Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Thiền Tha Hương

19/01/201115:19(Xem: 3321)
Xuân Thiền Tha Hương


hoa_mai_1



Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu.

Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.

Ở đây thì lại khác. Trong cái lạnh buốt da, trong nỗi bận rộn thường nhật của người dân bản xứ, tết đến thật ngỡ ngàng, chỉ còn là chút dư hương hoài niệm. Con người sống nhiều bằng những kỷ niệm, về một thời quá khứ xa xưa…; vì thế, cửa chùa là nơi thật lý tưởng để đón tiếp những người đồng hương xa xứ, Phật tử cũng như chưa phải Phật tử. Tết ở đây rất khác xa với Tết ở quê hương…

Ở Đức, nơi đồng bào Việt Nam - khoảng độ 100.000 người - có mặt ào ạt vào những năm 1979, 1980 và sau đó, qua vụ sụp đổ bức tường Berlin, chùa chiền đã được xây dựng với sự đóng góp của các Phật tử.

Đầu tiên là ngôi chùa Viên Giác tại Hannover thuộc tiểu bang Niedersachen, tiếp theo là những Niệm Phật đường (mà nay, với thời gian, đã biến thành những ngôi chùa), như chùa Bảo Quang ở Hamburg, chùa Thiện Hòa ở Munchen-Glachbach, chùa Linh Thứu ở Berlin, chùa Phật Bảo ở Barntrup, chùa Quan Thế Âm ở Aachen, chùa Phật Huệ ở Frankfurth, chùa Tam Bảo ở Reutlingen, chùa Tâm Giác ở Kirchseeon Munchen, Niệm Phật đường Viên Âm ở Nurnberg, Niệm Phật đường Liên Trì ở Leipzig, và mới đây, là ngôi chùa Viên Đức ở Ravensburg, gần Bodensee, thuộc miền Nam nước Đức,…

Vì ngôi chùa Viên Giác được thành lập đầu tiên tại Đức, đúng lúc đúng thì nên được chính quyền Đức giúp đỡ về mọi mặt, tài chánh cũng như tinh thần. Họ muốn có một nơi để cho người Việt xa xứ lui tới sinh hoạt, chăm bón phần tâm linh, đạo đức, hầu góp phần cho việc ổn định trật tự xã hội. Các ngôi chùa khác, sinh sau đẻ muộn, nên không được hưởng quy chế đó.

Ngày Tết ở đây thường rơi vào tháng Một. Hãy còn là mùa Đông, tiết trời âm u lạnh lẽo. Người Đức lo vật lộn với đời sống, chẳng ai biết đến cái Tết ở một nơi xa xôi nào đó trên quả địa cầu này. Người Việt cảm thấy cô đơn lạc lõng, âm thầm chịu đựng.

Để hoài niệm về một kỷ niệm êm đềm xa xưa, họ quây quần bên nhau dưới mái chùa thân yêu, trò chuyện hỏi han nhau, chia sẻ những buồn vui trong đời sống tha hương. Có chùa đón giao thừa đúng giờ giao thừa tại Việt Nam, nghĩa là vào 6 giờ chiều giờ địa phương; còn đa phần thì đợi đến 12g khuya mới làm lễ đón giao thừa, với thời kinh cầu an đầu năm và bài kệ Di Lặc.

Trước đó, vào buổi chiều đã có lễ Sám Hối cuối năm để tiêu trừ nghiệp chướng, hầu dọn mình đón năm mới. Sau đạo từ chúc Tết của vị trụ trì và phần múa lân là lễ phát lộc. Một phong bì lì xì đỏ chói với 1$US và 2 trái quít ngọt, tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ. Người ta về nhận lộc nhiều nhất vào giờ này.

Chùa Viên Giác có hàng mấy ngàn người về dự, GĐPT phải làm hàng rào giữ trật tự, để từng người một có thể lên nhận quà. Sau đó, mồng một, mồng hai, rồi mồng ba… thưa dần. Đến rằm tháng Giêng (15-1 âm lịch) chùa lại rộn lên với hàng ngàn người về lễ Phật cầu an, xin xăm, giải hạn, đúng như câu tục ngữ: “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Các Chi hội thuộc địa phương nào không có chùa thì luân phiên nhau tổ chức đón Tết mừng Xuân tại một hội trường thuê mướn rộng lớn, với lễ Cầu an đầu năm, với các trò chơi, bầu cua, cá, cọp… và không quên phần văn nghệ mừng Xuân. Địa phương này tuần này, thì địa phương khác tuần khác, như vậy thì chư Tăng mới về tham dự được.

Nếu trùng ngày thì làm sao đi? Vì địa phương nào cũng muốn “nhân vật chính” phải xuất hiện! Chư Tăng chùa Viên Giác còn phải qua tới tận bên Ý, Tiệp Khắc, Đan Mạch… để chủ trì lễ Tết ở đó.

Trước đó một vài tuần, chùa đã bận rộn lo trang trí, sơn quét, chùi rửa, cũng như đánh bóng tượng đồng. Các anh chị em thuộc Gia đình Phật tử lại có dịp trổ tài, vừa góp công quả giúp chùa, vừa lo tập văn nghệ để giúp vui đón ngày Tết.

Ngày Tết thường chủ yếu lo phần lễ lạc, xin xăm, cầu an giải hạn…, vì thế phần văn nghệ thường là do “cây nhà lá vườn” đảm trách, không có mời các ca sĩ nổi tiếng từ Mỹ hoặc Pháp sang như các ngày lễ trọng đại như Phật đản, Vu lan.

Tuy nhiên, cũng có chùa tổ chức cho Phật tử vui Xuân thật lớn, với phần văn nghệ rình rang, như chùa Phật Huệ, hoặc chùa Tâm Giác…

Tại các nước khác, như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển… cũng vậy, vì tất cả đều thống nhất. Chỉ có Pháp là hơi khác, vì ở đó có rất nhiều tổ chức Phật giáo: Tổ chức của thầy Minh Tâm, của thầy Nhất Hạnh, thầy Huyền Vi, thầy Thiện Châu v.v… mỗi tổ chức cứ làm theo lịch trình của mình, có trùng hợp cũng không sao.

Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc, bởi vì:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông!”.

Ghi nhanh tại Hannover, Đức quốc ngày 13-12-2008

Thích Hạnh Thức
(Giác Ngộ Online)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 4779)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
31/01/2011(Xem: 7566)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
28/01/2011(Xem: 5868)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
28/01/2011(Xem: 4347)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
25/01/2011(Xem: 3964)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
23/01/2011(Xem: 2985)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3238)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 3850)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 4672)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 2792)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567