhân qua chi phối hay không ?”, con đã trả lời: “ bậc đại tu hành không bị nhân quả chi phối” (bất lạc nhân quả, tức là không còn rơi vào vòng lẫn quẫn của nhân quả). Con không biết là con trả lời sai chỗ nào. Nhưng sau khi mạng chung kiếp ấy, con bị đọa làm thân con chồn, đến nay đã năm trăm đời, con rất đau khổ, kính mong Hòa Thượng từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho con phương pháp tu tập để thoát khỏi thân súc sanh này”.

 

Tổ Bách Trượng liền bảo:

“Ông già hãy hỏi lại ta câu đó đi”

 

Ông lão chấp tay hỏi “ Kính bạch Hòa Thượng, bậc đại tu hành có còn bị nhân quả chi phối hay không ?

 

Tổ Bách Trượng đáp: “bậc đại tu hành không còn mê lầm về nhân quả” (bất muội nhân quả).

 

Ngay câu trả lời này của Tổ Bách Trượng, ông già hoát nhiên đại ngộ và ông già xin Tổ ban cho một ân huệ “ con cảm ơn Hòa Thượng đã khai thị cho con rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, 500 kiếp trước do một phút không chánh niệm, trả lời sai một câu mà con phải chịu quả báo làm thân chồn. Con quá tự tin là người đắc đạo không bị rơi vào vòng chi phối của nhân quả, nhưng câu nói này khiến cho nhiều người hiểu sai về giáo lý nhân quả, nên con phải chịu quả báo. Nay nghiệp trả rồi, ngày mai con sẽ đi vãng sanh, kính mong Hòa Thượng từ bi hoan hỷ làm lễ hỏa táng con theo nghi thức lễ tang của một Vị tăng”.

 

Và Tổ Bách Trượng đã hoan hỷ chấp thuận lời thỉnh cầu của ông già chồn. Ngày hôm sau, Tổ thông báo đại chúng trong chùa chuẩn bị làm lễ tống táng một vị tăng. Chúng đệ tử ngạc nhiên, vì thấy trong chùa không có ai bệnh và chết, làm sao có đám tang. Sau đó, Tổ dẫn chúng đệ tử ra sau núi, lấy cây tích trượng bới trong hang ra một xác con chồn chết và đem vào chùa làm lễ cầu siêu hỏa táng.


Bạch Sư Phụ, con cảm ơn Sư phụ đã kể chi tiết về câu chuyện nhân quả này, quá hay và quá cảm động tình cảm của Tổ Bách Trượng đối với một vị tăng.


Sư Phụ kể thêm một câu chuyện cảm động khác,  vào tháng 12 năm 2008, Tu Viện Quảng Đức có tổ chức một tuần lễ chiêm bái xá lợi Phật, và có xá lợi Phật Ca Diếp.


Sư Phụ có hỏi vị Lạt Ma Tây Tạng về Xá Lợi Phật Ca Diếp đã hơn 500 kiếp rồi, ai là người có công năng bảo tồn xá lợi này ?

 
Vị Lạt Ma cho biết xá lợi Phật Ca Diếp sở dĩ vẫn còn tồn tại đến ngày nay là do các vị A La Hán có trách nhiệm gìn giữ. Đối với các Bồ Tát, A La Hán, những vị đã đắc quả, thời gian 500 kiếp chỉ là một sát na mà thôi.


Sư Phụ kể năm 1981 ở Nha Trang, Sư Phụ cúng Đại bàng ở Chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy, ở trong trai đường có khắc 4 câu kệ này của Phật Ca Diếp:

“Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo”.

 

Sư Phụ kể một câu chuyện nữa liên quan đến 4 câu kệ này. Vào thời nhà Đường (772-846), có vị Thiền sư Điểu Khòa Đạo Lâm,  ngài hay ngồi thiền trên cây tùng cao lớn nên người thời bấy giờ gọi ngài là Thiền Sư Ô Sào (Tổ Chim). Một hôm, có quan Thái Thú Hàng Châu là Bạch Cư Dị,  vốn là một thi hào nổi tiếng đương thời, nhân vào núi tham quan, thấy thiền sư ngồi trên cây tùng, liền hỏi: “Sao Thiền sư ngồi nơi nguy hiểm quá vậy?”

Thiền sư Đạo Lâm đáp: “ Chỗ ngồi của Thái thú còn nguy hiểm hơn nhiều”

Quan Thái Thú Bạch Cư Dị nghe rúng động nhưng vẫn cố gắng trả lời:” Đệ tử là quan lớn của đương triều, địa vị đang trấn cả giang sơn, có gì mà nguy hiểm?”.

Thiền sư Đạo Lâm nói: “ Củi lửa giao nhau, thức tánh chẳng dừng, quan trường thay đổi, tranh chấp lẫn nhau. Chỗ ngồi của đại quan là dưới vua, mà trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì không vừa lòng vua, tính mạng của đại quan và thân quyến đều lệ thuộc vào lòng thương ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của mọi người, một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì không nguy hiểm sao được! “.

Ông Bạch Cư Dị như hiểu được phần nào, nên hỏi tiếp: “Thế nào là đại ý Phật pháp?”

Thiền Sư Đạo Lâm đọc bài kệ:
“Không làm các điều ác,

Siêng làm các điều lành,

Giữ tâm ý thanh tịnh”.

Ông quan Bạch Cư Dị nghe xong cảm thấy quá thất vọng, Phật pháp sao tầm thường cạn cợt quá, nên trình thưa: “Đạo lý này đứa bé ba tuổi cũng biết nói, có gì mà gọi là đại ý Phật Pháp ?”.

Thiền sư Đạo Lâm từ tốn đáp “ dạ vâng, đứa bé ba tuổi nói được, nhưng ông lão 80 tuổi vẫn làm chưa xong”.

Quan Thái Thú Bạch Cư Dị bất giác sụp lạy tạ ơn Thiền sư đã khai thị, xin quy y làm đệ tử và hết lòng hộ trì Chánh Pháp. Về sau, ông từ quan và ở ẩn tu hành, ông lấy bút hiệu là Hương Sơn làm nhiều bài thơ khuyên người niệm Phật, để thoát ly sanh tử.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ kể nhiều câu chuyện xoay quanh Đức Phật Ca Diếp và bài kệ của Ngài, lời dạy của Phật Ca Diếp tuy đơn giản, nhưng quan trọng là thực hành với tâm thanh tịnh.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



21_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Ca Diep

Quan niệm Thiện & Ác 

...... tuỳ theo quốc độ, hoàn cảnh xã hội ! 

Con kính dâng Thầy bài thơ trình pháp như những gì con đã học được qua bài pháp thoại về Phật Ca Diếp, chỉ tiếc là 2009 con có viếng Tu viện Quảng Đức nhưng không có đại duyên để chiêm ngưỡng Xá Lợi Phật Ca Diếp ... biết bao giờ ... mới được cơ hội này ...! Kính đa tạ và tri ân Thầy đã truyền trao kinh nghiệm với tài hùng biện vô ngại tuyệt vời, HH



Pháp ngữ khai thị Đức Phật Ca Diếp 

“Chớ làm điều gì ác 

Hãy làm các điều lành 

Giữ Ý, Tâm luôn trong sạch 

Đầy là điều Chư Phật  dạy “

Từ lâu tin rằng : lời Đức Thế Tôn dạy khuyên 

Cách  lâu xa 500 kiếp,   thật ...chỉ trùng tuyên , 

Kinh lời Vàng kệ cú 127 ( trăm hai bảy ) ! 

Phật Ca Diếp đản sinh nơi thành Ba La Nại, 

Cũng tại nơi này Đức Thế Tôn chuyển pháp luân 

Chuyện cửa Thiền “ Ông Già Chồn” có liên quan 

Sanh thời Phật Ca Diếp năm trăm kiếp đọa... lầm nhân quả  ! 

Như lời dạy kệ Pháp Cú đã mô tả :

“ Dầu bay vút trên trời cao

Hay lặn sâu dưới biển cả 

Hoặc chui rút vào hang đá

Trốn làm sao được hậu quả 

Các điều ác đã làm ra “ 

Tuy vậy thời đại mới người học Phật ... chút tư duy !

Tôn giáo, quốc độ   hoàn cảnh xã hội khó so bì 

Chỉ cần trí tuệ ...tỉnh giác khi phán đoán! 



Đa tạ Giảng Sư ... Xá Lợi Phật đừng phê phán 

Bậc Giác Ngộ vượt trên  thời gian với không gian 

Kiếp dài đăng đẳng ... sát na bậc Thánh cưu mang

Và như thế ... đại duyên cho ai chiêm ngưỡng !



Và ..khi nghe tiểu sử Đức Phật Ca Diếp..tin tưởng, 

Sống  trong nhung  lụa ....dòng Bà La Môn 

Lúc ấy tuổi thọ người hai vạn ...lìa gia đình, tuổi  hai ngàn

Chỉ sau bảy ngày khổ hạnh.... Quả Phật viên mãn ! 

Hội thuyết pháp ...người đắc thánh được hai vạn

Thực hiện   phép mầu kỳ diệu dưới cây Giáng Hương

Bốn thí  chủ hộ trì, thị giả., ba đệ tử xuất sắc thân thương 

Tên được ghi lại ...cùng Cha, Phạm Đức, ....Mẹ, Tài Chủ !

Thật ra bài trình pháp ....quá vắn tắt chưa đủ ! 

Kính mời nghe pháp thoại ...nhiều lần  hiểu thêm 

Chuyện về .... Phật Ngọc, Lạt Ma Konchup, Yeshe quỹ từ thiện 

Để tán dương tài hùng biện của Giảng Sư và kinh nghiệm !

Nam Mô Hiện Tại Hiền Kiếp Đệ Tam Phật Ca Diếp.

Huệ Hương 



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2022(Xem: 4297)
Kính bạch Giảng Sư và thính chúng, đây quả thật là một bài pháp thoại hữu ích cho bất cứ đệ tử Phật bất cứ tông phái nào và trình độ căn cơ nào vì mỗi một đề mục chính là thiền quán và toàn bộ 8 diều giác ngộ này đều là những điều mà chư Phật và các vị Bồ tát, các bậc đại nhân đã từng giác ngộ, theo đó tu tập mà thành tựu đạo quả và trở lại thế gian giáo hóa, tế độ chúng sinh.
31/10/2022(Xem: 3933)
--Chánh văn Phạn ngữ: Đề Bà La Bồ Tát - Kanadeva (ngài là người Ấn Độ sống vào cuối thế kỷ thứ 6, và được xem là hiện thân của Bồ Tát Thánh Thiên - Aryadeva thuộc thế kỷ thứ 3). --Việt dịch: Tỷ Kheo Thích Trí Quang (chuyển Việt ngữ vào năm 1969 từ bản dịch Hán văn của Sa Môn Đạo Thái, Trung Hoa) --Vocal: Tâm Bảo Đàn (thâu âm năm 2011) --Video: Bơ Papai Production (thực hiện năm 2022) --Music: Beyond Infinity (Robert Haig Coxon) --Muốn thực hiện các video chuyên nghiệp và có giá trị, xin liên lạc FB Bơ Papai Production hoặc điện thoại +84865191945 để tham khảo. Công đức đọc luận này với trọn tâm yêu thương nguyện lợi lạc miên viễn nguyện hồi hướng chúng sinh nguyện tất cả bước vào đường đi của Bồ Tát và mau chóng thành tựu quả Vô Thượng Bồ Đề. (tbđ) --Viet Nalanda Foundation ấn tống tại Hoa Kỳ và Việt Nam (2011) - Web: www.vietnalanda.org --Đọc toàn bộ sách Luận Đại Trượng Phu do Viet Nalanda Foundation ấn tống (2011): https://drive.google.com/file/d/0BwqO...
31/10/2022(Xem: 3741)
Gọi Thầy từ chốn ngàn xa: Lời Khẩn Nguyện Xuyên Thấu Tâm Can Với Lòng Chí Thành Quy Ngưỡng (VietSub) Nguyên tác: Đại Sư Jamgon Kongtrul Rinpoche (thế kỷ 19) Việt dịch: Tiểu Nhỏ và Tâm Bảo Đàn (2010-2018) Giọng đọc: Tâm Bảo Đàn (2020) Video clip: Bơ Papai (2021) Music: Beyond Infinity / Artist: Robert Haig Coxon / Album: Prelude to Infinity
20/10/2022(Xem: 3019)
Với đề tài Ngũ Giới rất quen thuộc mà Sư Cô Giác Anh chủ giảng hôm nay , Sư Cô đã kính lễ chư Tôn Đức có mặt xin được chứng minh giùm , riêng Sư Cô và thính chúng cùng suy tư và đồng hành thính pháp như là một sự ôn tập qua từng giai đoạn sau 1- Vì sao Ngũ Giới rất là quan trọng ? 2- Điều gì đã ngăn cản không cho chúng ta hoàn thiện ngũ giới ? 3- Trên con đường tu học chúng ta cần bao nhiêu thời gian để hoàn thiện ngũ giới ? Giảng Sư đã bắt đầu vô cho thính chúng rằng : Đức Phật sanh ra tại Ấn Độ và trước đó dòng dõi thuộc Ấn Độ Giáo sau đó mới xuất gia và chiêm nghiệm rằng để có được an vui hạnh phúc thì phải giữ được 5 giới. Đó là Không được giết hại; Không được trộm cướp; Không được tà dâm; Không được nói dối; Không được uống rượu.
08/10/2022(Xem: 2825)
Hòa Thượng Thích Như Điển sẽ giảng pháp tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc tối Thứ Hai 17/10/2022
06/10/2022(Xem: 2894)
Kính bạch Hòa Thượng: Từ lâu con đã học được rằng: “Thọ Bồ Tát giới là đi trên con đường cao thượng, nuôi lớn lòng đại bi, thương chúng sanh chìm nổi trong sanh tử tạo vô lượng ác nghiệp, thọ vô lượng tội báo mà xả thân cứu độ. Đây là chánh nhân tu học để thành Phật đạo. Phát bồ đề tâm, hành Bồ Tát đạo là công đức và phước báu to lớn nhất. Lấy đại bi tâm làm chủ, lấy bồ đề tâm dẫn đạo, thực hiện lý tưởng Đại thừa là điểm then chốt của người học Phật cần khắc cốt ghi tâm.” Học giới là để cho chúng ta thấy có những lời dạy của Phật rất hay để mà tu thân, khẩu, ý. Con rất tâm đắc khi Ngài kết luận rằng Bồ tát Giới có năng lực đưa Bồ tát lên hàng Phật giả và Giới này còn gọi là Tâm Địa Giới vì Tâm Địa là nơi chứa chủng tử của Phật tánh (Bổn nguyên của Bồ Tát và Chư Phật là Thể tánh thanh tịnh Bổn Hữu của tất cả chúng sinh). Hẳn nhiên mọi người đều có một nhận xét dồng với TT Thích Nguyên Tạng rằng bài Pháp thoại quá tuyệt vời và cũng như lời mở đầu con đã thú nhận trước đã ngh
30/09/2022(Xem: 2760)
Có lẽ đây là lần thứ hai con dâng lời cảm niệm tri ân đến Ngài về việc hoằng pháp độ sinh, lý do nhân dịp xem lại hành trình 32 năm của Tu Viện Quảng Đức, trong đó chương trình hoằng pháp của TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã khiến con tư duy về tự lợi và lợi tha trong việc tu học. Và con đã rất tán thán và kinh ngưỡng mộ Thầy khi những chuyến hoằng pháp của Thầy được hướng dẫn bởi Hòa Thượng bắt đầu từ năm 2006 đến 2019 khi tuổi Thầy Nguyên Tạng còn quá trẻ. (kính xin đính kèm trong phần phụ lục ) . Vì từ lâu con đã học được rằng:“ Mục đích của hoằng pháp căn bản có hai điều: Một là giữ gìn cho Phật pháp được trường tồn. Hai là phụng sự xã hội, đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. “
29/09/2022(Xem: 2886)
Kính đa tạ Giảng Sư.. Hoan hỷ phát sinh ngay sau giờ pháp thoại Thấu hiểu sâu hơn về lẽ Vô Thường Pháp vận hành..như nắng tỏa giữa ngàn hương Đừng tự làm khổ mình bằng điên đảo tưởng! Bản chất cuộc sống tự nhiên ...đừng ép gượng “Trong Vô thường mà lại muốn đạt sự thường” Hoàn cảnh nào... Dù thăng trầm vinh nhục phong sương Chớ cưởng cầu hãy tu mà chuyển nghiệp Nhớ Tam Pháp Ấn và Thành,Trụ, Hoại, Diệt!
28/08/2022(Xem: 2881)
Và hôm nay sau khi nghe những lời trình bày dưới hình thức một nhà tâm lý học trị liệu của Giảng Sư con đã học thêm được một phương pháp hít thở thật nhẹ nhàng và dễ dàng đúng theo tinh thần Tâm Thiền của Thầy con đã dạy khi được biết rằng các nhà tâm lý học Úc Châu đã tán thán phương cách của TT Giảng Sư. “Khi hít vào thật sâu tôi là một bông hoa Khi thở ra nhẹ nhàng tôi luôn luôn tươi mát” (3 lần)
14/08/2022(Xem: 3535)
Ni Sư Thảo Liên đã giới thiệu bài thơ VU LAN THÁNG BẢY ÂN TÌNH dù không biết tác giả và đã giảng nghĩa chi tiết để nói lên tâm trạng tha phương của những người con trên đất Úc (quêhương thứ hai). Kính ghi lại như sau: Con quỳ dưới ánh đạo vàng Bao la tình mẹ đậm đà thương yêu Ly hương mấy nẻo sơn khê Nhớ da diết nhớ lối về quê hương Mẹ ơi con trẻ tha phương Xây tình viễn xứ phong sương tuổi đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567