Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[08]Ăn chay Vegetarianism

20/05/201320:00(Xem: 4563)
[08]Ăn chay Vegetarianism

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 8

Ăn Chay

Vegetarianism

Phật tử có phải là người ăn chay không?

Không nhất thiết như thế. Đức Phật không phải là người ăn chay. Ngài cũng không dạy đệ tử mình ăn chay, thậm chí ngày nay có nhiều Phật tử danh tiếng cũng không phải là người ăn chay.

Buddhists should be vegetarians, shouldn’t they?

Not necessarily. The Buddha was not a vegetarian. He did not teach his disciples to be vegetarians and even today, there are many good Buddhists who are not vegetarians.

Nhưng nếu bạn ăn thịt thì bạn gián tiếp chịu trách nhiệm với cái chết của thú vật. Không phải là phạm giới thứ nhất sao?

Đúng là khi ta ăn thịt, ta gián tiếp hay có một phần trách nhiệm trong việc giết hại thú vật nhưng điều này cũng giống như việc bạn ăn rau cải. Người nông dân phải phun thuốc diệt sâu bọ trong vụ mùa của họ, vì thế khi rau quả trong bữa ăn của bạn được tươi tốt. Lại nữa, những sinh vật bị giết để lấy da làm túi xách, dây nịt, lấy mỡ làm xà phòng và hàng ngàn sản phẩm khác cho bạn sử dụng. Dù sao, trong một vài hình thức nào đó trong cuộc sống không thể nào tránh được việc gián tiếp chịu trách nhiệm đến cái chết của những loại vật khác, và đây chỉ là một dẫn chứng khác của Chân Lý Thứ Nhất, đó là sự hiện hữu thường tình của khổ đau và không như ý. Khi bạn giữ giới thứ nhất, bạn cố gắng loại bỏ nguyên nhân trực tiếp sát sinh.

If you eat meat you are indirectly responsible the death of a creature. Isn’t that breaking the first precept?

It is true that when you eat meat, you are indirectly and partially responsible for killing a creature but the same is true when you eat vegetables. The farmer has to spray his crop with insecticides and poisons so that the vegetables arrive on your dinner plates without holes in them. And once again, animals have been used to provide the leather for your belt or handbag, oil for the soap you use and a thousand other products as well. It is impossible to live without, in some way, being indirectly responsible for the death of some other beings. This is just another example of the First Noble Truth, ordinary existence is suffering and unsatisfactory. When you take the First Precept, you try to avoid being directly responsible for killing beings.

Phật tử theo phái Đại thừa không ăn thịt chứ?

Điều này không đúng. Phật giáo Đại thừa ở Trung Hoa đặt nặng việc ăn chay nhưng cả tu sĩ và cư sĩ theo truyền thống Đại thừa của Nhật Bản và Tây Tạng lại thường ăn thịt.

Mahayana Buddhists don’t eat meat

That is not correct. Mahayana Buddhism in China laid great stress on being vegetarian but both the monks, laymen and women of the Mahayana tradition in Japan and Tibet usually eat meat.

Nhưng tôi vẫn nghĩ Phật tử phải là người ăn chay.

Nếu có người ăn chay nghiêm chỉnh nhưng lại ích kỷ, dối trá, keo kiệt và một người khác không ăn chay nhưng hay quan tâm đến người khác, thành thật, rộng lượng, và tử tế. Ai là người Phật tử tốt hơn trong số hai người này?

But I still think that a Buddhist should be vegetarian.

If there was a man who was a very strict vegetarian but who was selfish, dishonest and mean, and another man who was not a vegetarian but who was thoughtful of others, honest, generous and kind, which of these two people would be the better Buddhist?

Người thành thật và tử tế

Tại sao?

The person who was honest and kind.

Why?

Vì những người như vậy rõ ràng là có lòng tốt.

Đúng thế. Một người ăn thịt có thể có một tấm lòng trong sạch, cũng vậy một người không ăn thịt có thể có tâm u tối. Theo lời dạy của Phật, điều quan trọng là phẩm chất ở tấm lòng, chứ không phải là vấn đề ăn uống kiêng cữ. Nhiều Phật tử rất quan tâm đến việc không bao giờ ăn thịt, nhưng họ lại không quan tâm gì đến bản tính ích kỷ, dối trá, độc ác hay ganh t? Họ thay đổi cách ăn uống, điều này dễ thực hiện, trong khi họ lại quên đi sự cải đổi tâm tánh của họ, điều này thật khó làm. Vì vậy cho dù bạn là người có ăn chay hay không, hãy nhớ rằng việc quan trọng nhất trong Phật giáo là bản tâm phải thanh tịnh.

Because such a person obviously has a good heart.

Exactly. One who eats meat can have a pure heart just as one who does not eat meat can have an impure heart. In the Buddha’s teachings, the important thing is the quality of your heart, not the contents of your diet. Many Buddhists take great care never to eat meat buy they are not concerned about being selfish, dishonest, cruel or jealous. They change their diet which is easy to do, while neglecting to change their hearts, which is a difficult thing to do. So whether you are a vegetarian or not, remember that the purification of the mind is the most important thing in Buddhism.

--- o0o ---
Trình bày:Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2011(Xem: 3624)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
23/02/2011(Xem: 5671)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 3992)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2347)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 5519)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3195)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 7379)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3341)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4184)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 7747)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567