Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Sư Di Lặc

02/02/201104:00(Xem: 4750)
Luận Sư Di Lặc

tuyentapmungxuan

LUẬN SƯ DI LẶC
Bình Anson
(http://budsas.blogspot.com)

bodhisattva-maitreya-contentNhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.

*

Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda): Di-lặc (Maitreya-nātha), VôTrước (Asaga), Thế Thân (Vasubandhu). Tuynhiên, theo truyền thống, nhiều người tin rằng đây chính là Bồ-tát Di-lặc (BodhisattvaMaitreya) – vị Phật tương lai, và hiện đang ngự tại cung trời Đâu-suất (Tusita).

Sự khác biệt này bắtnguồn từ nhiều lý do, trong đó:

(a) trong thời kỳĐại thừa bắt đầu phát triển tại Ấn Độ, người ta vì tôn kính các luận sư caotăng nên có khuynh hướng tôn xưng quý ngài là các vị Bồ-tát; từ đó,có thể đã có sự nhầm lẫn giữa ngài luận sư Di-lặc là thầy của ngài Vô Trước vàngài Bồ-tát Di-lặc, vị Phật tương lai;

(b) một số các bàiluận thường giải thích là do quý ngài ấy hiểu được qua trạng thái nhập định (samadhi)và tham cứu với các vị Bồ-tát ở các cung trời, nhất là với ngài Bồ-tát Di-lặctại cung Đâu-suất.

Ngài Di-lặc, theoWikipedia, được xem là tác giả, hoặc đồng tác giả với ngài Vô Trước, của cácluận phẩm:

1) Yogācāra-bhūmi-śāstra (Du-già sưđịa luận, T1579)
2) Mahāyāna-sūtrālamkāra-kārikā (Đại thừa kinh trang nghiêm luận, T1604)
3) Madhyānta-vibhāga-kārikā (Trung biên phân biệt luận hay Biện trung biênluận, T1599, 1600, 1601)
4) Ratna-gotra-vibhaga, còn có tên là Uttara-ekayāna-ratnagotra-śāstra (Cứucánh nhất thừa bảo tánh luận, T1611)

5) Dharma-dharmatā-vibhāga (Pháp pháptính phân biệt luận)
6) Abhisamaya-alamkāra (Hiện quán trang nghiêm luận )

Hai quyểnAbhisamaya-alamkāra và Dharma-dharmatā-vibhāga chỉ tìm thấy trong kinh thư TâyTạng, và Abhisamaya-alamkāra được dịch sang tiếng Hán trong thập niên 1930. Cóquan niệm cho rằng dường như 2 quyển này được trước tác về sau, không phảitrong thời kỳ của ngài Vô Trước.

Theo bản mục lụccủa Đại chính Tân tu Đại tạng kinh, ngài Bồ-tát Di-lặc là tác giả của:

(trong Bộ Luật)

T1499: Bồ Tát Giới Yết Ma Văn, 1quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1501: Bồ Tát Giới Bổn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

(trong Bộ Du-già)

T1579: Du Già Sư Địa Luận, 100 quyển,[Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1601: Biện Trung Biên Luận Tụng, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường HuyềnTrang dịch]
T1615: Vương Pháp Chánh Lý Luận, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường HuyềnTrang dịch]

* * *

Hình bên trên:
Bodhisattva Maitreya from the 2nd Century Gandharan Art Period
(http://www.enotes.com/topic/Maitreya)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 5439)
Nghe nói mùa xuân sắp đến rồi Bên vườn hoa bướm mới lên ngôi Am tranh thêm rộn đời cô lữ Nhà sư vướng lụy ngắm dòng trôi
17/01/2014(Xem: 6556)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 5305)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 7169)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 5505)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 11731)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 9849)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 5767)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 8748)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 6603)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567