Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?

01/05/201517:43(Xem: 6503)
Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ nên hay không?
Thờ Phật, Bồ-tát trong phòng trọ 
nên hay không?
TỔ TƯ VẤN Báo Giác Ngộ

HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?

(KIỀU TRINH, kieutrinh.ibc@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Kiều Trinh thân mến!

Dĩ nhiên, thờ Phật, Bồ-tát để tụng niệm, lễ bái trong nhà, tại nơi mình ở là một nhu cầu tâm linh rất chính đáng, nên làm. Nhưng vì thực tế phòng trọ quá nhỏ hẹp, mọi sinh hoạt cá nhân, nấu nướng và vệ sinh chỉ gói gọn trong một diện tích trên dưới 10m2 nên khá tù túng, nhất là thiếu trang nghiêm cho việc thờ phụng. Do vậy, vấn đề này cũng đang là một trong những thao thức, trăn trở của không ít Phật tử đang ở trọ (hoặc ở nhờ) để học tập hay làm việc xa nhà hiện nay.

Với hoàn cảnh ăn ở chật hẹp như vậy, hầu như ít người nghĩ đến việc thờ tự, nhất là thờ Phật. Người nào có ý định thờ Phật (hay Bồ-tát), khi tham vấn ý kiến các vị tôn túc hay các đạo hữu cao niên phần lớn đều được khuyên là không nên, vì thiếu thanh tịnh và trang nghiêm, sẽ tổn phước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có ý kiến ngược lại, phòng nhà nhỏ hay lớn không quan trọng, tâm mình thành thì cứ phụng thờ. Phật và Bồ-tát đã đạt đến chỗ siêu việt “không dơ, không sạch” rồi nên không có gì trở ngại, và các Ngài sẽ chứng minh cho cái tâm của mình, nhờ vậy mà được phước.

Chúng tôi thấy rằng, khách quan mà nói thì cả hai quan điểm thờ Phật nêu trên đều không sai nhưng chưa toàn diện. Với ý kiến “không nên thờ” thì đúng ở phương diện thiếu trang nghiêm, sợ bất kính với các Ngài nhưng Phật tử lại bị thiệt thòi vì không thờ Phật, không lễ bái được. Ngược lại, với ý kiến “nên thờ” thì đúng ở chỗ các Ngài không chấp nhưng người thờ lại luôn áy náy, day dứt, lo sợ bất kính đối với các việc sơ suất ngoài ý muốn. Vì cách thờ nào cũng có hai mặt ưu và khuyết nên chúng tôi thiết nghĩ thờ hay không là tùy tâm và tùy duyên của mỗi người.

Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, chúng tôi nhận thấy các Phật tử nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan) đã sáng tạo ra những cách thờ Phật khác nhau. Thiết nghĩ, những cách thờ Phật này có thể áp dụng cho những Phật tử nước ta hiện đang ở trọ (hay ở nhờ) trong căn phòng chật hẹp, vừa tu học lễ bái được mà vẫn không sợ bất kính.

Cách đơn giản nhất là thiết kế một hình ảnh chánh điện, có Phật (Bồ-tát) cùng với hương, hoa, trà, quả thật trang nghiêm rồi lưu vào máy tính hay điện thoại di động. Đến giờ hành lễ, họ bật hình Phật lên, quán tưởng như đang ngồi trước điện Phật, rồi lễ bái, tụng niệm bình thường. Sau khóa lễ, tắt hiển thị hình Phật, mọi sinh hoạt khác đều bình thường.

Cách thứ hai, các nhà sản xuất và chế tác tượng Phật thiết kế một mô hình “ban thờ” Phật mới. Nói là ban thờ nhưng kỳ thật chỉ là một chiếc hộp đựng tượng Phật hoặc Bồ-tát. Hộp có nhiều hình thức khác nhau như hình chắp tay búp sen (h.1), hình hộp vuông cách điệu ngôi chùa (h.2), hình trụ tròn (h.3). Khi lễ bái hoặc tụng niệm thì mở hộp ra, lễ bái và tụng niệm xong thì đóng hộp lại. Trong tinh thần phương tiện thì thờ phụng và tu học như thế vừa trang nghiêm lại vừa tiện dụng.

Tiếc là mô hình này chưa có ở nước ta, trong tương lai, nếu được các nhà chế tác tượng Phật lưu tâm sản xuất và phát hành mô hình “ban thờ” này thì những Phật tử đang ở trọ chật hẹp sẽ có cơ duyên phụng Phật như ý nguyện.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)
 

TU VAN  1.jpg


Hình 1

 

TU VAN  2.jpg


Hình 2

 

TU VAN  3.jpg


Hình 3

Ý kiến bạn đọc
01/05/201520:36
Khách
Phat tai tam.Theo toi thi sap xep cho gon,de co cho^~ cong-phu.Hay chanh niem luc cong-phu.Chuc ban thanh cong.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 5645)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 3982)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2339)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 5502)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3188)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 7333)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3328)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4160)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 7730)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
05/05/2010(Xem: 11751)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567