Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy Và Trò

26/01/201108:15(Xem: 4245)
Thầy Và Trò
duc-phat-va-detu
THẦY VÀ TRÒ
Cao Huy Thuần

Trò: Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Con nhờ đọc sách mà hiểu câu nói tuyên dương con người, phủ nhận thần linh, thượng đế, nhưng đầu óc càng trưởng thành về khoa học càng vơi dần năng khiếu tưởng tượng của tuổi thơ ngây. Năm nay, tròn 24 tuổi, con muốn hỏi Thầy: giả sử con đòi Thầy kể lại cho con nghe cuộc đời của đức Phật, Thầy còn kể lại chuyện đức Phật vừa sinh ra đã đi bảy bước trên hoa sen? Thầy sẽ kể lại y hệt như thầy đã kể cho con lần đầu. “Đêm ấy trăng sáng, hoàng hậu đang ngủ bỗng mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bà. Bà tỉnh dậy, kể cho chồng nghe giấc mơ, cả hai người đều vui mừng cho là điềm lành. Từ đó hoàng hậu mang thai. Đến ngày sinh nở, theo tục lệ, bà đi về nhà cha mẹ để sinh. Đến vườn Lâm-tỳ-ni, thấy hoa Sa-la nở ra đẹp quá, bà với tay toan hái thì sinh Thái tử. Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Rồi Ngài nằm xuống như mọi trẻ sơ sinh. Rồng phun nước tắm Ngài. Trời Phạm thiên rải hoa chúc tụng”.

Thầy: Con cho đó là chuyện lạ? Sau khi đức Phật mất, nếu người đời sau không kể chuyện về Ngài như vậy thì đó mới là chuyện lạ! Một bậc siêu phàm như thế làm sao không đi vào thần thoại? Trần Hưng Đạo còn đi vào thần thoại, huống nữa là đức Phật. Không có thần thoại, lấy gì nghệ nhân tạc tượng? Lấy gì đáp ứng khao khát tâm linh của người đời? Con muốn nghĩ đến đức Phật như một con người, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng con cũng có thể hiểu thêm rằng đối với những vị đã từng thấy Phật, đã từng sống quanh Phật trong 45 năm, hình ảnh Ngài trước mắt, đi đứng nằm ngồi, hình ảnh Ngài để lại sau khi mất, huyền nhiệm, linh thiêng, không phải chỉ là hình ảnh một con người, dù là con người tuyệt đẹp, tuyệt cao, toàn vẹn. Không ai nghĩ rằng một bậc siêu nhân như thế có thể mất hẳn.

Trò: Con cũng nghĩ như vậy. Nhưng đó chỉ là một cảm giác, dù là một cảm giác cực kỳ linh động. Cảm giác đó đến với con lần đầu khi con 16 tuổi. Một sáng sớm, vui chân lên chùa trong vắng lặng của đồi núi tinh sương, con chắp tay cúi đầu kính lễ trước Phật đài như mọi lần, khi ngẩng đầu lên, bỗng một tia nắng nhẹ lọt qua khe cửa, vờn trên mặt tượng Phật, nơi nụ cười. Một cảm giác lạ lạ đến với con lần đầu: một tia nắng, nhưng không phải chỉ là tia nắng. Nơi người khác, có thể tia nắng đó dẫn đi rất xa, biết đâu vào thế giới huyền bí, nhưng với con, ở tuổi thích luận lý, con không muốn để cho bất cứ ai khác dẫn đi, dù là một cảm giác cực kỳ linh động, hiếm có, lúc đó.

Thầy: Thì con cứ lý luận! Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Tái sinh, luân hồi, là một quan niệm căn bản trong đạo Phật đã đi sâu vào dân gian. Nhưng đó không phải là giáo điều, tín điều. Ai muốn nghe thì nghe. Ai không muốn nghe thì bỏ ngoài tai. Nhưng nói rằng chết là hết thì không khoa học, vì khoa học chưa chứng minh – và có lẽ không bao giờ chứng minh được rằng chết là hết. Quả quyết chết là hết lại càng nguy hại về mặt đạo đức, bởi vì, như Phật nói, “kẻ nào bác bỏ đời sau thì kẻ ấy không có điều ác nào mà không làm được”. Nhưng cũng đừng tin luân hồi như một giáo điều, cứ sống, cứ suy nghĩ, cứ tự chứng nghiệm, nơi mình và chung quanh, xem thử phải chăng quan niệm đó có ích lợi thực sự cho mình, làm cho chính đời sống của mình bây giờ, ngay bây giờ, có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn không, rồi nghe hay không nghe. Khi bắt đầu muốn nghe, hãy lý luận trên lời Phật nói. Phật nói: “Đời sống không hạn chế ở một cõi này và ở một kiếp này. Muốn biết kiếp sau của mình như thế nào thì cứ xem hành động của mình ở kiếp này”. Cũng vậy, kiếp này của mình là thành tựu của kiếp trước, của kiếp trước nữa, trước nữa, không dứt. Như vậy, Phật thành Phật không phải do hành động của mình trong một kiếp mà từ vô số kiếp. Không ai có thể trong một kiếp mà thành toàn vẹn. Phật cũng là người như ta và đã chịu luân hồi như ta, nhưng Phật là người đã toàn vẹn cho nên đã ra khỏi luân hồi và không tái sinh nữa. Như vậy, khi Phật sinh ra, nơi bé sơ sinh đã có Phật. Làm thế nào để diễn tả hai sự có mặt đồng thời xảy ra nơi cùng một đứa bé – sự có mặt của người bình thường và sự có mặt của Người không tái sinh? Chỉ có cách diễn tả bằng hình ảnh, ẩn dụ, tượng trưng. Bước chân trên hoa sen là bước chân của tính Phật, là biểu hiệu về sự hiện diện của tính Phật nơi con người, nơi con người vừa ra đời. Nơi bé sơ sinh trong vườn Lâm-tỳ-ni, vừa có hiện tại, vừa có tương lai, vừa có quá khứ. Hiện tại là bé sơ sinh, tương lai là bé đó sẽ thành Phật, quá khứ là tính Phật đã có sẵn, nghĩa là “thành Phật” chỉ là trở về lại nguyên quán. Phật sinh ra làm người trong 80 năm để chứng tỏ rằng đó là con người đã trở về nguyên quán. Ai cũng có thể trở về nguyên quán như vậy. Và khi đã trọn vẹn trở về nguyên quán, nguyên thủy, thì đúng là không có đến cũng không có đi. Phật là người không đi không đến.

Trò: Không đi không đến tức là ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian, siêu thời gian, siêu không gian. Siêu thời gian, vì ý niệm thời gian không còn nữa khi hiện tại, tương lai, quá khứ trộn lẫn với nhau làm một. Siêu không gian, vì không tái sinh tức là không có đời sống hạn chế ở bất cứ một nơi nào. Đứng về mặt luận lý, ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian tức là lúc nào cũng có, ở đâu cũng có, cùng khắp. Và như vậy, luận lý bắt gặp tín ngưỡng của dân gian khi dân gian tin rằng Phật đang ở đâu đó, rất xa mà cũng rất gần. Gần đến nỗi hễ cô Tấm khóc là Bụt hiện. Tuy vậy chuyện cô Tấm vẫn là chuyện đời xưa; trong chuyện đời xưa, tưởng tượng tha hồ rong chơi, Bụt hóa phép hiện ra thành người một cách cụ thể chẳng làm ai thắc mắc, chỉ thấy hiển nhiên. Luận lý, trái lại, có thể đi rất sâu vào tận hang cùng ngõ hẻm của mọi khái niệm, nhưng khái niệm vẫn là trừu tượng, không có đời sống. Luận lý có thể hiểu “Phật ở cùng khắp”, nhưng cụ thể mà nói, “cùng khắp” là thế nào, là ở đâu?

Thầy: Ngay trước mặt con! Đấy, trước mắt con, nụ hoa vừa nở, phô hương sắc với con bướm: Phật đấy chứ ai đâu! Bên cạnh đó thôi, cũng hoa, nhưng đã vữa cánh rồi: thì cũng đức Phật! Con lắng tai… có phải Phật đang nói với con không: sinh lão bệnh tử, vô ngã, vô thường… Ấy, một cánh hoa vừa rơi, con lại nghe, đúng lời Phật nói, hơn hai mươi lăm thế kỷ:
“Hoa lài rơi rụng
Những cánh hoa tàn
Cũng là như vậy
Các vị tỷ kheo
Hãy tự rơi rụng
Tham lam giận dữ”.
Nghe được lời Phật trên cánh hoa thì có khác gì thấy Phật? Khác gì thấy Phật đang ở quanh ta? Khác gì nói Phật thị hiện? Nơi hoa, con thấy đôi mắt và nụ cười. Nụ cười an vui, thản nhiên. Đôi mắt không mở ra, cũng không khép kín, bởi vì đó là cái nhìn soi vào bên trong, thắp sáng u tối trong tận cùng sâu thẳm. Niết-bàn mà con nghe nói, đâu ở chốn nào xa xăm: ở ngay trước mặt con, nơi đóa hoa, nơi đôi mắt và nụ cười của Phật trên đó.

Trò: Đó là lý luận hay tưởng tượng?

Thầy: Cả hai. Tưởng tượng mà không có lý luận thì hoang đường, lạc trong tín điều, ngửi hoa giấy cứ nói thơm. Lý luận mà thiếu tưởng tượng thì thấy hoa đẹp nhưng không sống trong cái đẹp của hoa, hoa thành vô tri. Tưởng tượng giúp con người thấy được cái “hồn” ở bên trong sự vật, thấy gót chân không phải chỉ là gót chân mà là gót sen. Phật luôn luôn dặn chúng ta phải suy luận rồi mới tin, đừng tin bất cứ điều gì, kể cả kinh điển, khi chưa được suy luận kiểm chứng. Nhưng có ai chẳng biết rằng nơi cánh cửa cuối cùng của hiểu biết, luận lý mà thôi không đủ sức bật cửa. Phải chăng vì vậy mà Phật ngần ngại, khi rời cội Bồ đề, không biết có nên truyền đạt chăng chân lý mà Ngài vừa chứng: “Đạo do Ta chứng được sâu kín, khó thấy, siêu lý luận, vi diệu, chỉ có bậc trí mới hiểu thấu…”. Và phải chăng cũng vì vậy mà có lần Phật ngắt một nắm lá trong tay, hỏi đệ tử: “Lá trong tay Ta nhiều hơn hay lá trên cây này nhiều hơn?” Và khi đệ tử trả lời: “Thưa Ngài, lá trên cây nhiều hơn”, Phật nói: “Những điều mà Ta đã chứng được và không nói ra cũng vậy. Tại sao Ta không nói? Bởi vì những điều đó không đưa đến giải thoát khỏi khổ đau”. …
Như vậy, có một sự hiểu biết mà lý luận có thể với tới và một sự hiểu biết vượt trên lý luận. Lúc đó, lý luận phải mượn đôi cánh của tưởng tượng để bay vào giao cảm siêu ngôn ngữ.

Trò: Nhưng không nói gì cả thì tưởng tượng dựa vào đâu để bay lên?

Thầy: Dựa vào cái không nói trong cái nói. Thiền tông biết như vậy nên vận dụng nhiều khả năng trong đó có thơ, bởi vì sở trường của thơ là nói cái không nói. Thơ nào cũng vậy, chẳng riêng gì thơ thiền. Thử lấy bài thơ ngày xưa của Thanh Tịnh chẳng hạn, sáu câu đầu của bài “Mòn mỏỉ” nổi tiếng:
Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn bụi nẻo xa mơ
……………….
Xa nhìn bên cõi trời mây
Chị ơi em thấy một cây liễu buồn
Cây liễu buồn là cái nói ra. Nói ra như thế là cốt để nói cái không nói, cái không thể nói được: chẳng thấy tình quân đâu cả. Do đó, “thấy” cây liễu không phải là cái thấy thực; cái thấy thực là không thấy, không thấy bóng người. Nói nôm na, cái thấy của lý luận là thấy cây liễu, dừng lại ở bên này của cây liễu. Tưởng tượng xông vào ngay, cùng một lúc với lý luận, giúp lý luận vượt qua cái thấy giả đó để thấy được cái thấy đích thực ở bên kia cây liễu, nghĩa là thấy cái không thấy: bóng tình quân. Nói trệch một chút qua chuyện cây liễu như vậy để đọc một câu thơ thiền:
Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ
Mịch đắc mai hoa biệt nhất thôn
Cứ lý luận, lý luận cho đến chỗ tận cùng, chỗ bí, chỗ nghẽn, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ không có lối đi nữa, rồi lúc đó giao cảm sẽ bừng lên như một thôn xóm hoa mai thốt nhiên hiện ra ở cuối đường. Phật không ở đâu khác hơn là trong thôn xóm hoa mai cuối đường luận lý.

Trò: Đó là ý nghĩa của Bát-nhã tâm kinh? Thôn xóm hoa mai là yết đế? Tâm kinh là cùng tột của trí tuệ, yết đế là siêu lý luận, thoắt một cái ném ta qua bờ bên kia? Con nghĩ đến Tâm kinh và thuộc lòng Tâm kinh vì Âu Mỹ cũng đưa Tâm kinh lên hàng đầu, đọc Tâm kinh trong mỗi buổi lễ thiền, vươn tới chữ không với trí tuệ, nhưng siêu việt trí tuệ với gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi, svaha! Khoa học và tâm linh không tương phản nhau?

Thầy: Không tương phản nhau trong đạo Phật. Đạo Phật lý luận chính xác, chặt chẽ, nhưng không phải chỉ là triết lý suông, lý luận suông, bác bỏ Thượng đế mà đồng thời cũng bác bỏ quan niệm cho rằng thế giới chỉ là vật chất. Đặt trọng tâm trên con người, đạo Phật nhắm đến giải thoát. Ai muốn tìm sự giải thoát đó ở mức độ thực dụng, trong đời sống hàng ngày, giữa xã hội càng văn minh vật chất lại càng lắm bệnh hoạn tâm lý này, đạo Phật là phương thuốc, đức Phật là ông thầy thuốc. Ai muốn tìm sự giải thoát đó về mặt tâm linh, đạo Phật là suối mát. Trong xã hội tân tiến này, đạo Phật là chiếc cầu bắc qua giữa triết lý và tôn giáo, giữa tính thực nghiệm và tính thiêng liêng. Có cả hai trong bàn tay của Phật, và có lẽ cả hai lộ ra trong câu nói gần cuối của Phật trước khi nhập diệt: “Này, A-nan, Ta không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm bàn tay, giữ lại chút ít mật giáo chưa giảng dạy. Ta đã giảng Chánh pháp không phân biệt trong ngoài, mật giáo hay không mật giáo”. Lý luận dừng lại ở chỗ thiêng liêng “không thể nghĩ bàn”. Muốn với tới chốn ấy, chính lý luận phải biết “em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ” để trực cảm hiện ra, tự tu tự chứng. Cả hai không tương phản nhau, hơn nữa, cần đến nhau, bổ túc cho nhau.

Trò: Trở về lại với ngày Đản Sinh, đâu là ngoài, đâu là trong, đâu là gặp gỡ giao cảm giữa trong và ngoài, luận lý và tưởng tượng, trần thế và thiêng liêng ?

Thầy: Con thử tưởng tượng đức Phật ngồi nhập định dưới cội Bồ-đề sau khi ăn bát cháo sữa từ tay cô gái chăn cừu dâng cúng. Cho đến lúc đó, Ngài là người đi tìm. Ngài không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của tri thức. Ngài cũng không thấy điều Ngài tìm qua cùng tột của khổ hạnh. Ngay cả trong cùng tột của thiền định, Ngài vẫn là người đi tìm. Suốt 49 ngày đi tìm trong cùng tột như thế, hốt nhiên, Ngài thấy. Tia sáng gì đến lúc đó với Ngài, chỉ một mình Ngài biết. Chúng ta, ta chỉ có thể nói rằng lúc đó Ngài đã hết là người đi tìm, bởi vì lúc đó người đi tìm và đối tượng tìm không còn là hai nữa mà đã nhập với nhau làm một. Người đã gặp là người nhập một với chân lý. Trong suốt 45 năm sau đó, Ngài là Chân lý đi đứng nằm ngồi.
Có đức Phật hay không có đức Phật ra đời, chân lý vẫn có đấy. Sinh lão bệnh tử, vô ngã, vô thường… vẫn nằm sờ sờ nơi mỗi sự vật, khả năng giác ngộ vẫn tiềm tàng nơi mỗi con người. Nhưng phải có đức Phật ra đời để tuyên dương chân lý bằng chính kinh nghiệm làm người của mình. Đản sinh là ngày trùng phùng giữa người đi tìm chân lý và chân lý đi tìm người để thị hiện. Có gì đẹp hơn để diễn tả ý tưởng đó bằng hình ảnh bé sơ sinh đứng thẳng trên búp sen chỉ tay tuyên dương?



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2021(Xem: 20274)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
10/11/2021(Xem: 11681)
Kính gởi đại chúng chương trình Phật Pháp Online Liên Châu lần thứ 7 với chủ đề "Pháp Tùy Pháp Hành - Thực hành chánh Pháp" sẽ trở lại vào thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021. Kính mời đại chúng cùng tham dự. kính nhờ quý vị chia sẻ thông tin này để quảng kết thiện duyên.
01/08/2021(Xem: 13032)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
24/06/2021(Xem: 6266)
Hôm nay Quý vị và Gia đình có khoẻ không? Tôi xin gởi đến Quý vị chương trình Khoá Tu Học Mùa Hè 2021 ở chùa Phổ Từ, xin mời Quý vị tuỳ nghi tham dự khoá tu để nuôi dưỡng niềm tin vào Chánh pháp và tăng thêm năng lực Tâm linh để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hiện nay chính quyền đã cho phép cơ sở tôn giáo hoạt động với những giới hạn và điều kiện mới. Chánh điện chùa Phổ Từ có thể ngồi được 120 người, đeo khẩu trang là an toàn.
04/12/2020(Xem: 8533)
Chùa trên đỉnh non cao Gió reo vui đón chào Ánh trăng thanh ngời sáng Mùa tiếp thọ truyền trao. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Như chương trình hằng tuần, chùa Tất Đạt Đa sẽ có thời “Zoom Thiền Trà #35" - Thứ Bảy 12.05.2020 6:15pm - 9:30 pm giờ Cali, giờ Melbourne, Australia 06.12.2020 2:15 pm và VN 9:15 sáng với chủ đề pháp thoại: “Niềm An Vui Vẫn Luôn Có Thật ” của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia. Mời quý Cô Bác anh chị em tham dự và vào link Zoom: https://us02web.zoom.us/j/8078072020... Facebook: https://www.facebook.com/quangducwebsite Chương trình: 6:15 pm Vào Zoom để ổn định Đạo Tràng. 6:30 pm * Hô chuông Thiền toạ. (15’) * Đốt nến “Đi Tìm Thế Tôn”. (5’) * Pháp Thoại : “Niềm An Vui Vẫn Luôn Có Thật” (30-45’) * Trà đàm/Văn Nghệ * 9:30 pm Hồi hướng Đường vào cửa Đạo rộng bao la Con nguyện cầu xin đấng Phật Đà Chỉ rõ cho mọi người về với Đạo. Thoát vòng Đại dị
01/11/2020(Xem: 20149)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
03/10/2020(Xem: 8523)
Năm 2020, những chương trình tu học Phật pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ và các nước phải tạm ngưng những chương trình sinh hoạt chung như: Phật Đản, Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v... vì nạn dịch COVID-19. Được sự chỉ dạy của quý Ôn, quý Thầy và quý Ni Trưởng, Ni Sư, chúng con cùng thành lập chương trình tu học “Phật Pháp Online Toàn Cầu” hầu mong mang lời giảng dạy của Chư tôn đức đến tất cả quý Phật tử khắp nơi thông qua mạng truyền thông trên Online (Zoom).
04/03/2020(Xem: 40783)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
23/01/2020(Xem: 8897)
Lịch Hoằng Pháp và các khóa tu của Th Tánh Tuệ 2020: Xin thông báo cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp và sinh hoạt tu học với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê trong tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 11, 12- 2020 Tháng 3 ngày 8 2020 Lễ vía Bồ tát Quan Âm (19/2AL) Chùa Vạn Phước 7909 New Salem St Mira Mesa, San Diego, CA 92126 Liên lạc: (858)-201-8726 Do TT. Thích Huệ Phúc hướng dẫn Tháng 4 : Một tháng tiền An cư Kiết hạ Tháng 5- ngày 10-2020 Đại Lễ Phật Đản chùa Phật Bảo Chicago 1495 Prospect Ave Des Plaines, Illinois 60018 Phone (847) 827-4599 Tháng 5- ngày 15 & 16 -2020 Khóa tu một ngày & Đại Lễ Phật Đản Chùa Liên Hoa Minesota (6333 Hwy 14 E, Rochester, MN 55904) Tháng 5- ngày 23 thứ 7 -2020 Khóa tu một ngày tại Đạo tràng Kiều Đàm Di Fountain Valley 9057 La Crescenta Ave, Fountain Valley CA 92708. Liên lạc (714) 363-8029, (714) 697-9627.
13/01/2020(Xem: 9008)
Vào hai ngày 11 và 12/01/2020, tại James Lick High School, thành phố San Jose, Hoa Kỳ, Hòa thượng Thích Phước Tịnh cùng hai Thầy Thích Pháp Tuyên, Thích Minh Lưu đã đến hướng dẫn khóa tu “Tự tánh Di Đà” cho hơn 300 Phật tử và thiện nam tín nữ ở thành phố San Jose cùng các thành phố ở tiểu bang California.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]