Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Việt Nam, tết Di Lặc

23/01/201409:02(Xem: 7538)
Tết Việt Nam, tết Di Lặc
Phat_Di_LacTết Việt Nam, tết Di Lặc 

Nguyễn Thế Đăng

Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.

Kiểm điểm những việc được và chưa được để hy vọng nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, sáng suốt hơn, cho hy vọng ấy. Trong mọi hy vọng, hy vọng lớn nhất trong cõi Ta Bà Kham Nhẫn này chính là Đức Phật Di Lặc và Hội Long Hoa tương lai.

Đức Di Lặc được nói đến trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông như vị Phật tương lai, kế tiếp Đức Phật Thích Ca. Trong những kinh Đại thừa, hầu hết có những lời thuyết pháp chỉ dạy của Đức Di Lặc.

Danh hiệu Di Lặc (Maitreya) dịch là Từ Thị, vì lấy Đại Từ làm căn bản, cho nên được gọi là bậc Đại Từ Bi tương lai (Kinh Phật thuyết Di Lặc đại thành Phật). Bồ tát Di Lặc từ những kiếp xa xôi đã tu tâm Từ vô lượng, nên gọi là Từ Thị. Ngài còn có tên là A Dật Đa (Ajita), Vô Năng Thắng, phát nguyện từ trong kiếp binh đao, bảo vệ chúng sanh. Lòng từ bi vô cùng, tất cả xấu ác không thể thắng được nên có danh hiệu như vậy. Vào thời tương lai, các chúng sanh mỏng tham sân si, thực hành Mười Thiện, kính tin Phật, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy chứng đắc Giác ngộ vô thượng (Kinh Đại Bảo Tích). Vì bổn nguyện như vậy, thế nên ngày ngài ra đời thế giới này biến thành tịnh độ (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Đức Di Lặc còn được xem là vị lập ra Duy thức tông, một trong hai tông chủ yếu của Đại thừa (tông kia là Tánh Không tông hay Trung đạo tông), khi ngài truyền cho hai ngài Thế Thân và Vô Trước những bí yếu của Duy tâm, Duy thức.

Qua cuộc đời của các đại sư trong lịch sử Phật giáo, có vẻ như cõi Đâu Suất cũng không xa lắm, vì các ngài có những liên hệ, liên lạc với cõi ấy và với Bồ tát Di Lặc, như các ngài Đạo An, Thế Thân, Vô Trước, Huyền Trang, Ngưỡng Sơn, Hám Sơn, Hư Vân…
TVQD_ Phat Di Lac_2

Chúng ta kể một chi tiết trong cuộc đời ngài Huyền Trang. Huyền Trang là một trong những người đầu tiên tín ngưỡng Đức Di Lặc. Đây cũng chính là động cơ thúc đẩy ngài đến Ấn Độ để học Duy thức học. “Có lần ngài bị bọn cướp định giết để tế thần. Ngài quán tưởng, cầu nguyện Đức Di Lặc. Ngài mong ước được tái sanh ở đó để học Duy thức. Sự thiền định mạnh mẽ đến độ ngài cảm thấy như ở trên đỉnh núi Tu Di, tới cung trời Đâu Suất và gặp Bồ tát Di Lặc. Sau đó bão cát nổi lên, bọn cướp sợ hãi và thả ngài” (Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả,H.T Thích Minh Châu, ĐH Vạn Hạnh xuất bản). Ngài nguyện vãng sanh về Đâu Suất và khi chết các điềm lành hiện ra khiến mọi người chung quanh phải tin là ngài đã trở về Đâu Suất.

Thiền sư Hư Vân (1840-1960) khi bị tra khảo đánh đập đã ngưng thở, nhưng môn đồ thấy thân thể còn ấm nên cứ để như vậy. Bảy ngày sau, ngài tỉnh dậy, cho biết là đã đến nội viện cung trời Đâu Suất. Ở đó có vài mươi vị, trong đó có nhiều vị ngài quen biết, nghe Đức Di Lặc thuyết định Duy thức. Đức Di Lặc nói ngài hãy trở về vì chưa xong phận sự, và nói cho ngài nghe một bài kệ Duy thức sâu sắc. Chỉ trong lịch sử Trung Hoa, đã có nhiều hiện thân của Bồ tát Di Lặc ở tại thế gian mà nổi tiếng nhất là Hòa thượng Bố Đại, Phó Đại sĩ.

Như một câu của Duy thức, “Ba cõi duy tâm tạo”. Những vị đã chứng nghiệm “duy tâm tạo” có lẽ thấy không gian ngăn cách cõi này với cung trời Đâu Suất cũng không xa lắm. Và cũng thế, với thời gian. Thời gian Đức Di Lặc hạ sanh ở trái đất này đối với các vị đã chứng ngộ chắc cũng không lâu lắm, dù với người thường chúng ta thì hàng triệu triệu năm.
phatdilac-11

Chúng ta không biết đích xác bao giờ Bồ tát Di Lặc hạ sanh. Có thể vài triệu hay vài chục triệu năm nữa, vì những gì nói trong kinh điển chúng ta không thể tính toán theo con số đời thường. Nhưng dù bao nhiêu lâu đi nữa, khì còn ở trên trái đất này, trong cõi Diêm Phù Đề này, chúng ta vẫn luôn luôn hướng tới thời đại của ngài để hy vọng. Chính trong niềm hy vọng đó mà chúng ta hoàn thiện cuộc đời chúng ta.

Đức Phật Di Lặc sẽ hạ sanh ở trái đất này chứ không ở nơi nào khác. Lúc ấy điều kiện của trái đất này là: “Thời ấy khí hậu điều hòa, bốn mùa thuận tiết. Nơi thân con người không có 108 thứ bệnh. Tham dục, sân giận, ngu si không nặng nề lắm. Tâm người quân bình đều đồng một ý, gặp mặt vui vẻ, nói với nhau lời tốt… Bấy giờ Bồ tát Di Lặc trên trời Đâu Suất quán sát cha mẹ, rồi giáng thần từ hông phải sinh ra như Ta (Phật Thích Ca) trong kiếp này” (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Và điều kiện con người trên trái đất này để Đức Di Lặc hạ sanh là: “Đức Phật Thích Ca nói: A Nan, Bồ tát Di Lặc khi xưa tu hành Bồ tát đạo phát nguyện như vầy: ‘Nếu chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Ta vào lúc ấy mới thành Giác ngộ Vô thượng’. A Nan, vào thời tương lai có các chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy đắc Giác ngộ Vô thượng. Tại sao vậy? Do Bồ tát ấy có lực bổn nguyện như vậy (Di Lặc Bồ tát sở vấn hội, Kinh Đại Bảo Tích)”. Điều kiện để Đức Phật hạ sanh chính là do ở nơi thế gian này và do chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện. Bởi thế chẳng nên hỏi bao giờ Đức Di Lặc hạ sanh, mà phải hỏi chúng ta đã đủ điều kiện về phần chúng ta chưa để Đức Di Lặc hạ sanh. Bởi vì Đức Di Lặc thành Phật là cho chúng ta chứ không phải cho Ngài.

Trong lịch sử loài người, chúng ta thấy loài người không bao giờ bị bỏ rơi, mà mối liên hệ giữa trái đất này và Đức Di Lặc vẫn luôn luôn tồn tại và được củng cố. Chúng ta luôn nằm trong công trình tương lai thành Phật của Đức Di Lặc. Thế nên, mong chờ thời đại của Đức Di Lặc là mong chờ một xã hội hài hòa, hài hòa vì xã hội đó vận hành theo mười nghiệp thiện; một xã hội hòa bình vì có căn bản là đại từ đại bi; một xã hội mà động lực không là sự mong cầu vật chất mà mong cầu tâm linh. Một xã hội thông minh, một xã hội Duy thức, biết cái gì là giá trị tạm thời, cái gì là giá trị vĩnh cửu. Một xã hội mà tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người được Phật hóa, vì xã hội đó trực tiếp có Phật.
phatdilac-4

Với người bình thường như chúng ta, mỗi khi niệm Nam mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật là đã thấy vui rồi, đã nối kết cuộc đời mong manh và long đong phiêu dạt của mình với Hy vọng Vĩ đại của trái đất này rồi. Thế nên, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật lớn nhất thế giới, cao gần gấp đôi tượng Nữ thần Tự do, sắp được hoàn thành ở Ấn Độ. Với Việt Nam, hầu hết các chùa đều có tượng Đức Di Lặc. Và chúng ta cũng có tượng Đức Di Lặc ở núi Cấm, Thiên Cấm sơn, lớn nhất châu Á. Sau một thế kỷ 20 chiến tranh tang tóc, chia rẻ phân ly và kiệt quệ vật chất lẫn tinh thần, người Việt Nam cần hy vọng để vươn lên. Và có hy vọng nào lớn hơn Hy vọng của Đức Phật tương lai là Bồ tât Nhất sanh bổ xứ Di Lặc. Chẳng thế mà ở miền Nam, nơi tận cùng của đất nước, cũng trong thế kỷ 20 có vài giáo phải tin rằng Đức Di Lặc và hội Long Hoa sẽ xuất hiện ở vùng đất này.

Ngay cả những người chưa phải Phật giáo, những phong trào khắp nơi trên thế giới bảo vệ trái đất khỏi bị ô nhiễm, khỏi sự thay đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất, bảo vệ ‘ngôi nhà trái đất’ chung cho tất cả chúng ta, xây dựng cho trái đất và con người càng ngày càng tốt đẹp hơn, những người ấy đang sống trong niềm hy vọng về một thế giới mới, phải chăng dù một cách vô thức, họ đang sống trong niềm tin Di Lặc? Phải chăng mọi sự tiến bộ của con người và mọi lãnh vực hoạt động của nó, dù vô tình hay hữu ý, đều là sự tiến bộ đến thời đại của Đức Di Lặc?

Những người thực hành Bồ tát hạnh, ‘Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh’ thì rõ ràng đang chuẩn bị, đang tham gia vào công trình của Đức Di Lặc, tức là thời đại của Phật Di Lặc và hội Long Hoa. Niềm hy vọng đó, hạnh phúc tối hậu của trái đất và con người, không biết từ đâu, do nhóm người nào, đã từ lâu, đã thành truyền thống, được thể hiện nơi ngày mồng một Tết. Ngày mồng một Tết là ngày “vía” của Đức Di Lặc.

Ngày mồng một Tết đã thành sự gắn kết niềm vui và hy vọng an bình hạnh phúc của người Việt Nam cho cá nhân, gia đình và xã hội, với niềm vui, sự an bình hạnh phúc của Đức Phật Đại Từ Di Lặc và công cuộc giải thoát và giác ngộ cho chúng sanh của Ngài. Lễ Tết không chỉ là sự gặp gỡ chúc lành cho nhau, vui vẻ ăn uống với nhau, cùng hy vọng với nhau về một xã hội, một thế giới hòa bình và thịnh vượng, mà còn là dịp để thực hiện các điều đó bằng cách rãi tâm Từ và nguyện sống theo Mười điều thiện để xây dựng một xã hội hiền thiện như là điều kiện căn bản cho Đức Phật tương lai hạ sanh.Tết không chỉ là sự kết nối, hài hòa giữa người với người, mà còn là dịp thiêng liêng nhất để kết nối với bổn nguyện và công trình của Đức Phật Di Lặc tương lai và thời đại vinh quang của Ngài. Mỗi lần Tết là chúng ta thêm một lần in đậm sự cam kết thiêng liêng của Đức Di Lặc với số phận của trái đất này để chúng ta sống đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Trong những ngày lễ, các ngày vía chư Phật, chư đại Bồ tát hiện nay của Phật giáo Việt Nam, có hai ngày lễ lớn mang tầm vóc quốc gia là lễ Phật đản và lễ Vu Lan rằm tháng 7. Ước mong rằng ngày lễ Đức Di Lặc, trùng hợp với ngày đầu năm mới, cũng được cử hành trọng thể ở các chùa và tại nhà, phổ biến ra xã hội để thành một phong tục, một ngày lễ lớn của xã hội.

Vì Đức Di Lặc là Đức Phật tương lai kế tiếp sắp tới của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2020(Xem: 5342)
Thông Điệp Xuân Canh Tý 2020 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
18/01/2020(Xem: 4425)
Tác bạch cùng Sư Phụ cuối năm Kính dâng Sư Phụ Viên Minh Sư phụ rời Úc Châu... liền mùa hỏa hoạn, Thảm trạng tang thương, lòng dạ rối bời ... Hai tháng ... đỏ lửa vẫn còn lại vài nơi, Sư Phụ ơi, tinh thần đâu chúc Tết !
18/01/2020(Xem: 3786)
Quà, là cái gì đó do người ta tự giác tặng chúng ta, sao giờ lại có vấn đề ĐÒI QUÀ? Rất là trắng trợn, lãng xẹt, và vô duyên gì đâu... Như là đòi nợ! Người ta "hết yêu mới đòi quà", là bà con trong tình thương mến thương cũng đòi quà. Vậy là thương - không thương gì cũng đòi quà. Ai là người đòi quà? - Chính là kẻ ĐÓI QUÀ. Đói mới đòi. Tiếng Việt mình thật tuyệt. Là một du tăng (phượt thủ), việc mang vác quà từ A đến B hay ngược lại, khi chỉ ngao du với một ba lô duy nhất, là chuyện không thể. Trước khi về tới VN, thêm chỉ nửa ký quà trong ba lô thì không nặng, nhưng lão phải dừng chân ngắm cảnh ở bao thành phố, thì nó làm chùn vai làm sao... Tốn kém, mang vác, nói làm chi, đáng buồn là khi trao quà, người nhận thường thờ ơ đáng ngạc nhiên, đắng lòng! Muốn cho họ "không thất vọng" thì... ai mà chịu nỗi! Ở VN giờ có thiếu gì đâu. Cho quà vì sĩ diện cũng khổ, cho quà để thể hiện tình cảm nhớ thương rồi cũng nhục mặt. Phật tử mênh mông, có người chẳng thân gì, cũng phán thẳng
17/01/2020(Xem: 3973)
Em hỏi chị cách sao dâng lời chúc, Làm mọi người phấn khích ... hoà hợp nhanh . “ Chỉ cần em có tâm niệm tốt lành “ Hành xử hằng ngày ... đợi chi đến Tết !!! Tâm trong sáng, chẳng gì lo sơn phết, Ngát hương thơm chính ...nhờ biết tri ân . Nụ cười, đôi tay ...nâng đỡ tinh thần, Hơn vạn lời xã giao cùng chúc tụng!
17/01/2020(Xem: 4875)
Xuân mang ý nghĩa vui vầy sum họp ít nhất theo văn hóa truyền thống Việt Nam. Xuân mang đến sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, quân bình thời tiết cho khí hậu ôn hòa, cây lá đơm hoa vươn lên sức sống. Đó là cách nhìn suy nghĩ của đa số con người sống trên hành tinh trái đất này. Tuy nhiên cũng có nhiều người chẳng màng, chẳng để ý mùa xuân, mùa đông… mà chỉ hoạt động theo dòng chảy cuộc đời, theo quan niệm triết sống của riêng mình. Nhưng thế nào, nhất quán ai cũng công nhận mùa xuân là mùa đẹp, vì cảnh vật cây cỏ thêm màu, thêm sắc.
17/01/2020(Xem: 3717)
Xuân Về Kính Chúc Mọi Nhà, tấn tài tấn lộc cửa nhà bình an
16/01/2020(Xem: 3461)
Kính gửi đến Thầy bài thơ bất ngờ xuất hiện trong tâm trí con sau một ngày rất bận rộn vì phải ra nghĩa trang tưởng niệm, và tri ân người thân . Kính dâng Thầy và bạn hữu nhân dịp cuối năm ( chỉ còn một tuần nữa thôi ) . Kính HH Sau tiếng Dạ là cảm thông, là mở rộng ... Là trân trọng được chia sẻ yêu thương . Làm việc hết mình, đầu óc khẩn trương Cùng hoà đồng ... phân biệt chi trình độ !
16/01/2020(Xem: 3743)
Xuân giác ngộ nằm ngay trong chánh niệm Xuân hoà bình còn mãi với thời gian Xuân như ý từng bước đẹp nhẹ nhàng Xuân hạnh phúc sống không gây thù hận.
16/01/2020(Xem: 4560)
Không nói thì ai cũng rõ về thời tiết và khí hậu Miền Nam, đặc biệt Sài gòn. Nhiều người nói vui ở đây chỉ có hai mùa mưa nắng, điều đó chẳng có gì sai nhưng nếu cứ vin vào đó mà nghỉ theo lối suy diễn thực dụng thì e rằng chưa đúng lắm. Trên thực tế, với người sinh ra và lớn lên nơi đây, ai cũng đều nhận rõ sự thay đổi theo từng bước chuyển mùa của thời tiết. Một chút se lạnh , cái se lạnh dù so với người nơi xứ lạnh chẳng thấm vào đâu, cũng đủ làm cho họ nhận ra có sự chuyển mùa. Người có cơ địa yếu ớt thì sẽ cảm thấy một chút sổ mủi, ho hen. Mùa nằng chuyển sang mùa hạ cũng thế, người Miền Nam rất dễ nhận biết qua nhiều điều kiện sinh học, và môi trường chung quanh. Thí dụ tiếng cóc kêu trong hang khô khan, dân gian gọi là “cóc chậc lưỡi” thì đó là báo hiệu của những trận mưa rào. Tiếng chim cu kêu cũng làm lòng người nôn nao rộn rả khi biết mùa xuân đã vừa về bên mái hiên nhà.
16/01/2020(Xem: 5914)
Hằng năm, cứ đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch, mọi người đều hân hoan nao nức đón xuân sang, thì trong lúc ấy, khắp các đền chùa, chuông trống vang rền, hương nến rực rỡ, các Phật tử trong bộ lễ phục uy nghiêm, thành kính dâng nén hương tinh khiết, làm lễ rước vía Bồ Tát Di Lặc. Ngài Bồ Tát Di Lặc, theo lời phó dụ của Đức Như Lai, sẽ là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp kế tiếp Đức Thích Ca hiện sanh ở cõi Ta Bà để hóa độ quần mê. Trong lúc độ sanh, tu hạnh Bồ Tát, Ngài đã thị hiện ra hằng sa thân tướng, tùy căn cơ cao thấp của chúng sanh mà hóa độ hằng sa pháp môn vi diệu Vì thế công hạnh của Ngài thật vô cùng to rộng, rực rỡ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]