Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền Thống An Cư

03/07/201505:20(Xem: 9359)
Truyền Thống An Cư


6-HT-TruongSanh

Truyền Thống An Cư Của Phật Giáo Bắc Truyền

 

Thích Trường Sanh

 

 

Từ khi Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, người Tu sĩ theo truyền thống Bắc tông, sự sinh hoạt và vấn đề tu học khác hẳn với Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện v.v… Các vị Tu sĩ theo trường phái này từ sáng sớm bưng bình bát đi khất thực, đến khoảng 9 giờ về lại trụ xứ để thọ trai, nếu vị nào không đi khất thực trong ngày thì có thí chủ đem vật thực vào chùa cúng dường. Các Tu viện ở Thái Lan, chư Tăng hàng trăm vị đúng giờ đến trai đường thọ trai như nội quy Tu viện đã ấn định. Và vấn đề An cư của trường phái này chư Tăng đều quy tụ về một nơi để tu tập, hành trì bái sám.

 

 

Các vị Tổ Sư Ấn Độ truyền Đạo Phật vào Việt Nam đã trên hai ngàn năm, đất nước nầy lúc bấy giờ đã có Khổng giáo, Lão giáo và các đạo giáo khác nhau …  Những vị Tu sĩ Phật giáo theo trường phái Bắc tông phải tự túc về nhiều lãnh vực, trong đó kinh tế tự túc là vấn đề chính.

 

Phật giáo Nam tông phần đông các thí chủ có tín tâm với Tam Bảo phát tâm xây dựng chùa tháp,  đúc chuông, tạo tượng và làm những Phật sự quan trọng để chư tăng có thời gian tu học. Phật giáo Bắc tông từ lúc ban đầu cho đến suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ trong nước và  hành đạo ở các nước hải ngoại, chư Tăng phải mất nhiều thời gian mới có những ngôi Tu viện, Tự viện, Thiền viện, Tịnh xá, Tịnh thất …

 

Chương trình An Cư Kiết Hạ theo truyền thống Phật giáo Bắc tông tại Việt Nam mỗi năm 3 tháng. Trước Đại lễ Phật đản, ngày 14 tháng 4 âm lịch, chư Tăng làm lễ “Bố Tác” thọ An cư, và sau lễ Phật Đản, ngày 16 tháng 4 âm lịch, tùy theo mỗi chùa, nếu số lượng chư Tăng đông thì nơi đó kiết giới trường an cư, nếu số lượng ít thì phải nhập chúng an cư vào nơi đầy đủ chư Tăng. Và sau 3 tháng, đến ngày 14 tháng 7 âm lịch, toàn thể chư Tăng ở các nơi trở về một địa điểm mà Đại Tăng đã ấn định để làm lễ “Tự Tứ” trước ngày Đại lễ Vu lan rằm tháng bảy. Đây là truyền thống an cư đã được hành trì.

 

 An Cư, là ở một nơi yên tịnh như ở dưới gốc cây, hang động, chùa tháp, phòng ốc. Nơi chốn ấy, Hành giả tự mình thanh tịnh thân miệng ý, để: Tụng kinh- Hành thiền - Bái sám và Tư duy về các pháp có liên quan đến đời sống tu tập của tự chính mình, gác lại những phật sự và thực hành theo chương trình đã quy định.

 

Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan hằng năm đều có tổ chức khóa An cư. Năm nay, Ất Mùi- 2015, chùa Pháp Bảo tại Sydney đứng ra đảm nhiệm tổ chức khóa An Cư truyền thống, bắt đầu từ ngày 01 đến ngày 11 tháng 7 năm 2015, thời gian chỉ có 10 ngày. Tất cả các chùa trong Giáo Hội, chư Tăng Ni sắp xếp mọi sinh hoạt ở chùa mình để có thời gian về nhập chúng an cư theo Thông tư mà Hòa thượng Tăng sự đã đưa ra, nhưng có những cái khó ở xã hội phương Tây mỗi lần tổ chức an cư:

   

 - Thứ nhất:  Cơ sở, phòng xá để có nơi chư Tôn Đức Tăng Ni và các giới Phật tử lưu trú.

 

- Thứ hai: Chư Tôn Đức Tăng Ni đảm nhận các chức vụ trong thời gian an cư.

 

  - Thứ ba: Trong thời gian an cư quý Thầy Cô không có người trông chùa, nhiều vị đi dự chỉ                    

 có 5 ngày hoặc 2-3 ngày.

 

Chúng ta thường  nghe câu: “An Cư Lạc Nghiệp”, có nghĩa là: Nơi chốn ăn ở nhẹ nhàng thoải mái; đối với  người Tu sĩ- Cư sĩ Phật tử, về đời sống tâm linh cần có nơi yên tĩnh để chuyển hóa những phiền não phát xuất từ nội tâm và mong được an tịnh trong những tháng ngày an cư .

 

Trong phật giáo có câu: “Tăng ly chúng Tăng tàn, Hổ ly sơn Hổ bại”, có nghĩa là: Người tu hành phải sống với nhau để học hỏi xây dựng cho nhau những điều tốt đẹp, nếu như tách rời chúng Tăng, sống không có Tăng đoàn, kỷ cương giới luật… thì những vị ấy không khác gì con cọp, con beo, khi chúng nó rời khỏi núi rừng thì sẽ tan nát thịt xương.

 

Dù được ba tháng hay năm mười ngày cũng nói lên được giá trị truyền thống Phật giáo Việt Nam mà người tu sĩ Phật giáo Bắc truyền phải phụng hành để cho giới đức của mình được thanh tịnh trang nghiêm.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2012(Xem: 4040)
Nếu chúng ta ví von khóa Tu Học Âu Châu thứ 16 tại Ý là Việt Nam Thu Nhỏ hoàn toàn không sai. Bởi vì nơi đây trong mười ngày, qui tụ chỉ một ngàn người nhưng đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần và đủ mọi sinh hoạt từ văn hoá, y tế, xã hội, hành chánh, thương mại và đương nhiên có tôn giáo…đã đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho con người.
01/01/2012(Xem: 7082)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
25/10/2011(Xem: 4030)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
03/09/2011(Xem: 5955)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5559)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 10289)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 8263)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 11027)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 4934)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]