Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Thơ "Xuân Vãn" của Ðiều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông

03/02/201108:07(Xem: 3288)
Bài Thơ "Xuân Vãn" của Ðiều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông
Tran Nhan Tong
Bài thơ XUÂN VÃN

của Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông
Thích Thông Huệ

Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam. Bài thơ “Xuân vãn” là một trong những bài mượn cảnh mùa xuân, diễn đạt một cách sâu sắc trình độ tâm linh vút cao của Ngài:

XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.

Như kim khám phá Đông hoàng diện,

Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.

Hòa thượng Trúc Lâm dịch:

CUỐI XUÂN
Thuở bé chưa từng rõ sắc không,

Xuân về hoa nở rộn trong lòng.

Chúa Xuân nay bị ta khám phá,

Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.

Bài thơ tứ tuyệt ngắn ngủi nhưng bao hàm cả hai giai đoạn đời Ngài: lúc còn bé chưa biết đường tu và khi đã là vị Thiền Sư đạt đạo.

“Thuở bé chưa từng rõ sắc không/ Xuân về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển, Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về? Và đây hầu như là tâm trạng chung của con người, nhất là những ai có tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương người xưa:

Xuân nào như xuân mới?
Hương nào như hương xưa?

Lòng chàng không có tuổi

Duyên chàng se tình cờ.

hay J. Leiba nói thay cô gái tuổi trăng tròn:

Em nhớ năm em lên mười lăm,
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân.

Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp,

Nhìn cái xuân sang khác mọi lần.

Tập khí của chúng ta là dính mắc với trần cảnh, loạn động theo các duyên bên ngoài. Từ đó tạo nghiệp, quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi. Đức Phật dạy, chính sáu căn là đầu mối của phiền não sinnh tử, do tiếp xúc với sáu trần mà khởi tâm phân biệt. Nhưng sáu căn cũng là nguồn gốc của Niết bàn, khi thấy nghe hay biết tất cả các pháp mà vẫn an nhiên tự tại. Thời điểm chợt nhận ra tánh giác thường hằng của chính mình là khoảnh khắc diệu thường, ngàn năm không dễ có. Những bậc đạt đạo dùng rất nhiều mỹ từ tạm đặt tên cho tánh giác sẵn đủ ấy, vì thật sự nó không có tên, cũng không thể dùng ngôn từ diễn tả. Ở đây, Sơ Tổ Điều Ngự gọi là Chúa Xuân. “Chúa Xuân nay bị ta khám phá”. Thật ra, Chúa Xuân không lẫn tránh, không giấu mặt, cũng không phải ở đâu xa. Chỉ vì vọng thức che lấp nên không nhận ra tánh giác lúc nào cũng sáng ngời.

Mai Hoa Ni đời Tống viết bài thơ Ngộ đạo như sau:

Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang,
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn.

Trở về chợt ngửi hương mai ngát,

Xuân ở đầu cành đã chứa chan.

(Đỗ Tùng Bách dịch)

Một đời lặn lội, mòn mỏi những bước chân giẫm nát cỏ cây trên đỉnh núi mây phủ, thế mà vẫn chưa tìm thấy mùa xuân. Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình - con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.!

Sơ Tổ của chúng ta không những đã trở về, đã khám phá Chúa Xuân, Ngài còn trọn vẹn sống cùng mùa Xuân miên viễn:

“Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng”.

Thiền bản là chiếc chõng hay giường nhỏ, bồ đoàn là chiếc gối tròn để ngồi. Đây là hai dụng cụ sử dụng khi tọa thiền. Giường hay chõng thiền còn ám chỉ chân tánh hay bản tâm của mỗi người. Ngồi trên giường Thiền nghĩa là hằng sống cùng bản tâm sẵn đủ. Bản tâm thường tịch nhưng thường tri, luôn lặng lẽ mà luôn chiếu sáng. Định của bản tâm không trụ không xả, không nhập không xuất nên là thường định, đại định. Tinh thần Bồ tát Đại thừa không bỏ huyễn cầu chơn, không bỏ mê về ngộ, không bỏ trần gian thủ chứng Niết bàn. Trong các cảnh vô thường sinh diệt, các bậc đạt đạo nhận ra và sống bằng thể tánh chân thường bất sinh, nên có cái nhìn thẩm thấu vào bản chất của các pháp. Do vậy, các Ngài tự tại anh nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ vạn hữu, nên nói “ngồi trên giường Thiền ngắm từng cánh hoa rụng trong một chiều xuân vãn”.

Cùng một cảnh xuân nhưng lúc mê thì tâm loạn động, dính mắc theo cảnh, khi ngộ thì an nhiên nhìn mọi sự đổi dời. Xuân đời đến rồi đi, hoa theo xuân nở rồi tàn, nhưng Chúa Xuân mãi hiện hữu, siêu vượt thời - không. Mùa Xuân miên viễn ấy không ở đâu xa, không từ bên ngoài đến, mà ở ngay đương xứ - tại đây và bây giờ. Cầu chúc tất cả chúng ta, nhân mùa xuân đến, nhận ra Chúa - Xuân - tự - tâm của chính mình, đồng thời chan rải hương xuân đến khắp mọi người.


Mùa Xuân Kỷ Sửu - 2009
Thiền thất Viên Giác

Người gửi bài: Anh Huy

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2017(Xem: 8604)
Nhạc phẩm "HƯƠNG ĐỨC HẠNH" - FRAGRANCE OF THE VIRTUOUS. Nhạc: BS Tâm Đức Ca sĩ: Hương Lan - Bảo Yến - Gani Tamir (tiếng Anh)
14/04/2017(Xem: 5791)
ALBUM NHẠC: CƯ TRẦN LẠC ĐẠO Nhạc sĩ Tâm Đức 01/ Mừng Xuân – Ca Sĩ Quang Minh 02/ Mừng Xuân Mới – Ca Sĩ Bảo Yến 03/ Xuân Tươi – Ca Sĩ Hương Lan 04/ Cư Trần Lạc Đạo (Sơ Tổ Trúc Lâm) – Ca Sĩ Đức Chính 05/ Tam Quy Y (Phổ kệ Tuệ Giác) – Ca Sĩ Bảo Yến 06/ Sơ Tổ Trúc Lâm (Lời Tuệ Kiên) – Ca Sĩ Trọng Hùng 07/ Xuất Gia – Ca Sĩ Bảo Yến 08/ Lễ Bái Phụ Mẫu (Kinh Vu Lan) – Ca Sĩ Hương Lan 09/ Rồi Cũng Thế Thôi Một Cuộc Đời (HT Tâm Châu) – Ca Sĩ Minh Hải 10/ Năm Điều Quán Tưởng (Kinh Nhật Tụng) – Ca Sĩ Hương Lan 11/ Chí Tâm Sám Hối – Ca Sĩ Bảo Yến 12/ Ngay Trong Ngày Hôm Nay – Ca Sĩ Trang Mỹ Dung - Nata 13/ Lục Hòa – Ca Sĩ Hương Lan - Huỳnh Gia Tuấn Email: Nhạc Sĩ Tâm Đức: tdhdthanh@yahoo.com
25/03/2017(Xem: 5486)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
22/09/2016(Xem: 15246)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
14/05/2016(Xem: 3445)
Rừng Mai Trắng - Nhạc: Nguyễn Tuấn - Thơ: Tuệ Nga; Ca Sĩ Ngọc Quy; Video: Dĩ Vãng Buồn
14/05/2016(Xem: 4002)
Đầu năm em lễ Phật- Nhạc Nguyễn Hoàng; Thơ Tuệ Nga ; Hoàng Hoa trình bày
18/12/2015(Xem: 5267)
Nhạc phẩm XUÂN AN LẠC - Nhạc: Võ Tá Hân - Thơ: Giác An - Ca sĩ Thanh Long
30/10/2015(Xem: 4204)
MÙA XUÂN NGUYÊN NGỘ Nhạc: Võ Tá Hân Thơ: TT Thích Nhuận Quang Hợp ca: Nhóm Cadillac
10/06/2015(Xem: 9965)
Album Nhạc Phật Giáo: Tìm Về Bến Giác Sáng tác và trình bày: Sư Cô Chúc Hiếu 1. Xuất gia 2. Vu Lan nhớ Mẹ. Sáng tác: Hoàng Duy & H. Mỹ 3. Mẹ là bài Ca Dao. Sáng tác: Phượng Vũ 4. Nhớ mãi lời Cha. Sáng tác: Chúc Hiếu 5. Cha là vầng dương: Sáng tác: Chúc Hiếu 6. Chiều xuân nhớ Mẹ. Sáng tác: Chúc Hiếu 7. Xuân xa quê. Sáng tác: Chúc Hiếu 8. Xuân giác ngộ. Sáng tác: Chúc Hiếu 9. Xuân trong ánh đạo. Sáng tác: Chúc Hiếu 10. Xuân yêu thương. Sáng tác: Chúc Hiếu 11. Tưởng nhớ Thầy. Sáng tác: Chúc Hiếu 12. Thầy là ánh trăng. Sáng tác: Chúc Hiếu 13. Chuyến xe buồn 14. Trái tim bất diệt. Sáng tác: Chúc Hiếu 15. Lời sám hối. Sáng tác: Hàn Châu 16. Kính mừng Phật ra đời. Sáng tác: Chúc Hiếu
22/05/2015(Xem: 38963)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567