Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TT Nguyên Tạng phỏng vấn HT Thích Minh Tâm (Viện Chủ Phật Ân Tự, Long Thành, Đồng Nai) tại Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada tháng 10 năm 2016.

10/06/202408:00(Xem: 632)
TT Nguyên Tạng phỏng vấn HT Thích Minh Tâm (Viện Chủ Phật Ân Tự, Long Thành, Đồng Nai) tại Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada tháng 10 năm 2016.


ht minh tam-tt nguyen tanght minh tam-tt nguyen tang-3
TT Nguyên Tạng phỏng vấn HT Thích Minh Tâm (Viện Chủ Phật Ân Tự, Long Thành, Đồng Nai) tại Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada tháng 10 năm 2016.


TT Nguyên Tạng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 Kính bạch HT Thích Minh Tâm, Ngài là Viện Chủ Chùa Phật Ân tại Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, chúng con rất vui mừng tiếp đón HT về dự Đại lễ Hiệp Kỵ Chư Liệt vị Tổ Sư kỳ thứ 10 được tổ chức tại Tu viện Phổ Đà Sơn, Thủ đô Ottawa, Canada.

Xin HT cho chúng con là Channel Hoằng Pháp cũng như trang nhà Quảng Đức Online được biết cảm tưởng của HT khi về dự Đại lễ Hiệp kỵ năm nay. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

HT Minh Tâm: Nam Mô A Di Đà Phật.

Tôi cũng đã già rồi, không phải vấn đề là đi để bon chen như một số tuổi trẻ, cho nên tôi chỉ nghĩ rằng: Pháp lữ thì đông mà mình có qua Mỹ,  qua Canada hay qua Úc, muốn đi thăm các Ngài cũng rất là khó khăn, để đến từng nơi thăm từng người, nên nhân cơ hội này cũng cố gắng qua để được thăm Pháp lữ ở cách nhau nửa vòng trái đất, nhiều khi nghĩ gần 80 tuổi rồi có khi về với Phật mà không còn gặp nhau cho nên cũng muốn qua để gặp thăm viếng anh em, đó là tình pháp lữ; thứ đến công việc ở đây bên Việt Nam cũng nghe nhiều rồi nhưng muốn qua để tận mục sở thị, gặp anh em để xem tổ chức của anh em có những điều gì hay mình học hỏi, nhất là cũng tưởng nhớ đến các Lịch đại tổ sư, tưởng nhớ đến công đức của các Lịch đại tổ sư mà tổ chức tưởng niệm, nghĩ đó cũng là bổn phận của chúng tôi nữa nên thành ra qua để mà chia sẻ với anh em, nghe và gặp anh em bàn luận những thuyết trình về vấn đề căn bản để mà duy trì Đạo Pháp, cũng muốn tham dự học hỏi để biết thêm.

 TT Nguyên Tạng: Dạ con cám ơn HT. Dạ nhân dịp này như HT biết, con là chủ biên trang nhà Quảng Đức nhiều độc giả gửi thư về thăm hỏi HT, HT là một trong những tác giả có tài liệu, sách được đọc rất nhiều trên trang nhà Quảng Đức, nhất là tập sách Chan Hòa Huyết Lệ, máu và nước mắt rất khổ đau trên con đường học đạo, cống hiến cho Phật Pháp.

Có nhiều độc giả thắc mắc là nói về một đời người, thẩm định về sự thành công của một con người, với người thế gian thì họ nhìn sự thành công qua uy tín, qua tài sản lớn, địa vị lớn, có nhà cao cửa rộng, có vợ đẹp, có chồng hiền, có con ngoan thì đó là sự thành công của một đời người, còn đối với người xuất gia tu hành từ nhỏ cho đến khi  lên đến Thượng Tọa hay Hòa Thượng thì xin HT cho Đại chúng biết sự thẩm định của một đời tu là như thế nào? Nhận xét qua những nét nào để mà mình đánh giá một con người thành công theo cái nhìn của một nhà chân tu Phật học, để biết đó là 1 vị thành công trên con đường tu, kính bạch HT.


HT Minh Tâm: Theo tôi thiển ý sở học chưa đến đâu cho nên cũng xin thú nhận trình độ có giới hạn, tuy nhiên đặt những vấn đề này cũng là những vấn đề căn bản trong đời sống tu hành, ở ngoài thế gian họ thành công theo thế gian pháp cho nên họ thành công theo việc của thế gian. Còn người tu hành thành công không phải việc thế gian nữa mà là kẻ xuất thế gian, do đó thành công của người tu hành căn cứ theo Giới luật, đời sống tác phong về đạo đức, hành trụ tọa ngọa mà Chư Phật, Chư tổ đã dạy, nhìn cái phong cách ăn nói đi đứng nằm ngồi để mà đánh giá chớ không phải đánh giá trên phương diện chùa to, phật lớn. Dĩ nhiên việc đó cũng có công đức nhưng mà đời sống cá nhân căn bản thì Giới Định Tuệ cần hơn, còn riêng về những vấn đề gì mà khác ở ngoài thế gian thì dĩ nhiên mình có khác lắm, khác nhiều rồi, muốn đánh giá thì rất là khó, chớ không dễ đánh giá một đời người thành công hay thất bại, thật sự đã tu hành thì không có thất bại, không có thành công gì cả, vì trong thành công có những thất bại, trong thất bại có  những thành công, cho nên mình nhìn chung để đánh giá được đời sống của các Bậc tu hành thì thật khó mà thẩm định được, tuy nhiên nhìn vào lối sống thì cảm nhận của mỗi người mỗi khác cộng thêm cái duyên nữa, cái duyên người gặp, người đối diện, để đánh giá như thế nào cũng do cảm nhận của mỗi cá nhân.

TT Nguyên Tạng: Kính bạch HT! Người Cư sĩ một đời bận rộn, họ bận rộn làm ăn cho đến cuối đời mới trở về Phật Pháp, cho nên vấn đề sanh tử có vẻ họ không quan tâm, còn đối với một người tu  dành cả một cuộc đời để trau dồi Giới Định Tuệ, dành cả một cuộc đời vun vén cho đời sống tâm linh, theo các độc giả trang nhà Quảng Đức họ nhìn thấy rằng có nhiều vị HT có một đời sống thanh tịnh như vậy, nhưng cuối đời bị tai biến mà ra đi rất là đau đớn, theo cảm nghĩ của HT, góc độ nhìn của HT về vấn đề này như thế nào? Nam Mô A Di Đà Phật!

HT MinH Tâm: Nam Mô Phật! Cái vấn đề này là vấn đề thật tế đã xảy ra rồi, mà theo hiểu biết cá nhân tôi thì Đức Phật cũng đã nói: con người nhắm mắt lìa trần  “Tâm không tật bệnh, tâm không phiền não , ý không điên đảo” thì đó là những hiện tượng tốt, tuy nhiên trong thật tế cũng có nhiều vị bị như thế thật đấy, khi mà đề cập đến sanh tử thì chuyện bình thường. Các Ngài trong sanh có tử, trong tử có sanh, sanh tử vốn đã như vậy rồi nhưng sở dĩ các Ngài bị như vậy thì mình cũng phải nói rằng trong bệnh tật, trong cận tử nghiệp thì cũng có nhiều vấn đề, có thể nói là bệnh thì có tâm bệnh, thân bệnh, có nghiệp bệnh, ví dụ như vậy, miễn là các Ngài đó  tuy họ bị về thân bệnh nhưng mà tâm họ không bệnh, hoặc giả là bệnh nghiệp, nghiệp của quá khứ cũng như thế nào đó, thọ thân người là dĩ nhiên trong đó đã có nghiệp rồi, cho nên phải nhận chịu một cái gì đó hết sức bình thường, miễn là tâm của các Ngài an lạc, cho nên thân bệnh thôi, chớ còn tâm các Ngài không bệnh, hoặc giả là cái nghiệp trong quá khứ, mình bị nghiệp bệnh cho nên mình khó mà tránh, nhưng cũng không thể căn cứ vào đó để đánh giá được là cuối cuộc đời của các Ngài tu hành như thế nào. Theo tôi nghĩ cái đó là theo nghiệp bệnh, thân bệnh là bình thường nhưng tâm các Ngài đừng bệnh là thấy các Ngài vẫn an lạc thôi, không có vấn đề gì mà mình căn cứ vào hiện tượng bình thường của thế gian.  Hữu thân thì hữu khổ, hữu thân thì hữu bệnh, việc hết sức là bình thường cho nên mình không nên vội vàng nhìn cái đó mà kết luận hay đánh giá nó mà trở thành tội lỗi .

TT Nguyên Tạng: Nam Mô A Di Đà Phật ! Con cám ơn HT, con cũng thường trả lời các Đệ tử là trong Giáo lý nhà Phật thì Đức Phật có đề cập đến bốn cái mà chúng ta không có thể nhìn thấy được.

Thứ nhất là Phật tâm

Thứ hai là thế giới tâm

Thứ ba là trạng thái tâm trong thiền định

Thứ tư là quả dị thục

Thì tất cả những cái đó chúng ta không thể dùng thế gian trí để có thể đánh giá được, chỉ có tự thân chứng thôi, như  "Như nhân ẩm thủy/Lãnh noãn tự tri" nghĩa là "như người uống nước,nóng lạnh tự biết",  mong rằng độc giả liễu tri.

Kính bạch HT,  được biết HT là Đệ tử của Đại lão HT Thích Trí Quang, nhân vật chính của phong trào tranh đấu Phật giáo năm 1963, hiện nay Đại Lão HT Thích Trí Quang đã trên 90 tuổi rồi, xin HT cho biết hiện tại sức khỏe của Ngài như thế nào. Nam Mô A Di Đà Phật.

HT Minh Tâm: Nam Mô Phật! Tôi nghĩ cũng do cái phước báu của tôi mà được gặp Thầy tổ như Bổn sư của tôi, Ngài như một ngọn hải đăng để cho tôi nhắm đến để hướng dẫn đời sống tu hành của mình. Riêng Bổn sư của tôi được một điểm mà tôi hết sức vui mừng là Ngài đã 94, 95 tuổi rồi nhưng vẫn còn sáng suốt, vẫn còn minh mẫn, thân thể tương đối là tráng kiện so với tuổi của Ngài, đó là cái điểm mà chúng tôi cảm thấy hết sức là hạnh phúc, được có một vị Bổn sư như vậy. Đó là hạnh phúc của cá nhân mình , cái duyên để gặp được Bổn sư như vậy.

Hiện tại HT như thế nào ?

HT rất khỏe , vẫn còn viết sách được mà, vẫn còn dịch Kinh được, như vậy đối với cái tuổi đó là tuyệt vời rồi, đó là điều rất hạnh phúc cho hàng con cháu, đệ tử.

 

TT Nguyên Tạng: Nam Mô A Di Đà Phật

Con thay mặt độc giả trang nhà Quảng Đức thành kính cám ơn HT đã chia sẻ cũng như là ban bố cho Phật tử một thời Pháp ngắn. Chúng con chúc HT có thời gian viếng thăm Canada vui khỏe, an lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

HT Minh Tâm: Cho tôi gửi lời thăm hỏi các độc giả của trang nhà Quảng Đức. Còn sách của tôi viết cho vui , ai đọc được thì đọc, cũng cảm ơn Thầy Nguyên Tạng đã đưa sách của tôi lên trang nhà.

 

Sài gòn 07 tháng 06 năm 2024 (Mồng 2 tháng 5 năm Giáp Thìn PL 2568)

Con Trần Thị Phượng Liên Pháp danh Nhuận Pháp Nguyên kính phiên tả theo yêu cầu của TT Thích Nguyên Tạng Trú trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne , Úc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12407)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 3044)
Phật tử là người tu học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật. Nói cách khác, người Phật tử là người đi tìm sự thật nơi con người và vũ trụ theo kinh nghiệm ...
05/04/2013(Xem: 3546)
Phật tử nghiên cứu và học hỏi giáo lý của đức Phật là cốt tìm một phương pháp giải thoát và an lạc cho chính mình. Cũng như ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đến với Ngài là để cầu sự chỉ giáo của Ngài, hầu mong đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui.
03/01/2013(Xem: 3510)
Ngài Ajahn Chah ( 1918-1992) là một trong những vị thiền sư danh tiếng và được kính trọng bậc nhất ở Thái Lan. Ngài thọ giới Tỷ-kheo vào tuổi 20, theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm (Forest Sangha), thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài tu tập dưới sự hướng dẫn của một số thiền sư danh tiếng đương thời, trong đó Ngài Ajahn Mun là vị thầy có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với ngài. Sau nhiều năm hành đạo trong các vùng rừng núi như một vị du tăng, cuối cùng Ajahn Chah dừng chân để thiết lập tu viện Wat Pah Pong tại một vùng quê thuộc miền Đông Bắc Thái Lan.
02/12/2012(Xem: 6272)
LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.
17/10/2012(Xem: 3081)
Danh từ Đạo Phật "Buddhism" là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ thường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạy của Đức Phật, Phật pháp hay Phật Giáo. Từ Buddha được phiên âm ra tiếng Việt là Bụt hay Phật, không phải là tên riêng. Đó là một quả vị, có nghĩa là người Giác ngộ, người Tỉnh thức, hoặc là người Biết như thật, là người đã hoàn toàn giải thoát, không còn bị sinh tử luân hồi.
17/09/2012(Xem: 2855)
Gần đây tôi nghe nhiều người tu niệm Phật nói về hai việc khiến tôi rất hoang mang. Một là, phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ. Hai là, thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và tụng kinh Vô Lượng Thọthôi, không nên tụng những kinh khác. Mong quý Báo giải thích hai vấn đề cho tôi được hiểu để an tâm trong việc tu tập theo pháp môn Tịnh độ truyền thống.
01/08/2012(Xem: 2881)
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, chúng ta cảm thấy toại nguyện, tĩnh lặng và hạnh phúc. Hạnh phúc là hạnh phúc! Mọi người đang cố gắng để đạt được hạnh phúc. Cây cỏ có sự sống, nhưng tôi không chắc là chúng có cảm giác hay không. Chúng ta, trái lại, kinh nghiệm khổ đau và vui sướng. Khi chúng ta nói về chúng sinh, chúng ta liên hệ đến những tạo vật có sự sống cũng như những kinh nghiệm đớn đau và khoái lạc của chúng.
07/07/2012(Xem: 3125)
Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể thấu hiểu. Thế nên, ta sẽ tiếp tục im lặng và ngơi nghỉ trong rừng".
14/06/2012(Xem: 5569)
Một số gọi tôi là Phật Sống, có khi gọi là Thánh Vương[1], Bắc Kinh gọi tôi là ác quỷ, kể cả một số người gọi tôi là quốc xã - Nazi. Tôi nghĩ không ai tin thế. Tôi tự diễn tả tôi là một "thầy tu giản dị'', hầu như không bao giờ trong giấc mơ tôi nghĩ tôi là Đạt Lai Lạt Ma, tôi luôn luôn cảm nhận tôi là một thầy tu. Tất cả chúng ta giống nhau, có cùng điều kiện vật lý, cùng thân thể như nhau, cùng cảm xúc: giận hờn, yêu thương, thù ghét,...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]