Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Trong Chốn Thiền Môn

22/01/201707:30(Xem: 4759)
Xuân Trong Chốn Thiền Môn



Giao_Thua_TV_Quang_Duc (49)

Xuân Trong Chốn Thiền Môn

Thích Nữ Hằng Như




 

            Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Mùa Xuân chưa hẳn là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng mùa Xuân là mùa mà cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, là mùa của các loài hoa có tên hay không tên đua nhau rộ nở khoe sắc, mùa mà theo truyền thống phương Đông mọi người dù nghèo hay giàu, dù đang thảnh thơi nhàn hạ hay đang tất bật làm ăn cực khổ ở nơi xa, cũng đều mong muốn quay về sum họp với gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái, để cùng nhau đón chào mùa Xuân mới.

            Nói đến mùa Xuân, chúng ta nghĩ ngay đến sự vui vẻ, ấm áp, mà mọi người trên thế gian   đều mong muốn được hưởng. Người thế gian chờ đợi mùa Xuân như thế nào, thì trong nhà Phật mọi người cũng mong có mùa Xuân như thế, nhưng ý nghĩa về mùa Xuân trong Đạo thì thâm trầm vi diệu hơn ngoài đời.

            Mùa Xuân trong Đạo có được hay không là do công phu tu tập và rèn luyện của mỗi người. Trong thiền môn, mỗi tu sĩ có sẵn một nụ hoa Xuân. Tuy là hoa Xuân nhưng nó không hương không sắc và nó cũng không tự nở theo mùa như hoa thế gian. Nó chỉ nở khi tâm người này ở vào trạng thái  hoàn toàn vô ngôn tịch tĩnh. Tuy thân tâm ở trong trạng thái lặng lẽ sâu kín và bất động đó, nhưng lại tràn ngập sự an lạc. Và khi đến một thời điểm bất động tột cùng sâu thẳm, do một xúc tác mãnh liệt nào đó va chạm vào nhau thúc đẩy đoá hoa Trí Tuệ bừng nở trong tâm. Bấy giờ hoa Trí Tuệ tự nó toả hương thơm Từ bi, rải sự An lạc đến cho mọi người xung quanh. Khi ánh sáng Trí Tuệ đã bừng sáng trong tâm người tu, thì mùa Xuân Bất Tận mới thực sự tràn ngập trong chốn thiền môn. Và đương nhiên mùa Xuân này mãi mãi ngự trị không bao giờ biến mất trong tâm người giác ngộ.

            Xuân Vô Thường đến trong đất trời một thời gian hữu hạn ngắn ngủi, nó mang niềm vui phơi phới đến cho mọi người rồi nhanh chóng ra đi. Kế đó, mùa Hạ sẽ mang nắng ấm tới, rồi mùa Thu lá vàng héo úa rơi rụng và sau cùng là mùa Đông khí trời giá lạnh cây cối trơ cành.

            Khi mùa Đông buồn bả, u sầu vừa trôi qua, thì làn gió Xuân bắt đầu trở mình mang sức sống về với vạn vật. Thế gian có bốn mùa, cứ thế mà xoay dần, mà luân hồi. Mùa Xuân cũng giống như con người con vật trải qua tứ thời sinh, lão, bệnh, tử, rồi bị nghiệp lực thôi thúc tái sanh vào một đời sống khác, tiếp tục chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử ... Cứ thế mà luân hồi trong nhiều cõi, chịu cảnh trầm luân vui buồn khổ não hết đời này sang đời khác.

            Xuân đến rồi đi, Xuân đi rồi lại quay về, còn tâm trạng người đón Xuân thì không lúc nào giống lúc nào cho nên Xuân Quá Khứ không giống Xuân Hiện Tại, lại càng không chắc sẽ giống với Xuân Vị Lai. Xuân luôn thay đổi như thế nên trong Đạo gọi đó là Xuân Vô Thường, Xuân Sinh Diệt, Xuân Nhân Quả hay Xuân Luân Hồi hoặc dễ nhớ hơn hết là Xuân Thế Gian.

            Con người bình thường sống trong thế gian thì hưởng Mùa Xuân Thế Gian. Còn Xuân trong Đạo là Xuân Xuất Thế Gian. Thế nào là Xuân Xuất Thế Gian? Đó là Mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường nên nó thường hằng bất biến. Người sống trong mùa Xuân Xuất Thế Gian này tâm trạng luôn vô tư, bình thản, an vui, tự tại trong mỗi sát na. Trạng thái đó tương tục mãi từ sát na này đến sát na khác, và cứ thế mà hưởng mùa Xuân bất tận vĩnh cửu.  

           

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Trước thềm Xuân Đinh Dậu-2017)

           

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2011(Xem: 3752)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3984)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4308)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4626)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 4156)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
19/01/2011(Xem: 4957)
Trong thế giới sinh diệt, tất cả mọi người đều phải trải qua bốn tướng vô thường của con người là sinh, già, bệnh, chết và thời tiết trong trời đất cũng lần lượt đổi thay với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ hoa xinh tươi, khí trời ấm áp, bừng lên sức sống vui tươi cho vạn vật và con người, nên mùa này được người đời gọi là chúa Xuân.
18/01/2011(Xem: 4295)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn từ các chùa quanh khu vực Tháp. Cứ cách nhau vài răm mét có một ngôi chùa, càng gần Đạo tràng, chùa càng nhiều, có chỗ chùa sát vách nhau. Ngoài chùa Tây Tạng còn có nhiều chùa Miến Điện .
17/01/2011(Xem: 7201)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng – như thiền sư Mãn Giác (1090) chẳng hạn – huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước và kêu lên hồn nhiên
15/01/2011(Xem: 3839)
Nói về phương diện tục đế, ở pháp sinh diệt vô thường nơi thế gian thì chúng ta không thể chối bỏ cuộc sống hiện tại. Học thiền không có nghĩa là học trên lý luận siêu hình, không ý thức gì đến sinh hoạt đời thường. Sự giải thoát của đạo Phật không phải vượt thoát khỏi thế gian để mưu cầu hạnh phúc, mà là “cư trần bất nhiễm trần”, tùy duyên mà thọ dụng.
15/01/2011(Xem: 10852)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]