Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”: đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng Ni bị xúc phạm

19/11/202018:48(Xem: 4031)
Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”: đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng Ni bị xúc phạm

Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”

 

ĐÃ QUÁ NHIỀU NHÂN NHƯỢNG KHI HÌNH   ẢNH TĂNG, NI  BỊ XÚC PHẠM QUÁ NHIỀU

 

 

       Những sự việc xảy ra gần đây  đối với Phật giáo, dường như dưới nhãn quan một số kẻ xấu, Phật giáo là một bức tường rêu phong cổ kính và bị  vây quanh bít lối, để cho các  loài dây dại mặc sức leo, bám  vô lối  như kiểu “ dậu đổ bìm leo” như ông bà  ta xưa từng ví von ?

 

Khi viết những dòng này thì trên mạng bán lẻ online đã thông báo “Ngưng Bán “ khi gõ thử  để mua  quyển truyện tranh  “ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1).  Với chúng tôi việc này không quan trọng lắm vì những gì muốn nói đều đã được nhiều vị cao kiến trình bày đầy đủ, bên cạnh đó tài liệu về câu chuyện này với chúng tôi không khó để tìm cũng như đã sở hữu từ lâu. Có chăng là qua đó, muốn thấy thiện chí cầu thị, biết lắng nghe của nhà xuất bản, các vị Biên Tập, họa sĩ liên quan đang ở cấp độ nào trước  những phản ứng của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử cả nước. Cụ thể đó là Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật,  các họa sĩ và tác giả Minh Châu, Đặng Hồng Quân và Hoàng Khắc Nguyên. Về mặt  luật pháp cũng như các quy định  xuất bản, hẳn  quý vị này đã  thừa hiểu rõ hơn chúng tôi rất nhiều. Vì vậy, bài viết ngắn ngủi này chỉ xin tập trung vào câu chuyện “Ngao Sò Ốc Hến” mà trong đó có một chi tiết về nhân vật “Sư Nghiêu” đã khiến  những tư tưởng  chống phá Phật giáo nhanh nhẩu chộp lấy để vin vào đó phóng  xa, vẽ vời  theo trình độ  hiểu biết lịch sử  nghệ thuật, dân gian hạn hẹp của  mình.



ẢNH 1-Bìa Nghiêu sò ốc hến CỦA nxb mỸ tHUẬT
“ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1)

ẢNH 2- Bản tuồng nghêu sò ốc hến 1
(ảnh 2)



                    

Trước hết, câu chuyện “Ngao Sò Ốc hến” không phải là chuyện cổ tích, mà đó chỉ là câu chuyện dân gian trong nghệ thuật tuồng, thuộc thể loại “tuồng đồ” mang chất hài hước  vui vẻ. Loại tuồng sản sinh, sáng tác không phải của nước ngoài ( Hát Bội ) của Việt Nam, giống như chuyện Quan Âm Thị Kính  vậy. Câu chuyện xuất phát từ giới bình dân trong chốn dân gian và được chính nơi sản sinh ra nó nuôi giữ cho đến khi phát triển thành tuồng hát kinh điển của nghệ thuật tuồng. “Ngao Sò Ốc hến” còn có tên gọi khác là “Di Tình”, được nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký ( 1921 – 2008 ) sưu tầm. Trong  một số vở thể lọai tuồng hài có vở này  từ bản gốc Di Tình của Đoàn Nồng, có tham khảo bản in của nhà xuất bản Đào Tấn ở Sài gòn, đây là bản tương đối  xưa nhất, và có kết hợp từ cách diễn trò của các nghệ nhân đóng vai Lữ Ngao, Mụ Huyện do văn Phước Khôi và Ngô Thị Liễu thủ diễn. Qua bản này ( ảnh 2 ), chúng ta thấy tất cả chín nhân vật, trong đó có thầy Bói Lữ Ngao và Sư Nghiêu. Thầy bói Lữ Ngao ai cũng biết qua nhưng còn Sư Nghiêu thì có phần lạ, trước hết do nhân vật này xuất hiện rất ít trong kịch bản và không có một vai trò quan trọng nào trong  vụ án mất đồ của nhà Trùm Sò. Có chăng là đến thăm Thị hến để có lời hỏi thăm về vụ án và bị chính Thị Hến giăng bẩy vào đúng cái đêm cô ta cố tình hẹn hết Quan Huyện Trì, thầy Đề Hầu.v…v… đến để các bà vợ đến đánh ghen! Xem qua kịch bản, chúng ta thấy nhân vật Sư Nghiêu này chỉ xuất hiện trong một lớp 15 (Màn) và cho đến lớp 19 – tức lớp cuối của vở như vừa  nói trên. Ngay cả trong phần ‘Khảo Dị” ( theo bản Khảo Dị của Hoàng Trọng Miêu sưu tầm, NXB Đào tấn ở sài gòn 1967 ) có 6 lớp  bổ sung dự phòng, cũng không thấy sự xuất hiện của nhân vật Sư Nghiêu.

                       Như vậy tại sao từ khi nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký nỗ lực đưa vở hát này trở lại sân khấu, tiếp tục hồi sinh mà hoàn toàn không hề thấy có nhân vật Sư Nghiêu như văn bản cổ?

                       Trước hết, như đã nói, sự xuất hiện của Sư Nghiêu rất thừa thải, không mang một gút thắt mở nào thêm cho đường dây câu chuyện của vở diễn sân khấu, trong khi một thầy bói Lữ Ngao cũng đủ khoanh vùng  mấu chốt  lúc ban đầu, và chỉ cần  như vậy thôi. Vì vậy trong đoạn cuối lúc Thị Hến bày mưu cho các bà vợ đến bắt ghen cũng hoàn toàn không có bóng dáng thầy bói Lữ Ngao.Vậy một Sư Nghiêu liệu có hợp lý gì không ở hoàn cảnh đó và còn có ý nghĩa gì? Một yếu tố nữa, trong bối cảnh xã hội thời bầy giờ, tức đầu thế kỷ 20, làn gió chấn hưng Phật giáo khắp ba kỳ đã tạo được tiếng vang và vị thế đáng kể, góp phần thoát ra rất xa các mưu đồ biến Phật giáo suy tà từ trong ra của các thế lực đen tối, nhất là mưu đồ ngu dân hóa An Nam chúng ta.

                       Như đã thưa, sau khi  nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký sưu tầm và đưa vở “Ngao Sò Ốc Hến” trở lại sân khấu với  bàn tay biên tập, chỉnh lý  tài tình, có tâm  với nghề; vở diễn đã thu hút  quần chúng  rất đáng kể , dù đất nước khi ấy còn chiến tranh, Miền Bắc  vẫn đang chắt chiu từng hạt gạo củ khoai trong cuộc sống. Do đó vào cuối năm 1958, xưởng phim truyện Hà Nội đã tổ chức ghi hình, sản xuất phim đen trắng vở diễn này với sự góp mặt của các nghệ sĩ gốc Quảng Nam và Bình Định qua loại hình nghệ thuật tuồng của đoàn tuồng Liên Khu 5. Với bàn tay hai đạo diễn Bắc Xuyên và Trúc Lâm ( ảnh 3). Sau năm 1975 người viết có nghe nhiều anh chị kể lại phim này những năm sau đó được tổ chức chiếu khắp nơi trong các chiến trường Miền Nam.

ẢNH 3 - Thầy bói Ngao hãng phim truyện Hà Nội 1958
(ảnh 3)
ẢNH 4- NS Trường Xuân
(ảnh 4)




Đầu thập niên 1980, Đoàn cải lương Sai gòn 1 đã công diễn vở “Ngao Sò Ốc hến “ của NSND Năm Châu ( Nguyễn Thành Châu ) ( 1906 – 1977) đây là kịch bản ông chuyển thể và giữ nguyên nội dung từ kịch bản  trên và có biến cải vai Phù Thủy thành Cô Bóng Năm cho phù hợp văn hóa Miền Nam. Còn lại tất cả tác giả Nguyễn Thành Châu vẫn trung thành với đường dây câu chuyện của bộ phim vừa kể. Cố NSUT Trường Xuân rất thành công trong vai Thầy Bói Ngao ( ảnh 4)  cặp đôi vợ chồng NSUT Thanh Điền-Thanh kim Huệ cũng  gây được dấu ấn trong hai vai đinh của vở là Huyện Trìa và Thị Hến với sự sáng tạo riêng của tài nghệ biểu diễn của mình ( ảnh 5 ). Đặc biệt nói về độ sáng tạo phải nhắc đến cố NSUT Giang Châu ( 1952 – 2019 ) quá xuất sắc trong vai Trùm Sò ( ảnh 6 ). Và như là tất yếu, vở “Ngao sò Ốc hến’ mọi người biết đến chỉ có ngần ấy nhân vật, không hề có bóng dáng “Thầy Sải Nghiêu”.



ẢNH 5 - Thanh K Huệ Thanh điền
(ảnh 5)
ẢNH 6 - Trùm Sò- NSUT Giang Châu
(ảnh 6)



Nếu NXB Mỹ Thuật và các tác giả, họa sĩ truyện tranh cùng tên, lý luận là vẫn “trung thành” với kịch bản cổ xưa như đã nêu phần trên, trước hết nên cho biết sự xuất hiện của “Thầy Sải Nghiêu” ở đây, ngoài ra còn có dụng ý gì khi nét vẽ một “thầy sải Nghiêu ” y chang  hình dáng một vị Tăng thời hiện đại. Cũng như xin hỏi ngược lại rằng các vị như Đào Tấn, Hòang Châu Ký hay cố soạn giả Năm Châu soạn vở này thiếu bóng dáng ông “thầy sải” của quý vị là vô ích, là thiếu sót thậm chí vô nghĩa chăng? Nếu nói về lịch sử thì còn rất nhiều đề tài để các vị viết, vẽ tung hoành, những  đề tài lịch sử ấy của dân tộc đau thương hay hân hoan như thế nào chắc chắn  sẽ là kho tàng  bao la cho quý vị khai thác, ngoài Phật giáo chúng tôi. Chỉ e rằng với tư tưởng thiên vị, cực đoan như quý vị khó mà tiếp cận hay mở mắt ra để đọc, để chia ngọt sẻ bùi cùng quê hương đất nước trong những ngày tăm tối dưới ách nô lệ thực dân.

 

Ngày nay, vai trò Phật giáo cũng được gìn giữ và nâng cao thêm hơn nhờ vào tính chân lý bất biến và giá trị lịch sử đối với dân tộc. Một nhà văn, nhà báo hay nhà biên lịch sân khấu nếu có chút tư duy lịch sử cũng dễ dàng nhận ra điều đó, chứ chưa cần đến kiến thức, tư duy Phật học. Họ biết trân quý những giá trị đích thực Phật giáo đem lại cho con người, và suốt chiều dài lịch sử dân tộc này. Chỉ cần như vậy thôi ngòi bút của họ cũng đủ rộng đường đi đến mục đích mình đang muốn tới. Từ đây mới thấy việc làm của NXB Mỹ Thuật và các BTV, họa sĩ cố tình   đưa “ thầy Sãi Nghiêu” vào  truyện tranh “Ngao Sò Ốc Hến” rất thiển cận và lộ rõ ý đồ , mục đích xuyên tạc  hình ảnh Tăng Ni của Phật giáo.

 

DƯƠNG KINH THÀNH




***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2013(Xem: 4402)
Một màn. Khung cảnh: Tại phi trường. Nhân vật: 4 hành khách: Hoa Lan, Nhật Hưng, Phương Qùynh, Thanh Lịch. Nhật Hưng:Hoa Lan này, còn hơn tiếng nữa mới đến chuyến bay của bọn mình
23/09/2013(Xem: 3753)
Lễ Hội Nghinh Ông thuộc dạng văn hóa, tín ngưỡng dân gian, đã có mặt từ rất lâu đời trong các làng chài ven biền từ Bắc Trung Bộ đến Cà Mau, Kiên Giang vùng biển nước ta. Xuất phát từ tục thờ “cá Ông “(cá Voi), loài cá hiền lành (đặc biệt chỉ ở Biển Nam Hải) được cho là luôn luôn cứu đỡ ngư dân mỗi khi gặp sóng to bão dữ ngoài khơi. Vì thế mỗi khi bắt gặp “Ông” lụy (chết), dù đang kéo lưới , đánh bắt ngoải xa, người ngư dân phát hiện phải có trách nhiệm đưa xác vào bờ
20/09/2013(Xem: 6743)
Bà Tám( bước ra sân khấu, than): Trời ơi là trời! Cho mượn rồi lại cho mượn, mượn “woài“ không chịu trả, này trời!. Bà con nghĩ có ức cho tôi không. Nhìn cái mặt tôi nè, tôi hiền…khô hà. Nhân từ, đạo đức, tử tế, đàng hoàng nổi tiếng. Hồi đi học tôi được mệnh danh là, em… hiền như ma…cô, à không, hiền như ma…sơ. Bởi hiền hậu nhân đức nên tôi mới chọn cho mình cái nghề thiệt là cao quí: cho vay lấy lãi.Cho mượn 100 lấy lời có 50 mỗi tháng, nhiều… nhít gì mà…đứa nào vay cũng quịt cả lời lẫn vốn của tôi. Được rồi, lần này tôi không thể hiền nữa đâu, hiền quá chúng lờn mặt hà.Tôi phải tới nhà thằng Tư…xiết đồ nó mới đã nư giận!( nói xong ngoe nguẩy đi vô )
20/09/2013(Xem: 9433)
Thị Mầu (một tay cầm giỏ hoa, một tay cầm dù, ỏn ẻn bước ra): Dạ, Thị Mầu xin kính chào ông Đạo! Ông Đạo: Nam Mô A Di Đà Phật. Thị Mầu: Ông Đạo ơi, ông Đạo nè. Hôm nay Thị Mầu đến chùa, trước là có ít hương hoa lễ Phật, Thị Mầu để tạm đây nghe ông Đạo, sau là muốn thăm ông Đạo. Ông Đạo có khoẻ không ông Đạo?
27/08/2013(Xem: 4677)
Mong sao, trước hết những vị còn đang có ý định “chế” lời trên nền nhạc của người khác nên bình tâm dừng lại, trước hết vì tôn trọng lý tưởng, hình ảnh tôn giáo mình đang theo đuổi, tôn trọng người sản sinh ra bài nhạc đó và tôn trọng Pháp Luật hiện hành. Đừng để một lần nữa trên mặt bằng âm nhạc Phật giáo lại nổi sóng vì hai từ không mấy đẹp: Đạo Nhạc!.
05/08/2013(Xem: 8752)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
27/07/2013(Xem: 8083)
Kịch là bộ môn nghệ thuật kể chuyện qua những lời đối thoại và động tác của những nhân vật. Hầu hết kịch đều được trình diễn bởi những diễn viên đóng vai những nhân vật trước một số khán giả ở một rạp hát.
15/07/2013(Xem: 4789)
Hòa Thượng Thiệt Thành –Liễu Đạt –tức Hòa thượng Liên Hoa (1763- 1823) thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Là đệ tử của Ngài Minh Vật- Nhứt Tri ở chùa Kim Cang, Đồng Nai. Khi Thầy viên tịch, Hòa Thượng Liên Hoa làm đệ tử y chỉ với Hòa Thương Phật Ý –Linh Nhạc, khi Ngài đang hoằng hóa ở chùa Từ Ân và Khải Tường ở Gia Định (1744 – 1821). Sau đó Hòa thượng Liên Hoa được cử làm thủ tọa chùa Từ Ân, kế nữa là trụ trì chùa Khải Tường. Từ những năm 1789 – 1902 khi Nguyễn Vương trung hưng ở Gia Định, lo việc tổ chức hành chính và tiến hành xây thành Gia Định, Hoàng Gia và triều thần tạm ngụ tại chùa Từ Ân. Thái Hậu, Vương Phi, Công Chúa…thì tạm ngụ ở chùa Khải Tường., Tại đây, năm 1791 Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng) đã chào đời.
27/08/2012(Xem: 3402)
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Út Bạch Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567