Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”: đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng Ni bị xúc phạm

19/11/202018:48(Xem: 3932)
Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”: đã quá nhiều nhân nhượng khi hình ảnh Tăng Ni bị xúc phạm

Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến”

 

ĐÃ QUÁ NHIỀU NHÂN NHƯỢNG KHI HÌNH   ẢNH TĂNG, NI  BỊ XÚC PHẠM QUÁ NHIỀU

 

 

       Những sự việc xảy ra gần đây  đối với Phật giáo, dường như dưới nhãn quan một số kẻ xấu, Phật giáo là một bức tường rêu phong cổ kính và bị  vây quanh bít lối, để cho các  loài dây dại mặc sức leo, bám  vô lối  như kiểu “ dậu đổ bìm leo” như ông bà  ta xưa từng ví von ?

 

Khi viết những dòng này thì trên mạng bán lẻ online đã thông báo “Ngưng Bán “ khi gõ thử  để mua  quyển truyện tranh  “ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1).  Với chúng tôi việc này không quan trọng lắm vì những gì muốn nói đều đã được nhiều vị cao kiến trình bày đầy đủ, bên cạnh đó tài liệu về câu chuyện này với chúng tôi không khó để tìm cũng như đã sở hữu từ lâu. Có chăng là qua đó, muốn thấy thiện chí cầu thị, biết lắng nghe của nhà xuất bản, các vị Biên Tập, họa sĩ liên quan đang ở cấp độ nào trước  những phản ứng của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử cả nước. Cụ thể đó là Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật,  các họa sĩ và tác giả Minh Châu, Đặng Hồng Quân và Hoàng Khắc Nguyên. Về mặt  luật pháp cũng như các quy định  xuất bản, hẳn  quý vị này đã  thừa hiểu rõ hơn chúng tôi rất nhiều. Vì vậy, bài viết ngắn ngủi này chỉ xin tập trung vào câu chuyện “Ngao Sò Ốc Hến” mà trong đó có một chi tiết về nhân vật “Sư Nghiêu” đã khiến  những tư tưởng  chống phá Phật giáo nhanh nhẩu chộp lấy để vin vào đó phóng  xa, vẽ vời  theo trình độ  hiểu biết lịch sử  nghệ thuật, dân gian hạn hẹp của  mình.



ẢNH 1-Bìa Nghiêu sò ốc hến CỦA nxb mỸ tHUẬT
“ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1)

ẢNH 2- Bản tuồng nghêu sò ốc hến 1
(ảnh 2)



                    

Trước hết, câu chuyện “Ngao Sò Ốc hến” không phải là chuyện cổ tích, mà đó chỉ là câu chuyện dân gian trong nghệ thuật tuồng, thuộc thể loại “tuồng đồ” mang chất hài hước  vui vẻ. Loại tuồng sản sinh, sáng tác không phải của nước ngoài ( Hát Bội ) của Việt Nam, giống như chuyện Quan Âm Thị Kính  vậy. Câu chuyện xuất phát từ giới bình dân trong chốn dân gian và được chính nơi sản sinh ra nó nuôi giữ cho đến khi phát triển thành tuồng hát kinh điển của nghệ thuật tuồng. “Ngao Sò Ốc hến” còn có tên gọi khác là “Di Tình”, được nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký ( 1921 – 2008 ) sưu tầm. Trong  một số vở thể lọai tuồng hài có vở này  từ bản gốc Di Tình của Đoàn Nồng, có tham khảo bản in của nhà xuất bản Đào Tấn ở Sài gòn, đây là bản tương đối  xưa nhất, và có kết hợp từ cách diễn trò của các nghệ nhân đóng vai Lữ Ngao, Mụ Huyện do văn Phước Khôi và Ngô Thị Liễu thủ diễn. Qua bản này ( ảnh 2 ), chúng ta thấy tất cả chín nhân vật, trong đó có thầy Bói Lữ Ngao và Sư Nghiêu. Thầy bói Lữ Ngao ai cũng biết qua nhưng còn Sư Nghiêu thì có phần lạ, trước hết do nhân vật này xuất hiện rất ít trong kịch bản và không có một vai trò quan trọng nào trong  vụ án mất đồ của nhà Trùm Sò. Có chăng là đến thăm Thị hến để có lời hỏi thăm về vụ án và bị chính Thị Hến giăng bẩy vào đúng cái đêm cô ta cố tình hẹn hết Quan Huyện Trì, thầy Đề Hầu.v…v… đến để các bà vợ đến đánh ghen! Xem qua kịch bản, chúng ta thấy nhân vật Sư Nghiêu này chỉ xuất hiện trong một lớp 15 (Màn) và cho đến lớp 19 – tức lớp cuối của vở như vừa  nói trên. Ngay cả trong phần ‘Khảo Dị” ( theo bản Khảo Dị của Hoàng Trọng Miêu sưu tầm, NXB Đào tấn ở sài gòn 1967 ) có 6 lớp  bổ sung dự phòng, cũng không thấy sự xuất hiện của nhân vật Sư Nghiêu.

                       Như vậy tại sao từ khi nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký nỗ lực đưa vở hát này trở lại sân khấu, tiếp tục hồi sinh mà hoàn toàn không hề thấy có nhân vật Sư Nghiêu như văn bản cổ?

                       Trước hết, như đã nói, sự xuất hiện của Sư Nghiêu rất thừa thải, không mang một gút thắt mở nào thêm cho đường dây câu chuyện của vở diễn sân khấu, trong khi một thầy bói Lữ Ngao cũng đủ khoanh vùng  mấu chốt  lúc ban đầu, và chỉ cần  như vậy thôi. Vì vậy trong đoạn cuối lúc Thị Hến bày mưu cho các bà vợ đến bắt ghen cũng hoàn toàn không có bóng dáng thầy bói Lữ Ngao.Vậy một Sư Nghiêu liệu có hợp lý gì không ở hoàn cảnh đó và còn có ý nghĩa gì? Một yếu tố nữa, trong bối cảnh xã hội thời bầy giờ, tức đầu thế kỷ 20, làn gió chấn hưng Phật giáo khắp ba kỳ đã tạo được tiếng vang và vị thế đáng kể, góp phần thoát ra rất xa các mưu đồ biến Phật giáo suy tà từ trong ra của các thế lực đen tối, nhất là mưu đồ ngu dân hóa An Nam chúng ta.

                       Như đã thưa, sau khi  nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký sưu tầm và đưa vở “Ngao Sò Ốc Hến” trở lại sân khấu với  bàn tay biên tập, chỉnh lý  tài tình, có tâm  với nghề; vở diễn đã thu hút  quần chúng  rất đáng kể , dù đất nước khi ấy còn chiến tranh, Miền Bắc  vẫn đang chắt chiu từng hạt gạo củ khoai trong cuộc sống. Do đó vào cuối năm 1958, xưởng phim truyện Hà Nội đã tổ chức ghi hình, sản xuất phim đen trắng vở diễn này với sự góp mặt của các nghệ sĩ gốc Quảng Nam và Bình Định qua loại hình nghệ thuật tuồng của đoàn tuồng Liên Khu 5. Với bàn tay hai đạo diễn Bắc Xuyên và Trúc Lâm ( ảnh 3). Sau năm 1975 người viết có nghe nhiều anh chị kể lại phim này những năm sau đó được tổ chức chiếu khắp nơi trong các chiến trường Miền Nam.

ẢNH 3 - Thầy bói Ngao hãng phim truyện Hà Nội 1958
(ảnh 3)
ẢNH 4- NS Trường Xuân
(ảnh 4)




Đầu thập niên 1980, Đoàn cải lương Sai gòn 1 đã công diễn vở “Ngao Sò Ốc hến “ của NSND Năm Châu ( Nguyễn Thành Châu ) ( 1906 – 1977) đây là kịch bản ông chuyển thể và giữ nguyên nội dung từ kịch bản  trên và có biến cải vai Phù Thủy thành Cô Bóng Năm cho phù hợp văn hóa Miền Nam. Còn lại tất cả tác giả Nguyễn Thành Châu vẫn trung thành với đường dây câu chuyện của bộ phim vừa kể. Cố NSUT Trường Xuân rất thành công trong vai Thầy Bói Ngao ( ảnh 4)  cặp đôi vợ chồng NSUT Thanh Điền-Thanh kim Huệ cũng  gây được dấu ấn trong hai vai đinh của vở là Huyện Trìa và Thị Hến với sự sáng tạo riêng của tài nghệ biểu diễn của mình ( ảnh 5 ). Đặc biệt nói về độ sáng tạo phải nhắc đến cố NSUT Giang Châu ( 1952 – 2019 ) quá xuất sắc trong vai Trùm Sò ( ảnh 6 ). Và như là tất yếu, vở “Ngao sò Ốc hến’ mọi người biết đến chỉ có ngần ấy nhân vật, không hề có bóng dáng “Thầy Sải Nghiêu”.



ẢNH 5 - Thanh K Huệ Thanh điền
(ảnh 5)
ẢNH 6 - Trùm Sò- NSUT Giang Châu
(ảnh 6)



Nếu NXB Mỹ Thuật và các tác giả, họa sĩ truyện tranh cùng tên, lý luận là vẫn “trung thành” với kịch bản cổ xưa như đã nêu phần trên, trước hết nên cho biết sự xuất hiện của “Thầy Sải Nghiêu” ở đây, ngoài ra còn có dụng ý gì khi nét vẽ một “thầy sải Nghiêu ” y chang  hình dáng một vị Tăng thời hiện đại. Cũng như xin hỏi ngược lại rằng các vị như Đào Tấn, Hòang Châu Ký hay cố soạn giả Năm Châu soạn vở này thiếu bóng dáng ông “thầy sải” của quý vị là vô ích, là thiếu sót thậm chí vô nghĩa chăng? Nếu nói về lịch sử thì còn rất nhiều đề tài để các vị viết, vẽ tung hoành, những  đề tài lịch sử ấy của dân tộc đau thương hay hân hoan như thế nào chắc chắn  sẽ là kho tàng  bao la cho quý vị khai thác, ngoài Phật giáo chúng tôi. Chỉ e rằng với tư tưởng thiên vị, cực đoan như quý vị khó mà tiếp cận hay mở mắt ra để đọc, để chia ngọt sẻ bùi cùng quê hương đất nước trong những ngày tăm tối dưới ách nô lệ thực dân.

 

Ngày nay, vai trò Phật giáo cũng được gìn giữ và nâng cao thêm hơn nhờ vào tính chân lý bất biến và giá trị lịch sử đối với dân tộc. Một nhà văn, nhà báo hay nhà biên lịch sân khấu nếu có chút tư duy lịch sử cũng dễ dàng nhận ra điều đó, chứ chưa cần đến kiến thức, tư duy Phật học. Họ biết trân quý những giá trị đích thực Phật giáo đem lại cho con người, và suốt chiều dài lịch sử dân tộc này. Chỉ cần như vậy thôi ngòi bút của họ cũng đủ rộng đường đi đến mục đích mình đang muốn tới. Từ đây mới thấy việc làm của NXB Mỹ Thuật và các BTV, họa sĩ cố tình   đưa “ thầy Sãi Nghiêu” vào  truyện tranh “Ngao Sò Ốc Hến” rất thiển cận và lộ rõ ý đồ , mục đích xuyên tạc  hình ảnh Tăng Ni của Phật giáo.

 

DƯƠNG KINH THÀNH




***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2021(Xem: 2870)
Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương". Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
16/02/2021(Xem: 3689)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
01/01/2021(Xem: 2488)
Nhiệt độ : - 6 C = 22 F Trời Montreal bên ngoài đầy tuyết . Thị trưởng Montreal có thông báo , ngày Noel và Tết tây , xin ở nhà , vì Covid với con vi trùng mới hoành hành nặng nề ở Montreal . Nếu tựu tập trong nhà mà Police thấy hay hàng xóm nghe ồn ào phone , Police tới là sẻ phạt 1 người là 6.000 đô la Canada 3 con nuôi của TQĐ ráng về nhà để ăn Tết tây với vợ chồng TQĐ , 2 thằng con trai lái xe nói , Police đầy đường phố , xe cộ vắng tanh . Chính ngày đầu năm này , mới chính là nhớ rất nhiều về nhạc sĩ Lam Phương , dân miền Tây và lên Saigon từ khi 10 tuổi . Bài post tối nay là Một Nén Hương đầu năm 2021 để Vinh Danh ns Lam Phương , một ns miền Nam - Saigon - Đã qua đời ngày 22 tháng 12 năm 2020 ở tuổi 83 .
10/12/2020(Xem: 3314)
Người Đi Để Lại..! Người đi để lại nụ cười, Tặng đời chút mật, tặng người bài ca. Sáu mươi năm lẻ bước qua, Chí Tài Nghệ sỹ, dung hoà thiên thu.
23/08/2020(Xem: 4013)
Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim. Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.
12/08/2020(Xem: 5098)
Bộ phim truyền hình Hungry Ghosts sắp sửa công chiếu trên SBS
01/11/2019(Xem: 6541)
Phim Trường tại Tu Viện Quảng Đức: Trong hai ngày 09 và 10/05/2019, Đoàn làm phim “Hungry Ghost” của SBS Tivi đã đến quay phim tại Tu Viện Quảng Đức. Đội ngũ làm phim với 3 xe truck chở linh kiện, 1 xe truck nhà bếp lưu động, 50 người nhân viên trợ lý, 10 diễn viên… đoàn làm phim xin phép Tu Viện sử dụng sân trước và chánh điện làm “phim trường” để quay phim, họ cũng thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ, Thượng Tọa Trụ Trì và Đại Đức Đăng Từ “đóng phim” trong một phân cảnh đặc biệt tụng một thời kinh siêu độ cho vong linh chết bất đắc kỳ tử…. Được biết bộ phim “Hungry Ghost” (Ma Đói) là dự án phim mới nhất do SBS Tivi do Chính phủ Úc tài trợ kinh phí. Bộ phim kể về một câu chuyện ma rùng rợn, xoay quanh một gia đình người Úc gốc Việt gồm ba thế hệ (Bà Ngoại, Mẹ và con gái) bị ám ảnh bởi những cái chết tang thương trong chiến tranh. Theo Đạo diễn Shawn Seet, phim này rất hấp dẫn, sẽ đưa người xem bước vào thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, một câu chuyện phim chưa từng thấy
05/07/2019(Xem: 2736)
Trên con đường từ chùa dẫn về nhà, chú Nhị Bảo băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo và gió nhẹ. Con đường không xa lắm nhưng chú phải mất hơn một tiếng đồng hồ đi bộ mới đến nơi. Mặt trời ló dạng, mỗi lúc dần lên cao, toả ánh nắng ửng hồng và sức nóng xuống vạn vật. Mồ hôi chú Nhị Bảo bắt đầu vã ra. Chú dừng chân nghỉ xả hơi dưới cây bàng ở đầu xóm Thượng.
13/01/2019(Xem: 9615)
Hôm nay, Chủ Nhật, 13 tháng 1 năm 2019, ca sĩ Gia Huy và các cộng sự thuộc Trung tâm Gia Huy Music vừa tổ chức thành công chương trình nhạc Phật giáo Mừng ngày Thành Đạo (mồng 8 tháng 12 âm lịch) với hai suất diễn (từ 13 giờ 30 và từ 19 giờ) tại Hí viện Saigon Performing Arts Center (16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA 92708). Với sự góp mặt của rất nhiều danh ca như Thanh Tuyền, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Diễm Liên, Thanh Trúc, Y Phương... Đặc biệt hơn nữa, chương trình quy tụ rất nhiều ca sĩ trẻ với số lượng khoảng 40 giọng ca và sự góp mặt duyên dáng của Vũ đoàn Việt Cầm.
17/10/2018(Xem: 12912)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567