Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Ðức Phật

23/02/201104:02(Xem: 4398)
II. Ðức Phật

Phật tử
Những Câu Hỏi Thông Thường Về Đạo Phật
Hòa thượng Thích Thiện Châu
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, 1997

[II.] Đức Phật

[6.] Đức Phật là ai?
[7.] Tại sao Thái tử xuất gia tu hành?
[8.] Đạo sĩ dòng Thích Ca tìm thầy học đạo và tu đạo như thế nào?
[9.] Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sanh không?
[10.] Phải chăng đức Phật là một vị trời?
[11.] Làm sao biết được đức Phật là bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn?

II. Đức Phật

6. Đức Phật là ai?

- Đức Phật (Buddha) là danh từ chung chỉ các bậc giác ngộ hoàn toàn. Đức Phật mà chúng ta kính thờ vốn là thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Mâyâ). Quê hương của Ngài là tiểu bang thuộc dòng họ Thích Ca (Sâkya), về phía bắc Ấn Độ mà kinh đô là Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), nằm trên bờ sông Rohini dưới chân Hy mã lạp sơn, là vùng Terai của nước Nepal ngày nay.

Vua và hoàng hậu đều là những người đức độ, song thường buồn lo vì không có con nối nghiệp. Nhân một ngày lễ lớn, hoàng hậu Ma Gia trai giới trọn ngày và cùng vua phân phát tiền vật cho dân nghèo. Đêm ấy, trong khi an giấc, hoàng hậu mộng thấy con voi trắng sáu ngà, vòi ngậm cành sen trắng từ cao đi xuống, tiến đến gần rồi chui vào bên mình phía tay phải của hoàng hậu. Các nhà đoán mộng danh tiếng đoán rằng hoàng hậu sẽ sanh thái tử xuất chúng. Hoàng gia rất đỗi vui mừng và hoàng hậu thụ thai từ đó.

Thời tiết đến, hoàng hậu theo tục lệ xin vua trở về nhà cha mẹ để sinh. Khi đi ngang qua vườn Lâm tỳ ni (Lumbini), hoàng hậu dừng chân ngắm xem hoa lá, và trong lúc đưa tay vịn một cành hoa thì hạ sanh thái tử. Hôm ấy là ngày trăng tròn tháng Vesakha (tháng tư ta) cách đây hơn 2500 năm.

Tin mừng thái tử ra đời vang khắp bốn phương. Đạo sĩ A-tư-đà (Asita) tìm đến hoàng cung và vào thăm thái tử. Nhìn thấy những tướng tốt nơi thái tử, đạo sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng sau đó lại buồn khóc. Vua rất lo ngại và gạn hỏi nguyên do, thì đạo sĩ thưa:

"Tâu bệ hạ, thái tử là bậc xuất chúng: nếu ở đời sẽ là minh vương (cakkavattin), nếu tu hành sẽ thành Phật. Tôi mừng là vì một đấng giác ngộ đã ra đời. Tôi buồn là vì đã già, tôi sẽ không còn sống cho tới ngày được nghe lời giáo hóa của Ngài".

Hoàng hậu Ma Gia từ trần sau khi thái tử sanh ra được bảy ngày. Em hoàng hậu, bà Ma-Ha-Ba-Xà-Bà-Đề nuôi dưỡng thái tử. Thái tử rất thông minh tuấn tú: văn chương, võ nghệ đều tinh thông hơn người. Nhưng thái tử thường tỏ vẻ không vui với cuộc sống chung quanh.

[^]

7. Tại sao Thái tử xuất gia tu hành?

Ngay lúc bẩy tuổi, một hôm thái tử được đưa ra ngoài đồng để dự lễ khai mùa đầu xuân. Trời nắng, thái tử ngồi dưới gốc cây để xem lễ. Ngoài ruộng, vua cha tay cầm tay cày nạm ngọc, đi sau đôi bò mập mạnh. Lưỡi cày làm vung lên những tảng đất mun. Những con trùng đứt khúc, ướm máu bày ra, đàn chim nhẩy bay theo luống đất vừa cày, tranh nhau mổ ăn những con trùng đang quằn quại và tìm nơi ẩn trốn. Qua cảnh tượng ấy, thái tử thấy rõ sự thật cay đắng về cuộc đời và suy ngẫm sâu sắc về nó.

Dự lễ về, như không còn thiết với cảnh sống hoa lệ của hoàng cung, thái tử trở nên trầm tư hơn trước. Vua cha nhớ lại lời đoán của đạo sĩ A-Tư-Đà (Asita), sợ thái tử sẽ xuất gia tu hành nên tìm mọi cách làm cho thái tử khuây khỏa và vui say với cảnh sống vua chúa. Vua xây cho thái tử thêm ba cung điện tráng lệ, thích hợp với ba mùa: hè, mưa và đông và cưới công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodharâ) cho thái tử lúc 16 tuổi.

Cung vàng, điện ngọc và tình yêu của vợ hiền vẫn không làm vơi những băn khoăn và thắc mắc về cuộc đời nơi thái tử. Để hiểu rõ cuộc sống của con người, thái tử xin phép vua cha dạo chơi ngoài thành. Lần thứ nhất, thái tử rất ngạc nhiên khi thấy một người già gầy còm, hổn hển, đi từng bước với cây gậy một cách khó nhọc. Lần thứ hai, thái tử thấy người bệnh nằm rên la bên vệ đường. Lần thứ ba, người chết đang được mang ra bãi tha ma để hỏa táng. Ba cảnh tượng ấy làm ngài buồn hơn và suy nghĩ nhiều. Rất nhiều lần thái tử hỏi các giáo sư về nguyên nhân khổ đau và phương pháp diệt đau khổ. Song những câu trả lời của họ đều đầy thần quyền và thiếu lý lẽ về cuộc đời không thỏa mãn thái tử. Chính trong lần dạo chơi thứ tư, khi thái tử gặp một vị tu hành với phong độ giải thoát, tự tại, thái tử có ý định rời bỏ cuộc sống vua chúa để tìm chân lý.

Trong những ngày miên man với ý nghĩ ra đi, thì thái tử được tin công chúa Da-Du-Đà-La sinh con trai: La Hầu La (Râhula). Tin này làm vững thêm ý chí của thái tử vì từ nay đã có người nối nghiệp thì vua cha sẽ bớt buồn phiền. Lúc này thái tử đã 29 tuổi. Khuya hôm ấy, sau buổi yến tiệc linh đình, nhân lúc quân hầu, thị nữ ngủ say, thái tử cùng với người hầu cận Xa-Nặc (Chandaka) và ngựa Kiền trắc (Kanthaka) ra đi sau khi lặng lẽ từ biệt vợ con. Sáng ra, khi đến bờ sông Anôma, thái tử xuống ngựa, đổi áo gấm lấy áo thường, dùng gươm cắt tóc, rồi trao ngựa, đồ trang sức cho Xa-Nặc và bảo trở về thưa với vua cha và công chúa về mục đích ra đi của ngài.

[^]

8. Đạo sĩ dòng Thích Ca tìm thầy học đạo và tu đạo như thế nào?

Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha) sau khi trở thành đạo sĩ dòng Thích Ca (Sâkyamuni) đi lần đến thành Vương xá (Râjagaha) để tìm thầy học đạo. Sakyamuni gặp được các bậc thầy có tiếng như Arâda Kâlama và Udraka Ramaputra. Song các vị nầy không giải đáp được thắc mắc của Sâkyamuni. Sâkyamuni bèn đến Uruvela (gần Bồ đề Đạo tràng - Buddhagaya) và tu khổ hạnh ở nơi đó với hy vọng sẽ được giác ngộ. Sáu năm khổ hạnh chỉ làm cho thân thể tiều tụy, và tinh thần suy kém, Sâkyamuni quyết định từ bỏ lối tu ép xác thạnh hành nầy. Ngài nhận và dùng bát cơm sữa của nàng Sujâta dâng cúng. Năm người bạn đồng tu từ giã Sâkyamuni vì nghĩ rằng Sâkyamuni đã bị Ma vương cám dỗ. Trong khi đó Sâkyamuni đi đến sông Ni liên thuyền (Neranjarâ). Tắm rửa song, Ngài hỏi xin người cắt cỏ một bó cỏ đủ làm đệm ngồi và đến thiền định dưới gốc cây Tất bát la (Pipal, bây giờ gọi là Bodhi) với lời nguyền: "Dù cho xương khô, máu cạn, nếu không đạt Đạo ta thề không rời khỏi nơi nầy". Như nguyện, Sâkyamuni tập trung tất cả tâm lực đoạn trừ phiền não và phát triển trí tuệ. Vào đêm trăng tròn sáng tháng vesakha (tháng tư ta), đoán biết Sâkyamuni sắp đắc đạo, Ma vương (Mâra) sai thủ hạ đến quấy phá, dụ dỗ. Song tất cả mưu mô quỷ quyệt của Ma vương không thắng được Sâkyamuni. Sau khi hàng phục Ma vương, hiện thân của tham lam, giận dữ, si mê, Sâkyamuni tiếp tục vận động sức mạnh của tâm trí để thể nhập chân lý. Đầu đêm tâm trí bừng sáng, Sâkyamuni chứng được túc mạng minh - biết rõ dòng sanh mạng biến chuyển từ đời nầy qua kiếp khác của tất cả chúng sanh; nửa đêm, chứng được thiên nhãn minh - biết rõ quá trình sanh thành và hoại diệt của sự vật qua qui luật nhơn quả - đạo lý Duyên khởi; gần sáng, khi sao mai vừa mọc chứng được lậu tận minh - phiền não, nguyên nhân của sống chết lưu chuyển hết sạch (Dn, III, 28). Bấy giờ Sâkyamuni, lúc 35 tuổi, thành một bậc giác ngộ hoàn toàn (Buddha); đương thời gọi là Phật Gotama hay Phật Sâkyamuni.

[^]

9. Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sanh không?

- Sau khi giác ngộ, với lòng từ bi và sự minh xác rằng con người có thể hướng thiện và hướng thượng, Phật đi bộ sang Sarnath (Bénarès) để giáo hóa cho năm người bạn cùng tu khổ hạnh ngày trước. Phật giảng cho họ biết rằng muốn thấy được chân lý, phải xa lìa hai cách sống thái quá: đắm say vật dục và hủy hoại thân thể, sáng suốt nhận rõ và thực hiện bốn chân lý cao thượng: sự khổ (dukkha), Nhân của khổ (samudaya), sự tiêu diệt của khổ (nirodha) và con đường đưa đến khổ diệt (magga). Buổi giảng thứ hai, Phật bác bỏ quan niệm sai lầm về linh hồn bất tử hay bản ngã thường còn làm chủ thể của sự sống và nói rõ con người là một tổng hợp liên tục của vật chất (rupa) và tinh thần (nâma); do đó, con người xấu ác si mê có thể trở thành tốt lành, giác ngộ.

Nhờ sự hướng dẫn sáng suốt của Phật mà tăng đoàn (sangha) càng ngày càng đông: Khi tăng đoàn đã đông, Phật khuyến khích mỗi người đi mỗi ngả để truyền bá đạo lý. Cùng với tăng đoàn, Phật cũng đi khắp lưu vực sông Hằng giáo hóa cho mọi người, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Những ai có khả năng xuất gia tu hành và dìu dắt kẻ khác đều được thâu nhận vào tăng đoàn. Những người muốn hướng thiện song còn bận bịu với gia đình và xã hội đều được chấp nhận làm Phật tử tại gia. Phật phá bỏ những tín ngưỡng thần linh vu vơ, chỉ rõ sai lầm trong cách nhận định chân lý, cải tạo những tập tục xấu hại như giết hại súc vật để cúng tế, cầu đảo. Phật cũng mạnh dạn chống đối chế độ giai cấp lạ kỳ bất công có nguồn gốc từ kinh điển Bàlamôn. Suốt 45 năm, từ làng này qua làng khác, Phật tận lực khai sáng cho con người thấy rõ sự thật của cuộc đời và làm cho con người nhận thấy khả năng quý báu nơi chính mình để họ dành lại quyền tạo hóa và hướng về nẻo giác ngộ cao đẹp.

Trên đường giáo hóa, vào đêm rằm tháng Vesak, Phật dừng nghỉ tại rừng Câu thi na (Kusinarâ), làng Kasia. Sau khi khuyên dạy đệ tử lần cuối cùng: "Vạn vật giả hợp đều hoại diệt, phải tinh tấn để thực hiện lý tưởng", Phật an nhiên viên tịch (parinirvâna) vào năm 80 tuổi.

[^]

10. Phải chăng đức Phật là một vị trời?

- Không! Đức Phật không phải là thần linh hay sứ giả của thần linh. Ngài là một người thức tỉnh (Bồ tát) đã tu hành trong nhiều kiếp và đến đời cuối cùng, với thân người, Ngài đạt đến quả vị giác ngộ hoàn toàn. Có thể nói Ngài là một người nhưng không phải là người thường mà là một "siêu nhân": người thông đạt chân lý (Như lai, Tathâgata), Phật là một bậc thầy:

"Các người hãy tự mình cố gắng,
Như Lai chỉ là người chỉ đường" (Pháp cú, 276)

Lời dạy của Phật là ánh sáng, là tình thương rất cần cho chúng ta, những kẻ đang sống trong bóng tối và hận thù. Không có gì quý báu hơn sự ra đời của Phật vì muôn nghìn năm mới có một lần.

[^]

11. Làm sao biết được đức Phật là bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn?

- Qua đạo phong cao đệp, lời dạy như thật của Phật được ghi chép trong kinh điển, chúng ta biết rõ ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn. Hành động và lời nói của Phật đượm màu từ, bi, hỷ, xả. Đạo lý của Phật phản ảnh được sự thật nơi con người và vũ trụ. Nếu so sánh Phật với người thường và với các vị giáo chủ, triết gia khác, chúng ta thấy rõ sự giác ngộ hoàn toàn nơi Phật. Có thể xem Phật là đóa sen trắng:

"Như hoa sen tinh khiết, đáng nhìn,
Sinh từ bùn mà không dính bùn,
Ta không bị ô nhiễm vì cuộc đời,
Vì thế, này Bà la môn, ta là Phật". (An,II,39).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 6021)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
12/07/2011(Xem: 6592)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5146)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4170)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 8614)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 4599)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4038)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 7963)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3401)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 9024)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567