Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Việt Nam, tết Di Lặc

23/01/201409:02(Xem: 7537)
Tết Việt Nam, tết Di Lặc
Phat_Di_LacTết Việt Nam, tết Di Lặc 

Nguyễn Thế Đăng

Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.

Kiểm điểm những việc được và chưa được để hy vọng nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, sáng suốt hơn, cho hy vọng ấy. Trong mọi hy vọng, hy vọng lớn nhất trong cõi Ta Bà Kham Nhẫn này chính là Đức Phật Di Lặc và Hội Long Hoa tương lai.

Đức Di Lặc được nói đến trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông như vị Phật tương lai, kế tiếp Đức Phật Thích Ca. Trong những kinh Đại thừa, hầu hết có những lời thuyết pháp chỉ dạy của Đức Di Lặc.

Danh hiệu Di Lặc (Maitreya) dịch là Từ Thị, vì lấy Đại Từ làm căn bản, cho nên được gọi là bậc Đại Từ Bi tương lai (Kinh Phật thuyết Di Lặc đại thành Phật). Bồ tát Di Lặc từ những kiếp xa xôi đã tu tâm Từ vô lượng, nên gọi là Từ Thị. Ngài còn có tên là A Dật Đa (Ajita), Vô Năng Thắng, phát nguyện từ trong kiếp binh đao, bảo vệ chúng sanh. Lòng từ bi vô cùng, tất cả xấu ác không thể thắng được nên có danh hiệu như vậy. Vào thời tương lai, các chúng sanh mỏng tham sân si, thực hành Mười Thiện, kính tin Phật, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy chứng đắc Giác ngộ vô thượng (Kinh Đại Bảo Tích). Vì bổn nguyện như vậy, thế nên ngày ngài ra đời thế giới này biến thành tịnh độ (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Đức Di Lặc còn được xem là vị lập ra Duy thức tông, một trong hai tông chủ yếu của Đại thừa (tông kia là Tánh Không tông hay Trung đạo tông), khi ngài truyền cho hai ngài Thế Thân và Vô Trước những bí yếu của Duy tâm, Duy thức.

Qua cuộc đời của các đại sư trong lịch sử Phật giáo, có vẻ như cõi Đâu Suất cũng không xa lắm, vì các ngài có những liên hệ, liên lạc với cõi ấy và với Bồ tát Di Lặc, như các ngài Đạo An, Thế Thân, Vô Trước, Huyền Trang, Ngưỡng Sơn, Hám Sơn, Hư Vân…
TVQD_ Phat Di Lac_2

Chúng ta kể một chi tiết trong cuộc đời ngài Huyền Trang. Huyền Trang là một trong những người đầu tiên tín ngưỡng Đức Di Lặc. Đây cũng chính là động cơ thúc đẩy ngài đến Ấn Độ để học Duy thức học. “Có lần ngài bị bọn cướp định giết để tế thần. Ngài quán tưởng, cầu nguyện Đức Di Lặc. Ngài mong ước được tái sanh ở đó để học Duy thức. Sự thiền định mạnh mẽ đến độ ngài cảm thấy như ở trên đỉnh núi Tu Di, tới cung trời Đâu Suất và gặp Bồ tát Di Lặc. Sau đó bão cát nổi lên, bọn cướp sợ hãi và thả ngài” (Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả,H.T Thích Minh Châu, ĐH Vạn Hạnh xuất bản). Ngài nguyện vãng sanh về Đâu Suất và khi chết các điềm lành hiện ra khiến mọi người chung quanh phải tin là ngài đã trở về Đâu Suất.

Thiền sư Hư Vân (1840-1960) khi bị tra khảo đánh đập đã ngưng thở, nhưng môn đồ thấy thân thể còn ấm nên cứ để như vậy. Bảy ngày sau, ngài tỉnh dậy, cho biết là đã đến nội viện cung trời Đâu Suất. Ở đó có vài mươi vị, trong đó có nhiều vị ngài quen biết, nghe Đức Di Lặc thuyết định Duy thức. Đức Di Lặc nói ngài hãy trở về vì chưa xong phận sự, và nói cho ngài nghe một bài kệ Duy thức sâu sắc. Chỉ trong lịch sử Trung Hoa, đã có nhiều hiện thân của Bồ tát Di Lặc ở tại thế gian mà nổi tiếng nhất là Hòa thượng Bố Đại, Phó Đại sĩ.

Như một câu của Duy thức, “Ba cõi duy tâm tạo”. Những vị đã chứng nghiệm “duy tâm tạo” có lẽ thấy không gian ngăn cách cõi này với cung trời Đâu Suất cũng không xa lắm. Và cũng thế, với thời gian. Thời gian Đức Di Lặc hạ sanh ở trái đất này đối với các vị đã chứng ngộ chắc cũng không lâu lắm, dù với người thường chúng ta thì hàng triệu triệu năm.
phatdilac-11

Chúng ta không biết đích xác bao giờ Bồ tát Di Lặc hạ sanh. Có thể vài triệu hay vài chục triệu năm nữa, vì những gì nói trong kinh điển chúng ta không thể tính toán theo con số đời thường. Nhưng dù bao nhiêu lâu đi nữa, khì còn ở trên trái đất này, trong cõi Diêm Phù Đề này, chúng ta vẫn luôn luôn hướng tới thời đại của ngài để hy vọng. Chính trong niềm hy vọng đó mà chúng ta hoàn thiện cuộc đời chúng ta.

Đức Phật Di Lặc sẽ hạ sanh ở trái đất này chứ không ở nơi nào khác. Lúc ấy điều kiện của trái đất này là: “Thời ấy khí hậu điều hòa, bốn mùa thuận tiết. Nơi thân con người không có 108 thứ bệnh. Tham dục, sân giận, ngu si không nặng nề lắm. Tâm người quân bình đều đồng một ý, gặp mặt vui vẻ, nói với nhau lời tốt… Bấy giờ Bồ tát Di Lặc trên trời Đâu Suất quán sát cha mẹ, rồi giáng thần từ hông phải sinh ra như Ta (Phật Thích Ca) trong kiếp này” (Kinh Phật thuyết Di Lặc hạ sanh).

Và điều kiện con người trên trái đất này để Đức Di Lặc hạ sanh là: “Đức Phật Thích Ca nói: A Nan, Bồ tát Di Lặc khi xưa tu hành Bồ tát đạo phát nguyện như vầy: ‘Nếu chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Ta vào lúc ấy mới thành Giác ngộ Vô thượng’. A Nan, vào thời tương lai có các chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện, Bồ tát Di Lặc sẽ vào lúc ấy đắc Giác ngộ Vô thượng. Tại sao vậy? Do Bồ tát ấy có lực bổn nguyện như vậy (Di Lặc Bồ tát sở vấn hội, Kinh Đại Bảo Tích)”. Điều kiện để Đức Phật hạ sanh chính là do ở nơi thế gian này và do chúng sanh mỏng dâm, nộ, si, thành tựu Mười Thiện. Bởi thế chẳng nên hỏi bao giờ Đức Di Lặc hạ sanh, mà phải hỏi chúng ta đã đủ điều kiện về phần chúng ta chưa để Đức Di Lặc hạ sanh. Bởi vì Đức Di Lặc thành Phật là cho chúng ta chứ không phải cho Ngài.

Trong lịch sử loài người, chúng ta thấy loài người không bao giờ bị bỏ rơi, mà mối liên hệ giữa trái đất này và Đức Di Lặc vẫn luôn luôn tồn tại và được củng cố. Chúng ta luôn nằm trong công trình tương lai thành Phật của Đức Di Lặc. Thế nên, mong chờ thời đại của Đức Di Lặc là mong chờ một xã hội hài hòa, hài hòa vì xã hội đó vận hành theo mười nghiệp thiện; một xã hội hòa bình vì có căn bản là đại từ đại bi; một xã hội mà động lực không là sự mong cầu vật chất mà mong cầu tâm linh. Một xã hội thông minh, một xã hội Duy thức, biết cái gì là giá trị tạm thời, cái gì là giá trị vĩnh cửu. Một xã hội mà tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người được Phật hóa, vì xã hội đó trực tiếp có Phật.
phatdilac-4

Với người bình thường như chúng ta, mỗi khi niệm Nam mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật là đã thấy vui rồi, đã nối kết cuộc đời mong manh và long đong phiêu dạt của mình với Hy vọng Vĩ đại của trái đất này rồi. Thế nên, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật lớn nhất thế giới, cao gần gấp đôi tượng Nữ thần Tự do, sắp được hoàn thành ở Ấn Độ. Với Việt Nam, hầu hết các chùa đều có tượng Đức Di Lặc. Và chúng ta cũng có tượng Đức Di Lặc ở núi Cấm, Thiên Cấm sơn, lớn nhất châu Á. Sau một thế kỷ 20 chiến tranh tang tóc, chia rẻ phân ly và kiệt quệ vật chất lẫn tinh thần, người Việt Nam cần hy vọng để vươn lên. Và có hy vọng nào lớn hơn Hy vọng của Đức Phật tương lai là Bồ tât Nhất sanh bổ xứ Di Lặc. Chẳng thế mà ở miền Nam, nơi tận cùng của đất nước, cũng trong thế kỷ 20 có vài giáo phải tin rằng Đức Di Lặc và hội Long Hoa sẽ xuất hiện ở vùng đất này.

Ngay cả những người chưa phải Phật giáo, những phong trào khắp nơi trên thế giới bảo vệ trái đất khỏi bị ô nhiễm, khỏi sự thay đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất, bảo vệ ‘ngôi nhà trái đất’ chung cho tất cả chúng ta, xây dựng cho trái đất và con người càng ngày càng tốt đẹp hơn, những người ấy đang sống trong niềm hy vọng về một thế giới mới, phải chăng dù một cách vô thức, họ đang sống trong niềm tin Di Lặc? Phải chăng mọi sự tiến bộ của con người và mọi lãnh vực hoạt động của nó, dù vô tình hay hữu ý, đều là sự tiến bộ đến thời đại của Đức Di Lặc?

Những người thực hành Bồ tát hạnh, ‘Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh’ thì rõ ràng đang chuẩn bị, đang tham gia vào công trình của Đức Di Lặc, tức là thời đại của Phật Di Lặc và hội Long Hoa. Niềm hy vọng đó, hạnh phúc tối hậu của trái đất và con người, không biết từ đâu, do nhóm người nào, đã từ lâu, đã thành truyền thống, được thể hiện nơi ngày mồng một Tết. Ngày mồng một Tết là ngày “vía” của Đức Di Lặc.

Ngày mồng một Tết đã thành sự gắn kết niềm vui và hy vọng an bình hạnh phúc của người Việt Nam cho cá nhân, gia đình và xã hội, với niềm vui, sự an bình hạnh phúc của Đức Phật Đại Từ Di Lặc và công cuộc giải thoát và giác ngộ cho chúng sanh của Ngài. Lễ Tết không chỉ là sự gặp gỡ chúc lành cho nhau, vui vẻ ăn uống với nhau, cùng hy vọng với nhau về một xã hội, một thế giới hòa bình và thịnh vượng, mà còn là dịp để thực hiện các điều đó bằng cách rãi tâm Từ và nguyện sống theo Mười điều thiện để xây dựng một xã hội hiền thiện như là điều kiện căn bản cho Đức Phật tương lai hạ sanh.Tết không chỉ là sự kết nối, hài hòa giữa người với người, mà còn là dịp thiêng liêng nhất để kết nối với bổn nguyện và công trình của Đức Phật Di Lặc tương lai và thời đại vinh quang của Ngài. Mỗi lần Tết là chúng ta thêm một lần in đậm sự cam kết thiêng liêng của Đức Di Lặc với số phận của trái đất này để chúng ta sống đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Trong những ngày lễ, các ngày vía chư Phật, chư đại Bồ tát hiện nay của Phật giáo Việt Nam, có hai ngày lễ lớn mang tầm vóc quốc gia là lễ Phật đản và lễ Vu Lan rằm tháng 7. Ước mong rằng ngày lễ Đức Di Lặc, trùng hợp với ngày đầu năm mới, cũng được cử hành trọng thể ở các chùa và tại nhà, phổ biến ra xã hội để thành một phong tục, một ngày lễ lớn của xã hội.

Vì Đức Di Lặc là Đức Phật tương lai kế tiếp sắp tới của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 4014)
Ta chợt nghe mùa xuân đang mời gọi, từng đàn én lượn khắp cả bầu trời xanh, từng cụm mai vàng đang đơm hoa kết nụ khoe sắc lung linh, chúng vẫy chào để hiến tặng một chiều xuân. Năm Kỷ Hợi dần đang đi qua, chuyển giao chào đón năm mới Canh Tý khiến bao người xa xứ luôn hướng tâm tư tình cảm về quê hương trào dâng nỗi nhớ khắc khoải trong từng khoảnh khắc. Một năm hành mộc, đầy sự biến thiên của cuộc sống: bão tuyết tại xứ Mỹ, cháy rừng ở Úc châu, máy bay rơi tại xứ Iran, chiến hưởng vùng địa đàng tâm động đến lửa cháy từ nội tâm tham giận, thù hằn, si mê, bạo hành trong vùng tâm thức, chúng cứ đố kỵ nhau, chẳng ai chịu buông đi cái tôi nhỏ bé. Một năm hành mộc, chúng thiêu đốt đi tính chất nghèo hèn, thiêu đốt tính thù vặt lẫn nhau, khiến cho năm Kỷ Thuộc cung thứ tư trong vận hành sinh tử, chữ Kỷ thuộc trong 10 can chi nên chúng gặp chữ Hợi thuộc thứ 12con giáp, hải khiến cho Bình đại mộc bốc hỏa, nên thiên tai có cơ hội hà
22/01/2020(Xem: 3201)
MÃI CÒN KỲ VIÊN Sinh Trung hòa với đất trời Đón mùa Xuân mới sáng ngời đạo tâm Vô thượng diệu pháp thậm thâm Kỳ Viên rợp sắc Hương trầm tỏa bay Hoa khai kiến Phật hiển bày
22/01/2020(Xem: 3671)
Phật giáo và ngôn ngữ Hoang Phong Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào? Tất nhiên là Ngài đã thuyết giảng bằng tiếng mẹ đẻ của Ngài, bằng ngôn ngữ của quê hương Ngài. Vào thời bấy giờ, dân cư thưa thớt, thôn làng cách biệt, thị thành xa xôi, phương tiện di chuyển hiếm hoi, mỗi nơi một thổ ngữ. Quê hương của Đức Phật có một ngôn ngữ riêng, bộ tộc của thân phụ Ngài có một thổ ngữ riêng, và quê hương đó, bộ tộc đó cũng chỉ bé xíu trong thung lũng sông Hằng. Các ngôn ngữ thời bấy giờ đã trở thành cổ ngữ hay tử ngữ, không còn mấy ai biết đến, thế nhưng Giáo Huấn và tư tưởng của Ngài ngày nay đã tỏa rộng trên khắp hành tinh này. Điều đó cho thấy phía sau những lời giảng của Đức Phật còn có những gì khác vượt lên trên ngôn ngữ, đó là các Sự Thật trong Giáo Huấn của Ngài và tình thương yêu chúng sinh trong lòng Ngài..
22/01/2020(Xem: 4405)
Khi nói đến mùa xuân ai cũng đều nói đến hoa mai. Bạch mai hay hoàng mai cũng đều được thừa nhận là loài hoa của mùa xuân, đại diện nhiều hương sắc khác trong vườn hoa dân tộc để khắc thêm đậm ý nghĩa mùa xuân. Điều này dược xác nhận rất nhiều, đặc biệt trên văn đàn và thơ nhạc. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) hạ bút như một xác nhận bên cạnh nỗi lòng thế sự : Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ cúi trước hoa mai.
22/01/2020(Xem: 4299)
Mười hai tháng của năm 2019 - Kỷ Hợi, đã tuần tự trôi qua, theo sự biến thiên tuần hoàn hết ngày lại đêm của quả địa cầu. Mười hai mùa Trăng tròn khuyết, cũng như tâm cảm buồn vui, thân oán của hữu tình và sự thăng trầm trong cuộc sống. Dù là sự vận chuyển như thế nào chăng nữa. Chúng ta cũng phải tiếp nhận chào đón một năm mới theo chu kỳ vận hành của thời gian.
22/01/2020(Xem: 3387)
Xuân Xanh Một phiến thanh xuân tỏa ngát trời Choàng lên vạn pháp sắc xanh tươi Hài nhi trở giấc môi cười mỉm Lão trượng hồi qui bước thảnh thơi Nheo mắt ngắm nhìn sông núi hiện Hằng nhiên lưu chuyển áng mây trôi Nhân gian hiển thị muôn hình tướng Duy ánh trăng xưa chẳng đổi dời! Khánh Hoàng Plano _ Jan 21, 2020
21/01/2020(Xem: 5302)
1/ Mừng Xuân Mới (Vũ Quang Vinh) 2/ Xuân Vãn - Nhất Chi Mai (Ngọc Huyền) 3/ Xuân Tươi (Phạm Minh Hữu Tiến) 4/ Xuân Lễ Phật (Vũ Quang Vinh) 5/ Xuân Tỉnh Mộng (Ngọc Huyền) 6/ Mừng Xuân (Phạm Minh Hữu Tiến)
21/01/2020(Xem: 3705)
Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể quên chức trách của bản thân, không thể quên những người có ân với mình, không thể quên những lời mình hứa hẹn, lại càng chẳng thể lãng quên lịch sử hay ngày Tết quê hương. Và vì vậy hôm nay cho phép mình kể lại những tập tục mà không bao giờ mình quên được để thực hiện hằng năm vào đêm Giao Thừa bạn nhé Từ khi được sinh sống tại Úc thì trong gia đình tôi ( có lẽ về lễ nghi tôn giáo thì tôi là người có quyền lực nhất ) cho nên tôi thường đón lễ Giao thừa hai lần và trang trọng như nhau và có lẽ thế những điều tôi tin ( dù ai đó cho là mê tín ) nhưng đối với tôi là một sức mạnh tâm linh, là niềm tin vững chắc nhất hướng dẫn tôi vào hành trình suốt năm ấy .
20/01/2020(Xem: 3762)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi Muôn nhà lộc nở tài thêm phát Vạn nẻo chồi đơm đức mãi soi Đón Tết mừng xuân tràn phúc hạnh Tinh anh tiếp nối tuệ tâm ngời...!
20/01/2020(Xem: 4114)
Xuân Di Lặc Tường Vân Kính mừng Xuân Di Lặc Đã về với chúng ta Nét đẹp được ghi khắc Lan tỏa khắp gần xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]