Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Trong Chốn Thiền Môn

22/01/201707:30(Xem: 4739)
Xuân Trong Chốn Thiền Môn



Giao_Thua_TV_Quang_Duc (49)

Xuân Trong Chốn Thiền Môn

Thích Nữ Hằng Như




 

            Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Mùa Xuân chưa hẳn là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng mùa Xuân là mùa mà cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, là mùa của các loài hoa có tên hay không tên đua nhau rộ nở khoe sắc, mùa mà theo truyền thống phương Đông mọi người dù nghèo hay giàu, dù đang thảnh thơi nhàn hạ hay đang tất bật làm ăn cực khổ ở nơi xa, cũng đều mong muốn quay về sum họp với gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái, để cùng nhau đón chào mùa Xuân mới.

            Nói đến mùa Xuân, chúng ta nghĩ ngay đến sự vui vẻ, ấm áp, mà mọi người trên thế gian   đều mong muốn được hưởng. Người thế gian chờ đợi mùa Xuân như thế nào, thì trong nhà Phật mọi người cũng mong có mùa Xuân như thế, nhưng ý nghĩa về mùa Xuân trong Đạo thì thâm trầm vi diệu hơn ngoài đời.

            Mùa Xuân trong Đạo có được hay không là do công phu tu tập và rèn luyện của mỗi người. Trong thiền môn, mỗi tu sĩ có sẵn một nụ hoa Xuân. Tuy là hoa Xuân nhưng nó không hương không sắc và nó cũng không tự nở theo mùa như hoa thế gian. Nó chỉ nở khi tâm người này ở vào trạng thái  hoàn toàn vô ngôn tịch tĩnh. Tuy thân tâm ở trong trạng thái lặng lẽ sâu kín và bất động đó, nhưng lại tràn ngập sự an lạc. Và khi đến một thời điểm bất động tột cùng sâu thẳm, do một xúc tác mãnh liệt nào đó va chạm vào nhau thúc đẩy đoá hoa Trí Tuệ bừng nở trong tâm. Bấy giờ hoa Trí Tuệ tự nó toả hương thơm Từ bi, rải sự An lạc đến cho mọi người xung quanh. Khi ánh sáng Trí Tuệ đã bừng sáng trong tâm người tu, thì mùa Xuân Bất Tận mới thực sự tràn ngập trong chốn thiền môn. Và đương nhiên mùa Xuân này mãi mãi ngự trị không bao giờ biến mất trong tâm người giác ngộ.

            Xuân Vô Thường đến trong đất trời một thời gian hữu hạn ngắn ngủi, nó mang niềm vui phơi phới đến cho mọi người rồi nhanh chóng ra đi. Kế đó, mùa Hạ sẽ mang nắng ấm tới, rồi mùa Thu lá vàng héo úa rơi rụng và sau cùng là mùa Đông khí trời giá lạnh cây cối trơ cành.

            Khi mùa Đông buồn bả, u sầu vừa trôi qua, thì làn gió Xuân bắt đầu trở mình mang sức sống về với vạn vật. Thế gian có bốn mùa, cứ thế mà xoay dần, mà luân hồi. Mùa Xuân cũng giống như con người con vật trải qua tứ thời sinh, lão, bệnh, tử, rồi bị nghiệp lực thôi thúc tái sanh vào một đời sống khác, tiếp tục chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử ... Cứ thế mà luân hồi trong nhiều cõi, chịu cảnh trầm luân vui buồn khổ não hết đời này sang đời khác.

            Xuân đến rồi đi, Xuân đi rồi lại quay về, còn tâm trạng người đón Xuân thì không lúc nào giống lúc nào cho nên Xuân Quá Khứ không giống Xuân Hiện Tại, lại càng không chắc sẽ giống với Xuân Vị Lai. Xuân luôn thay đổi như thế nên trong Đạo gọi đó là Xuân Vô Thường, Xuân Sinh Diệt, Xuân Nhân Quả hay Xuân Luân Hồi hoặc dễ nhớ hơn hết là Xuân Thế Gian.

            Con người bình thường sống trong thế gian thì hưởng Mùa Xuân Thế Gian. Còn Xuân trong Đạo là Xuân Xuất Thế Gian. Thế nào là Xuân Xuất Thế Gian? Đó là Mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường nên nó thường hằng bất biến. Người sống trong mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát na này đến sát na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.  

           

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Trước thềm Xuân Đinh Dậu-2017)

           

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 5666)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
31/01/2011(Xem: 8588)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
28/01/2011(Xem: 6702)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
28/01/2011(Xem: 5157)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
25/01/2011(Xem: 4629)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
23/01/2011(Xem: 3600)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 4000)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4667)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5635)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3476)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]