Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Thơ "Xuân Vãn" của Ðiều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông

03/02/201108:07(Xem: 3598)
Bài Thơ "Xuân Vãn" của Ðiều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông
Tran Nhan Tong
Bài thơ XUÂN VÃN

của Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông
Thích Thông Huệ

Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam. Bài thơ “Xuân vãn” là một trong những bài mượn cảnh mùa xuân, diễn đạt một cách sâu sắc trình độ tâm linh vút cao của Ngài:

XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.

Như kim khám phá Đông hoàng diện,

Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.

Hòa thượng Trúc Lâm dịch:

CUỐI XUÂN
Thuở bé chưa từng rõ sắc không,

Xuân về hoa nở rộn trong lòng.

Chúa Xuân nay bị ta khám phá,

Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.

Bài thơ tứ tuyệt ngắn ngủi nhưng bao hàm cả hai giai đoạn đời Ngài: lúc còn bé chưa biết đường tu và khi đã là vị Thiền Sư đạt đạo.

“Thuở bé chưa từng rõ sắc không/ Xuân về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển, Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về? Và đây hầu như là tâm trạng chung của con người, nhất là những ai có tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương người xưa:

Xuân nào như xuân mới?
Hương nào như hương xưa?

Lòng chàng không có tuổi

Duyên chàng se tình cờ.

hay J. Leiba nói thay cô gái tuổi trăng tròn:

Em nhớ năm em lên mười lăm,
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân.

Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp,

Nhìn cái xuân sang khác mọi lần.

Tập khí của chúng ta là dính mắc với trần cảnh, loạn động theo các duyên bên ngoài. Từ đó tạo nghiệp, quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi. Đức Phật dạy, chính sáu căn là đầu mối của phiền não sinnh tử, do tiếp xúc với sáu trần mà khởi tâm phân biệt. Nhưng sáu căn cũng là nguồn gốc của Niết bàn, khi thấy nghe hay biết tất cả các pháp mà vẫn an nhiên tự tại. Thời điểm chợt nhận ra tánh giác thường hằng của chính mình là khoảnh khắc diệu thường, ngàn năm không dễ có. Những bậc đạt đạo dùng rất nhiều mỹ từ tạm đặt tên cho tánh giác sẵn đủ ấy, vì thật sự nó không có tên, cũng không thể dùng ngôn từ diễn tả. Ở đây, Sơ Tổ Điều Ngự gọi là Chúa Xuân. “Chúa Xuân nay bị ta khám phá”. Thật ra, Chúa Xuân không lẫn tránh, không giấu mặt, cũng không phải ở đâu xa. Chỉ vì vọng thức che lấp nên không nhận ra tánh giác lúc nào cũng sáng ngời.

Mai Hoa Ni đời Tống viết bài thơ Ngộ đạo như sau:

Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang,
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn.

Trở về chợt ngửi hương mai ngát,

Xuân ở đầu cành đã chứa chan.

(Đỗ Tùng Bách dịch)

Một đời lặn lội, mòn mỏi những bước chân giẫm nát cỏ cây trên đỉnh núi mây phủ, thế mà vẫn chưa tìm thấy mùa xuân. Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình - con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.!

Sơ Tổ của chúng ta không những đã trở về, đã khám phá Chúa Xuân, Ngài còn trọn vẹn sống cùng mùa Xuân miên viễn:

“Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng”.

Thiền bản là chiếc chõng hay giường nhỏ, bồ đoàn là chiếc gối tròn để ngồi. Đây là hai dụng cụ sử dụng khi tọa thiền. Giường hay chõng thiền còn ám chỉ chân tánh hay bản tâm của mỗi người. Ngồi trên giường Thiền nghĩa là hằng sống cùng bản tâm sẵn đủ. Bản tâm thường tịch nhưng thường tri, luôn lặng lẽ mà luôn chiếu sáng. Định của bản tâm không trụ không xả, không nhập không xuất nên là thường định, đại định. Tinh thần Bồ tát Đại thừa không bỏ huyễn cầu chơn, không bỏ mê về ngộ, không bỏ trần gian thủ chứng Niết bàn. Trong các cảnh vô thường sinh diệt, các bậc đạt đạo nhận ra và sống bằng thể tánh chân thường bất sinh, nên có cái nhìn thẩm thấu vào bản chất của các pháp. Do vậy, các Ngài tự tại anh nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ vạn hữu, nên nói “ngồi trên giường Thiền ngắm từng cánh hoa rụng trong một chiều xuân vãn”.

Cùng một cảnh xuân nhưng lúc mê thì tâm loạn động, dính mắc theo cảnh, khi ngộ thì an nhiên nhìn mọi sự đổi dời. Xuân đời đến rồi đi, hoa theo xuân nở rồi tàn, nhưng Chúa Xuân mãi hiện hữu, siêu vượt thời - không. Mùa Xuân miên viễn ấy không ở đâu xa, không từ bên ngoài đến, mà ở ngay đương xứ - tại đây và bây giờ. Cầu chúc tất cả chúng ta, nhân mùa xuân đến, nhận ra Chúa - Xuân - tự - tâm của chính mình, đồng thời chan rải hương xuân đến khắp mọi người.


Mùa Xuân Kỷ Sửu - 2009
Thiền thất Viên Giác

Người gửi bài: Anh Huy

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2014(Xem: 15077)
33 Pháp Tướng của QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - Nhạc Võ Tá Hân
01/11/2014(Xem: 4814)
Quý Kính Phật Đà.. Lời Thích Nữ Nhuận Hải Phổ Nhạc NS Giác An Ca Sĩ.. Quách Tuấn Du
28/10/2014(Xem: 4588)
3 Sắc Màu Huyền Diệu..Lời: Thích Nữ Nhuận Hải. Phổ Nhạc: Bảo Phúc: Cs: Vân Khánh. Thành tâm trước Như Lai... Người mình chứng cho con... Con cúi xin cúng dường .....Chư Phật Bồ tát Thánh Tăng....Ba sắc bông tươi màu....Bông tím quy y Phật...... Nguyện quy y Pháp chư Tăng...Lòng con luôn sống thuỷ chung....Màu bông trắng tinh khôi.. Sạch trong tâm thân tôi.... Không sống trong dối gian... Ích kỷ ganh ghét tranh đua... Đây sắc bông xanh màu... Mang ước mơ hy vọng..... Mười phương ba cõi thiêng liêng..... Từ bi quên hết ưu phiền... Con thành tâm... cúng dường chư Phật . Cúng dường chư Phật.....Một lòng tu tâm tâm dưỡng tánh....Theo Phật pháp sớm chiều tu tập...... Suốt đời kinh kệ... Nam Mô A Di Đà Phật....Con thành tâm cúng dường chư Phật...Cúng dường chư Phật.....Một lòng tu tâm dưỡng tánh...theo Phật pháp sớm chiều tu tập... Suốt đời kinh kệ.....Nam Mô A Di Đà Phật...Thành tâm trước Như Lai... Người mình chứng cho con... Con cúi xin cúng dường .....Chư Phật Bồ tát Thánh Tăng....Ba sắc
20/10/2014(Xem: 4664)
CHÚ ĐẠI BI - Hợp ca & Nhạc không lời , nhạc sĩ Võ Tá Hân
18/10/2014(Xem: 5162)
Clip nhạc: Kính Lạy Bồ Tát Quan Thế Âm; Lời: Thích Nữ Nhuận Hải. Phổ Nhạc: Chúc Linh: Cs: Cao Thái Sơn.
13/10/2014(Xem: 3784)
Chùa Vạn Hạnh được thành lập vào tháng 12 năm 1977 tại số nhà 4160 Clairemont Drive, San Diego. Do nhu cầu Phật sự, vào tháng 11 năm 1978 Chùa được chuyển đến địa chỉ hiện nay là 8617 Fanita Dr, Santee, CA. Nhờ lòng nhiệt tâm phụng đạo của chư tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử, ngôi nhà đạo Pháp được xây cất khang trang, giàu tính nghệ thuật văn hóa Phật giáo Việt Nam đã được làm lễ lạc thành vào ngày 04 tháng 01 năm 1998. Chùa Vạn Hạnh là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam được thành lập tại quận hạt San Diego. Chùa được đặt tên là Vạn Hạnh để tưởng nhớ đến vị Quốc sư Vạn Hạnh thời vua Lý Thái Tổ, vị Thiền sư có công lớn trong việc phụng đạo giúp đời, đã khai mở một kỷ nguyên rạng ngời của Phật giáo Việt Nam. Sinh hoạt của Chùa nhắm vào mục đích chính: "Xiễn dương Phật pháp, tịnh hóa thân tâm, khuyến khích giới trẻ nhận thức tầm quan trọng của đạo Phật, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam, và đóng góp tiếng nói về hòa bình cho nhân loại."
01/09/2014(Xem: 3719)
words by Teresa Le:Lời: Thích Nữ Nhuận Hải.Music by Greg Schultz: CS: Mark Wood. I give my thanks to Australia . You truly have a heart of gold. I raise my cup to all your sons and daughters of the past. Who built this life we all now. I give my thanks to Australia. You are such a friendly place. You put a sparkle in everybody’s eye. And a smile across their face. In a world full of suffering You’re a shelter in the storm. With compassion shown to everyone You lend a helping hand to the forgotten and forlorn. I give my thanks to Australia. You help us blossom and grow. Like the sun that gives the nourishment of life To the seeds of love we sew. I give my thanks to Australia There’s no place like you on earth It fills my heart with joy to see compassion shown to all. From the moment of our birth. Let’s all thanks Australia.
03/01/2014(Xem: 14252)
Xuân Trong Ta Mỗi độ tháng này người người gọi... … Tết đã về rồi xuân bao la Trong tôi chợt nhớ đến quê nhà Hoa cúc, hoa mai, đầy trước ngõ Trẻ thơ khoe nhau áo mới lạ
17/12/2013(Xem: 11872)
Di Đà Sáu chữ nhớ ơn sâu, Công phu ráng luyện giúp thân mình. Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Nam, thật phương Nam Lửa Bính Đinh. Mô, chỉ rõ vật vô hình. A, Tiên Thiên Thận Thủy Bắc Phương Nhâm Quý. Di, giữ bền chặt Tinh Khí Thần. Đà, sắc vàng trùm khắp cả. Phật, thân tịnh ở nơi mình.
17/12/2013(Xem: 12533)
Lục Căn, Lục Trần Nhạc và Lời : Quách Vĩnh-Thiện Cap d'Agde, le 24 juillet 2005 Lục Căn, Lục Trần là Linh Căn của ta, Thể xác ta cấu trúc từ siêu nhiên, Lục Căn, Lục Trần giam trong phiền muộn, Sai khiến Sân, Si, Hỉ, Ái, Dục, Tham.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]