Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Việt Nam, tết Di Lặc

23/01/201409:02(Xem: 7542)
Tết Việt Nam, tết Di Lặc
Phat_Di_LacTết Việt Nam, tết Di Lặc 

Nguyễn Thế Đăng

Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.

Kiểm điểm những việc được và chưa được để hy vọng nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, sáng suốt hơn, cho hy vọng ấy. Trong mọi hy vọng, hy vọng lớn nhất trong cõi Ta Bà Kham Nhẫn này chính là Đức Phật Di Lặc và Hội Long Hoa tương lai.

Đức Di Lặc được nói đến trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông như vị Phật tương lai, kế tiếp Đức Phật Thích Ca. Trong những kinh Đại thừa, hầu hết có những lời thuyết pháp chỉ dạy của Đức Di Lặc.

Danh hiệu Di Lặc (Maitreya) dịch là Từ Thị, vì lấy Đại Từ làm căn bản, cho nên được gọi là bậc Đại Từ Bi tương lai (Kinh Phật thuyết Di Lặc đại thành Phật). Bồ tát Di Lặc từ những kiếp xa xôi đã tu tâm Từ vô lượng, nên gọi là Từ Thị. Ngài còn có tên là A Dật Đa (Ajita), Vô Năng Thắng, phát nguyện từ trong kiếp binh đao, bảo vệ chúng sanh. Lòng từ bi vô cùng, tất cả xấu ác không thể thắng được nên có danh hiệu như vậy. Vào thời tương lai, các chúng sanh mỏng tham sân si, thực hành Mười Thiện, kính tin Phật, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy chứng đắc Giác ngộ vô thượng (Kinh Đại Bảo Tích). Vì bổn nguyện như vậy, thế nên ngày ngài ra đời thế giới này biến thành tịnh độ (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Đức Di Lặc còn được xem là vị lập ra Duy thức tông, một trong hai tông chủ yếu của Đại thừa (tông kia là Tánh Không tông hay Trung đạo tông), khi ngài truyền cho hai ngài Thế Thân và Vô Trước những bí yếu của Duy tâm, Duy thức.

Qua cuộc đời của các đại sư trong lịch sử Phật giáo, có vẻ như cõi Đâu Suất cũng không xa lắm, vì các ngài có những liên hệ, liên lạc với cõi ấy và với Bồ tát Di Lặc, như các ngài Đạo An, Thế Thân, Vô Trước, Huyền Trang, Ngưỡng Sơn, Hám Sơn, Hư Vân…
TVQD_ Phat Di Lac_2

Chúng ta kể một chi tiết trong cuộc đời ngài Huyền Trang. Huyền Trang là một trong những người đầu tiên tín ngưỡng Đức Di Lặc. Đây cũng chính là động cơ thúc đẩy ngài đến Ấn Độ để học Duy thức học. “Có lần ngài bị bọn cướp định giết để tế thần. Ngài quán tưởng, cầu nguyện Đức Di Lặc. Ngài mong ước được tái sanh ở đó để học Duy thức. Sự thiền định mạnh mẽ đến độ ngài cảm thấy như ở trên đỉnh núi Tu Di, tới cung trời Đâu Suất và gặp Bồ tát Di Lặc. Sau đó bão cát nổi lên, bọn cướp sợ hãi và thả ngài” (Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả,H.T Thích Minh Châu, ĐH Vạn Hạnh xuất bản). Ngài nguyện vãng sanh về Đâu Suất và khi chết các điềm lành hiện ra khiến mọi người chung quanh phải tin là ngài đã trở về Đâu Suất.

Thiền sư Hư Vân (1840-1960) khi bị tra khảo đánh đập đã ngưng thở, nhưng môn đồ thấy thân thể còn ấm nên cứ để như vậy. Bảy ngày sau, ngài tỉnh dậy, cho biết là đã đến nội viện cung trời Đâu Suất. Ở đó có vài mươi vị, trong đó có nhiều vị ngài quen biết, nghe Đức Di Lặc thuyết định Duy thức. Đức Di Lặc nói ngài hãy trở về vì chưa xong phận sự, và nói cho ngài nghe một bài kệ Duy thức sâu sắc. Chỉ trong lịch sử Trung Hoa, đã có nhiều hiện thân của Bồ tát Di Lặc ở tại thế gian mà nổi tiếng nhất là Hòa thượng Bố Đại, Phó Đại sĩ.

Như một câu của Duy thức, “Ba cõi duy tâm tạo”. Những vị đã chứng nghiệm “duy tâm tạo” có lẽ thấy không gian ngăn cách cõi này với cung trời Đâu Suất cũng không xa lắm. Và cũng thế, với thời gian. Thời gian Đức Di Lặc hạ sanh ở trái đất này đối với các vị đã chứng ngộ chắc cũng không lâu lắm, dù với người thường chúng ta thì hàng triệu triệu năm.
phatdilac-11

Chúng ta không biết đích xác bao giờ Bồ tát Di Lặc hạ sanh. Có thể vài triệu hay vài chục triệu năm nữa, vì những gì nói trong kinh điển chúng ta không thể tính toán theo con số đời thường. Nhưng dù bao nhiêu lâu đi nữa, khì còn ở trên trái đất này, trong cõi Diêm Phù Đề này, chúng ta vẫn luôn luôn hướng tới thời đại của ngài để hy vọng. Chính trong niềm hy vọng đó mà chúng ta hoàn thiện cuộc đời chúng ta.

Đức Phật Di Lặc sẽ hạ sanh ở trái đất này chứ không ở nơi nào khác. Lúc ấy điều kiện của trái đất này là: “Thời ấy khí hậu điều hòa, bốn mùa thuận tiết. Nơi thân con người không có 108 thứ bệnh. Tham dục, sân giận, ngu si không nặng nề lắm. Tâm người quân bình đều đồng một ý, gặp mặt vui vẻ, nói với nhau lời tốt… Bấy giờ Bồ tát Di Lặc trên trời Đâu Suất quán sát cha mẹ, rồi giáng thần từ hông phải sinh ra như Ta (Phật Thích Ca) trong kiếp này” (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Và điều kiện con người trên trái đất này để Đức Di Lặc hạ sanh là: “Đức Phật Thích Ca nói: A Nan, Bồ tát Di Lặc khi xưa tu hành Bồ tát đạo phát nguyện như vầy: ‘Nếu chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Ta vào lúc ấy mới thành Giác ngộ Vô thượng’. A Nan, vào thời tương lai có các chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy đắc Giác ngộ Vô thượng. Tại sao vậy? Do Bồ tát ấy có lực bổn nguyện như vậy (Di Lặc Bồ tát sở vấn hội, Kinh Đại Bảo Tích)”. Điều kiện để Đức Phật hạ sanh chính là do ở nơi thế gian này và do chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện. Bởi thế chẳng nên hỏi bao giờ Đức Di Lặc hạ sanh, mà phải hỏi chúng ta đã đủ điều kiện về phần chúng ta chưa để Đức Di Lặc hạ sanh. Bởi vì Đức Di Lặc thành Phật là cho chúng ta chứ không phải cho Ngài.

Trong lịch sử loài người, chúng ta thấy loài người không bao giờ bị bỏ rơi, mà mối liên hệ giữa trái đất này và Đức Di Lặc vẫn luôn luôn tồn tại và được củng cố. Chúng ta luôn nằm trong công trình tương lai thành Phật của Đức Di Lặc. Thế nên, mong chờ thời đại của Đức Di Lặc là mong chờ một xã hội hài hòa, hài hòa vì xã hội đó vận hành theo mười nghiệp thiện; một xã hội hòa bình vì có căn bản là đại từ đại bi; một xã hội mà động lực không là sự mong cầu vật chất mà mong cầu tâm linh. Một xã hội thông minh, một xã hội Duy thức, biết cái gì là giá trị tạm thời, cái gì là giá trị vĩnh cửu. Một xã hội mà tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người được Phật hóa, vì xã hội đó trực tiếp có Phật.
phatdilac-4

Với người bình thường như chúng ta, mỗi khi niệm Nam mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật là đã thấy vui rồi, đã nối kết cuộc đời mong manh và long đong phiêu dạt của mình với Hy vọng Vĩ đại của trái đất này rồi. Thế nên, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật lớn nhất thế giới, cao gần gấp đôi tượng Nữ thần Tự do, sắp được hoàn thành ở Ấn Độ. Với Việt Nam, hầu hết các chùa đều có tượng Đức Di Lặc. Và chúng ta cũng có tượng Đức Di Lặc ở núi Cấm, Thiên Cấm sơn, lớn nhất châu Á. Sau một thế kỷ 20 chiến tranh tang tóc, chia rẻ phân ly và kiệt quệ vật chất lẫn tinh thần, người Việt Nam cần hy vọng để vươn lên. Và có hy vọng nào lớn hơn Hy vọng của Đức Phật tương lai là Bồ tât Nhất sanh bổ xứ Di Lặc. Chẳng thế mà ở miền Nam, nơi tận cùng của đất nước, cũng trong thế kỷ 20 có vài giáo phải tin rằng Đức Di Lặc và hội Long Hoa sẽ xuất hiện ở vùng đất này.

Ngay cả những người chưa phải Phật giáo, những phong trào khắp nơi trên thế giới bảo vệ trái đất khỏi bị ô nhiễm, khỏi sự thay đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất, bảo vệ ‘ngôi nhà trái đất’ chung cho tất cả chúng ta, xây dựng cho trái đất và con người càng ngày càng tốt đẹp hơn, những người ấy đang sống trong niềm hy vọng về một thế giới mới, phải chăng dù một cách vô thức, họ đang sống trong niềm tin Di Lặc? Phải chăng mọi sự tiến bộ của con người và mọi lãnh vực hoạt động của nó, dù vô tình hay hữu ý, đều là sự tiến bộ đến thời đại của Đức Di Lặc?

Những người thực hành Bồ tát hạnh, ‘Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh’ thì rõ ràng đang chuẩn bị, đang tham gia vào công trình của Đức Di Lặc, tức là thời đại của Phật Di Lặc và hội Long Hoa. Niềm hy vọng đó, hạnh phúc tối hậu của trái đất và con người, không biết từ đâu, do nhóm người nào, đã từ lâu, đã thành truyền thống, được thể hiện nơi ngày mồng một Tết. Ngày mồng một Tết là ngày “vía” của Đức Di Lặc.

Ngày mồng một Tết đã thành sự gắn kết niềm vui và hy vọng an bình hạnh phúc của người Việt Nam cho cá nhân, gia đình và xã hội, với niềm vui, sự an bình hạnh phúc của Đức Phật Đại Từ Di Lặc và công cuộc giải thoát và giác ngộ cho chúng sanh của Ngài. Lễ Tết không chỉ là sự gặp gỡ chúc lành cho nhau, vui vẻ ăn uống với nhau, cùng hy vọng với nhau về một xã hội, một thế giới hòa bình và thịnh vượng, mà còn là dịp để thực hiện các điều đó bằng cách rãi tâm Từ và nguyện sống theo Mười điều thiện để xây dựng một xã hội hiền thiện như là điều kiện căn bản cho Đức Phật tương lai hạ sanh.Tết không chỉ là sự kết nối, hài hòa giữa người với người, mà còn là dịp thiêng liêng nhất để kết nối với bổn nguyện và công trình của Đức Phật Di Lặc tương lai và thời đại vinh quang của Ngài. Mỗi lần Tết là chúng ta thêm một lần in đậm sự cam kết thiêng liêng của Đức Di Lặc với số phận của trái đất này để chúng ta sống đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Trong những ngày lễ, các ngày vía chư Phật, chư đại Bồ tát hiện nay của Phật giáo Việt Nam, có hai ngày lễ lớn mang tầm vóc quốc gia là lễ Phật đản và lễ Vu Lan rằm tháng 7. Ước mong rằng ngày lễ Đức Di Lặc, trùng hợp với ngày đầu năm mới, cũng được cử hành trọng thể ở các chùa và tại nhà, phổ biến ra xã hội để thành một phong tục, một ngày lễ lớn của xã hội.

Vì Đức Di Lặc là Đức Phật tương lai kế tiếp sắp tới của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2020(Xem: 3451)
Ba mươi ba mùa Xuân Hoa nở rồi hoa tàn Vắng hình bóng yêu thương Ánh mặt trời dịu dàng
01/02/2020(Xem: 4137)
Kính lạy Phật , thế giới con đang bất ổn, Ước chi được phỉ chí ...kiếp nam nhi ! Đêm xuân này vẫn trằn trọc ...nghĩ suy Dù từ lâu chưa bao giờ ....thao thức .
31/01/2020(Xem: 8515)
Chùa Pháp Vân, Canada, đón Xuân Canh Tý 2020
31/01/2020(Xem: 6379)
Vào 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết năm Canh Tý, nhằm vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật (25 và 26/01/2020), ở các thành phố miền Bắc tiểu bang California (Hoa Kỳ) trời nắng đẹp nên số lượng Phật tử và khách hành hương viếng chùa thật đông, đặc biệt là chùa Đức Viên và chùa Tâm Từ có vườn Xuân tuyệt đẹp, đã hấp dẫn hàng ngàn người đến lễ Phật, thưởng ngoạn và thưởng lãm mỗi ngày.
31/01/2020(Xem: 4292)
Xuân đã về…., ngày tinh mơ, khẽ đôi tay lướt nhẹ qua màng sương mới ta ngại rằng làm vụn vỡ sớm xuân non, ngày đầu năm, ta ngồi bên ly trà ấm, thấy những khoảnh khắc là yên ắng, là chan chứa, là bình yên…. Thế đấy! Dù lặng lẽ hay ồn ào, một năm, rồi lại một năm..trôi qua với đủ đầy những hương vị và sắc màu của cuộc sống… vui có, buồn có, thành công có, thất bại có, hy vọng có và tuyệt vọng cũng có… Chợt nhận ra, đời người như một dòng sông, thấy là thẳng nhưng không phải thẳng; thấy là uốn khúc nhưng không phải cong; thấy là ngược dòng nhưng luôn xuôi chảy…
31/01/2020(Xem: 7061)
Sáng mùng 1 Tết Canh Tý (ngày 25/01/2020), thời tiết ở thành phố Hayward, miền Bắc tiểu bang California thật đẹp! Từ 08 giờ sáng, đông đảo quý thiện tri thức; quý huynh trưởng và đoàn sinh các Gia đình Phật tử Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa; cùng quýPhật tử khắp nơi đã về chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward dự lễ Cầu an đầu năm Canh Tý dưới sự chủ trì của Thượng tọa Viện chủ Thích Từ Lực.
30/01/2020(Xem: 4211)
Ba ngày Tết trôi qua, Lòng như ...vẫn nở hoa Xuân nghe còn rộn rã , Thì ra chưa quá già !!!
30/01/2020(Xem: 3941)
Sáng nay trắng xóa một màu Ước gì bông tuyết ngọt ngào bay đi Xa xăm xứ Úc hướng về Thành mưa rơi xuống lửa thì tắt ngay Koala gấu nhỏ thương thay Kangaroo nữa, hỏa tai chẳng chừa
29/01/2020(Xem: 4591)
Lễ khánh tuế chư tôn giáo phẩm - Họp mặt Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam chiều mồng 4 Tết tại Tổ Đình Chúc Thánh, Hội An. Trong không khí hương Xuân vẫn còn đang quyện tỏa khắp nơi. Chiều hôm nay, mồng 4 Tết Canh Tý ( Thứ Ba, 28/01/2020), Tổ Đình Chúc Thánh đã diễn ra lễ khánh tuế chư tôn giáo phẩm và họp mặt của Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam đang theo học các trường Đại học, Cao – Trung Phật học cũng như thế học trên toàn quốc. Được biết, mỗi năm như thông lệ là cơ hội cho các Tăng Ni sinh trẻ ở Bắc Quảng Nam có dịp về lễ Tổ, gặp mặt cũng như chúc thọ đến chư vị Tôn túc tại thành phố Hội An. Quang lâm chứng minh tham dự có Hòa thượng Thích Hạnh Niệm, viện chủ chùa Pháp Bảo; Hòa thượng Thích Như Phẩm, viện chủ Tổ Đình Long Tuyền; HT Thích Hạnh Nhẫn, viện chủ chùa Minh Giác; HT Thích Đồng Mẫn, viện chủ Tổ Đình Chúc Thánh; Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Chơn, trú trì chùa Bảo Thắng; Ni trưởng Thích Nữ Giải Thiện, trú trì chùa Bảo Châu. Và sự hiện diện của hơn 100 Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam đang th
27/01/2020(Xem: 3192)
Năm Mới Xuân Về Năm mới Xuân về rộn khắp nơi Mừng Xuân tươi thắm cả tiếng cười Hạnh phúc bên nhau ngày Xuân mới Cùng nhau hướng tới đẹp lòng tươi Năm mới Xuân về dựng đắp xây Quê hương tràn ngập phố đông đầy Xa quê vẫn nhớ về quê cũ Thấm thiết tình quê chúc xum vầy. Dallas Texas, Sáng mùng 2 Tết Canh Tý 2020. Tánh Thiện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]