Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?

01/05/201517:43(Xem: 8665)
Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?
Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ 
nên hay không?
TỔ TƯ VẤN Báo Giác Ngộ

HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?

(KIỀU TRINH, [email protected])

ĐÁP: Bạn Kiều Trinh thân mến!

Dĩ nhiên, thờ Phật, Bồ-tát để tụng niệm, lễ bái trong nhà, tại nơi mình ở là một nhu cầu tâm linh rất chính đáng, nên làm. Nhưng vì thực tế phòng trọ quá nhỏ hẹp, mọi sinh hoạt cá nhân, nấu nướng và vệ sinh chỉ gói gọn trong một diện tích trên dưới 10m2 nên khá tù túng, nhất là thiếu trang nghiêm cho việc thờ phụng. Do vậy, vấn đề này cũng đang là một trong những thao thức, trăn trở của không ít Phật tử đang ở trọ (hoặc ở nhờ) để học tập hay làm việc xa nhà hiện nay.

Với hoàn cảnh ăn ở chật hẹp như vậy, hầu như ít người nghĩ đến việc thờ tự, nhất là thờ Phật. Người nào có ý định thờ Phật (hay Bồ-tát), khi tham vấn ý kiến các vị tôn túc hay các đạo hữu cao niên phần lớn đều được khuyên là không nên, vì thiếu thanh tịnh và trang nghiêm, sẽ tổn phước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có ý kiến ngược lại, phòng nhà nhỏ hay lớn không quan trọng, tâm mình thành thì cứ phụng thờ. Phật và Bồ-tát đã đạt đến chỗ siêu việt “không dơ, không sạch” rồi nên không có gì trở ngại, và các Ngài sẽ chứng minh cho cái tâm của mình, nhờ vậy mà được phước.

Chúng tôi thấy rằng, khách quan mà nói thì cả hai quan điểm thờ Phật nêu trên đều không sai nhưng chưa toàn diện. Với ý kiến “không nên thờ” thì đúng ở phương diện thiếu trang nghiêm, sợ bất kính với các Ngài nhưng Phật tử lại bị thiệt thòi vì không thờ Phật, không lễ bái được. Ngược lại, với ý kiến “nên thờ” thì đúng ở chỗ các Ngài không chấp nhưng người thờ lại luôn áy náy, day dứt, lo sợ bất kính đối với các việc sơ suất ngoài ý muốn. Vì cách thờ nào cũng có hai mặt ưu và khuyết nên chúng tôi thiết nghĩ thờ hay không là tùy tâm và tùy duyên của mỗi người.

Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, chúng tôi nhận thấy các Phật tử nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan) đã sáng tạo ra những cách thờ Phật khác nhau. Thiết nghĩ, những cách thờ Phật này có thể áp dụng cho những Phật tử nước ta hiện đang ở trọ (hay ở nhờ) trong căn phòng chật hẹp, vừa tu học lễ bái được mà vẫn không sợ bất kính.

Cách đơn giản nhất là thiết kế một hình ảnh chánh điện, có Phật (Bồ-tát) cùng với hương, hoa, trà, quả thật trang nghiêm rồi lưu vào máy tính hay điện thoại di động. Đến giờ hành lễ, họ bật hình Phật lên, quán tưởng như đang ngồi trước điện Phật, rồi lễ bái, tụng niệm bình thường. Sau khóa lễ, tắt hiển thị hình Phật, mọi sinh hoạt khác đều bình thường.

Cách thứ hai, các nhà sản xuất và chế tác tượng Phật thiết kế một mô hình “ban thờ” Phật mới. Nói là ban thờ nhưng kỳ thật chỉ là một chiếc hộp đựng tượng Phật hoặc Bồ-tát. Hộp có nhiều hình thức khác nhau như hình chắp tay búp sen (h.1), hình hộp vuông cách điệu ngôi chùa (h.2), hình trụ tròn (h.3). Khi lễ bái hoặc tụng niệm thì mở hộp ra, lễ bái và tụng niệm xong thì đóng hộp lại. Trong tinh thần phương tiện thì thờ phụng và tu học như thế vừa trang nghiêm lại vừa tiện dụng.

Tiếc là mô hình này chưa có ở nước ta, trong tương lai, nếu được các nhà chế tác tượng Phật lưu tâm sản xuất và phát hành mô hình “ban thờ” này thì những Phật tử đang ở trọ chật hẹp sẽ có cơ duyên phụng Phật như ý nguyện.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
([email protected])
 

TU VAN  1.jpg


Hình 1

 

TU VAN  2.jpg


Hình 2

 

TU VAN  3.jpg


Hình 3

Ý kiến bạn đọc
01/05/201520:36
Khách
Phat tai tam.Theo toi thi sap xep cho gon,de co cho^~ cong-phu.Hay chanh niem luc cong-phu.Chuc ban thanh cong.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2012(Xem: 8669)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
16/04/2012(Xem: 7070)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
31/03/2012(Xem: 11328)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/01/2012(Xem: 6769)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
15/09/2011(Xem: 3890)
Một lần, hành giả Tịnh độ đến hỏi Sư : - Đại sư Vĩnh Minh nói : "Có Thiền không Tịnh độ, mười hết chín lạc đường, không Thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn chứng", hình như Vĩnh Minh chủ trương Tịnh độ, ít đề cập đến các tông khác, e rằng có quá đề cao Tịnh độ, xem nhẹ Thiền tông chăng ?
15/08/2011(Xem: 2741)
Dưới đây là bài phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về cuộc khủng hoảng kinh tế và tình hình thế giới hiện nay. Tiếp xúc với một hiền giả lúc nào cũng vui tính và với đôi mắt hóm hỉnh.
01/08/2011(Xem: 4798)
Tại Rimini, vào buổi sáng thứ hai của những lễ lạc và hội họp trong khu nghĩ mát sang trọng của bờ biển Adriatic[1], Đức Đạt Lai Lạt Ma, lưu vong từ Tây Tạng, đã có một cuộc gặp gở mà trong thời điểm này dường như là một điềm lành. Trên một lời mời từ Hội Hữu Nghị Ý-Tạng trong một phố thị trung cổ Pennabilli, Tenzin Gyatso, một thầy tu và khôi nguyên Nobel Hòa Bình, đã ôm chầm lấy vị giáo sĩ Hồi Giáo của Rimini trước vị giám mục Thiên Chúa Giáo địa phương và đám đông quần chúng.
18/07/2011(Xem: 6523)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
15/07/2011(Xem: 6929)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
12/07/2011(Xem: 7464)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]