Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Thiền

15/01/201112:23(Xem: 3768)
Xuân Thiền


XUÂN THIỀN

Thích Thông Huệ

Nói về phương diện tục đế, ở pháp sinh diệt vô thường nơi thế gian thì chúng ta không thể chối bỏ cuộc sống hiện tại. Học thiền không có nghĩa là học trên lý luận siêu hình, không ý thức gì đến sinh hoạt đời thường. Sự giải thoát của đạo Phật không phải vượt thoát khỏi thế gian để mưu cầu hạnh phúc, mà là “cư trần bất nhiễm trần”, tùy duyên mà thọ dụng. Xuất thế gian là ở ngay thế gian vô thường nhưng tâm mình không bị vướng nhiễm nơi các pháp, làm hiển hiện cái bất sanh bất diệt thường hằng. Đạo lý cũng nằm ngay cuộc sống đời thường chứ không phải cách ly với nhân sinh xã hội, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, đất nước con người… Nhà Phật dùng hình tượng hoa sen để nói đến đức tính vô nhiễm này. Mùa xuân về, khí trời ấm áp, muôn hoa đua nở làm cho lòng người cảm thấy rạo rực. Đối với người học đạo, chúng ta vẫn đón tết vui xuân như mọi người nhưng bằng một tâm chánh niệm, tỉnh thức, thâm trầm và đạo vị.

Nắng xuân tràn khắp muôn nơi
Chồi non nảy lộc đất trời bình an

Líu lo chim hót trên cành

Hân hoan mừng đón khí lành ngày xuân.”

Mỗi mùa xuân đến, mọi người mọi vật, cỏ cây hoa lá đều thay áo mới. Nhưng lẽ thực, trong lòng sự vật luôn chuyển đổi để làm mới. Mỗi năm trôi qua, chúng ta xích gần đến cái chết. Vì vậy, tuy nói vạn vật hồi sinh nhưng thật ra, vạn vật đang từ từ đi đến chỗ chết. Chết để rồi chuẩn bị bắt đầu cho một cuộc sống mới. Mùa đông giá buốt làm cho cây cỏ trơ cành xơ xác, để rồi khi xuân về, khí trời ấm lại, chiếu những tia nắng đầy sức sống lên cỏ cây đang đâm chồi nảy lộc, xum xuê tươi nhuận hương sắc cung hiến cho đời. Như vậy, sống rồi chết, chết để tiếp tục sống, thì phải chăng, chết là một sự thật mầu nhiệm?

Mùa xuân là mùa của niềm tin và hy vọng. Từ thành thị đến thôn quê, ai ai cũng tưng bừng hớn hở, dù bận công việc gì cũng gác lại để sửa soạn nhà cửa, trang thiết bàn thờ ông bà tổ tiên, mua sắm bánh trái để chuẩn bị đón một cái tết cổ truyền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người dân Á Đông. Tết cũng là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp sau những ngày làm ăn xa cách, trở về với nguồn cội, ông bà tổ tiên, với gia đình, tìm lại chút hơi ấm của tình thương và hạnh phúc. Cho nên, những gì thuộc về phong tục tập quán, quốc hồn quốc túy của người Việt, từ tư tưởng cho đến văn hóa, tiếng nói, chữ viết… tất cả chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ, định hình và cổ xúy để phát triển, không bị đồng hóa bởi các thế lực ngoại lai mà mất đi tính dân tộc. Vì vậy, ngày tết cổ truyền là dịp để chúng ta giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp mang giá trị văn hóa ấy mà ông cha ta đã xây đắp từ lâu đời.

Nét đẹp của xuân đời, cũng là nét thẩm mỹ siêu nhiên của xuân đạo. Bởi thế mà từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống đi chùa lễ Phật đầu năm, dần dần trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong những ngày đầu xuân. Mùa xuân của đất trời luôn gắn liền với mùa xuân của tâm linh, tạo nên sự hài hòa giữa đời và đạo. Đầu năm đến chùa, thưởng ngoạn phong cảnh trang nghiêm chốn thiền môn, nghe quý Thầy giảng pháp, chúng ta hiểu biết thêm về đạo lý, từ đó áp dụng vào cuộc sống thường ngày để trong năm mới, chúng ta có được nhiều sự an lạc và thảnh thơi hơn. Đó là những món quà tinh thần, những lời chúc đầu xuân tốt đẹp và có ý nghĩa.
Mỗi năm qua đi, tuổi già lại đến, tóc thêm hoa râm, mạng sống giảm dần. Nhìn thấy một đứa trẻ lớn lên thì biết rằng mình cũng đang già đi. Hoa nở rồi hoa tàn, xuân năm trước qua đi, xuân năm sau lại đến. Nên mới nói:

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Trăng còn non nghĩa là trăng sắp già.”

Đây là quy luật vô thường tất yếu của cuộc sống. Hiểu như vậy, chúng ta phải trân quý từng tấc bóng thời gian để học đạo tu hành, chuyển hóa đời sống mình ngày càng tốt đẹp hơn. Biết được cuộc đời vốn không thật, vô thường, duyên sinh, huyễn mộng thì chúng ta phải xây đắp cuộc đời mình trong đạo đức. Đạo đức vô hình vô ảnh nhưng có sức chi phối hoàn cảnh xung quanh. Điều đáng sợ nhất trên cuộc đời là sống đời xấu ác, hư dở. Cho nên, là người phật tử đến chùa học đạo thì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm chúng ta phải tiến bộ, thăng hoa trên con đường tâm linh đạo đức.

Suốt một đời, chúng ta từng chứng kiến bao cảnh sanh diệt đổi dời, bãi bể nương dâu, muôn vật chuyển dịch, vô thường biến đổi. Thiền sư Thiên Tùng nhân dịp xuân về đã làm một bài kệ:

Sáng nay đều nói thêm một tuổi
Tôi bảo ngày này bớt một năm.

Thêm bớt lại qua số khôn tính

Chỉ cần dứt sạch duyên thế gian.

Cốt là biết được trong duyên chủ

Trăm ngàn ức kiếp thường an nhiên.”

Mùa xuân, các thiền sư hay làm kệ thơ, cũng trào dâng xúc cảm nhưng không đắm nhiễm như người đời. Các ngài làm thơ bằng ánh sáng trí tuệ để soi sáng nhân tình thế gian, nhắc nhở mọi người đón xuân trong tỉnh thức. Tùy duyên tùy tục, các ngài vẫn đón xuân vui tết, ở trong thế gian sinh diệt nhưng vượt lên, tự tại siêu nhiên, không vướng bận trần gian huyễn mộng. Ngày đầu năm, mọi người thường chúc nhau thêm một tuổi, cũng có nghĩa là sự sống bị bớt lại một năm. Cho nên, khi ý thức rõ cuộc sống là vô thường thì điều cần thiết nhất làm sao để dứt sạch các duyên thế gian, sống tùy thuận theo dòng đời mà không vướng nhiễm nơi các duyên, sống ngay trong muôn cảnh dàn trải trước mắt mà nơi bản thân mình biết được người chủ trong các duyên. Phải tin chắc rằng ngay trong thân ngũ uẩn sinh diệt này có con người chơn thật thường hằng, bất sanh bất diệt để không phải hướng ngoại tìm cầu nơi khác. Một khi đã biết được “chủ trong duyên”, chúng ta cảm thấy vững vàng trong cuộc đời này, dầu trải trăm ngàn ức kiếp vẫn an nhiên tự tại, khoác áo độ sanh. Có như vậy, dù thêm một tuổi hay bớt một tuổi thì đạo lý trong chúng ta vẫn tràn trề sức sống của sự tỉnh giác.

Biết được chủ thì không bị trôi lăn, dính mắc theo trần cảnh. Các ngài muốn chúng ta thưởng xuân, xem hoa, nhìn muôn vật bằng đôi mắt Thiền. “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”. Đối với tất cả cảnh đều vô tâm phân biệt, vô tâm sinh diệt, thản nhiên trước mọi hoàn cảnh, sáu căn tiếp xúc sáu trần đều biết rõ mà không sinh tâm khởi niệm. Có như vậy, tâm chúng ta sẽ an lạc và thanh nhàn. Dưới mắt các vị Thiền sư thì núi sông, khe suối, ao hồ… đâu đâu cũng là một mùa xuân, một màu xuân, một chất xuân miên viễn. Tâm hồn các ngài lúc nào cũng vui vẻ, thanh thoát trong ánh sáng tỉnh thức, xuân đời xuân đạo hòa nhập thành một thể nhất như. Các ngài muốn chúng ta trở về nguồn, tức là trở về với mùa xuân bất diệt nguyên sơ tự thuở nào. Từ vô thỉ kiếp xa xưa, chúng ta ở trên mảnh đất bình an nơi quê nhà nhưng quên mất nguồn cội mà lang bạt khắp nơi, ba cõi sáu đường, trôi lăn trong sinh tử. Nhờ giáo lý của Đức Phật soi đường, chúng ta tự trở về nguồn để thừa hưởng gia tài đó, về để uống ngụm nước đầu nguồn trong sạch. Đó là ý nghĩa tu hành. Chúng ta ý thức thế gian sinh diệt, nhưng nơi sinh diệt đó mà khuếch đại tự do, tùy duyên hóa đạo, sống thong dong thoải mái giữa dòng chảy của cuộc đời.
Trong giai thoại nhà Thiền có kể câu chuyện “Linh Vân kiến đào ngộ đạo”. Thiền sư Linh Vân trong hội của ngài Quy Sơn Linh Hựu, đã nhiều năm tu hành mà chưa ngộ đạo. Mộït hôm nhân thấy hoa đào nở, chợt hoát nhiên đại ngộ, ngài liền làm bài kệ rằng:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi

Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu

Trực chí như kim bất cánh nghi.”

Tạm dịch:

Ba chục năm nay tìm kiếm khách
Bao hồi lá rụng với cành trơ

Từ khi chợt thấy hoa đào nở

Mãi đến hôm nay hết bóng ngờ.”

Ở Trung Hoa, mùa xuân có hoa đào nở. Thiền sư Linh Vân tu hành ba mươi năm, đi tìm sự thật mãi không ra, chưa biết được người chủ xây ngôi nhà này. Bỗng nhiên một hôm nhìn thấy hoa đào nở, chợt nhận ra Chúa Xuân hiển hiện trọn vẹn nguyên hình tự thuở ban sơ cho đến bây giờ, diễn tả một thực tại vô ngôn, không còn nghi ngờ về ông chủ của chính mình, giáp mặt với sự thật ngàn đời.

Chúng ta học đạo, bước đầu tiên là dứt trừ dần những nghiệp ác nơi thân khẩu ý, sống đời hiền lương đạo đức. Kế tiếp là dứt trừ những phiền não tham, sân, si nơi tâm thức. Sau đó mới lặn sâu vào công phu tu tập để khám phá ra ông chủ thật sự nơi mình. Người đời không ý thức về việc tu hành, tết đến chỉ lo say sưa trong men rượu, chìm đắm trong ngũ dục, không biết đạo lý, dần dần sa đọa. Còn chúng ta là người phật tử phải biết sống đời lành mạnh, xây đắp cuộc đời bằng những hạnh lành, tiến tu đạo nghiệp trên con đường giác ngộ giải thoát.

Cầu chúc tất cả chúng ta hưởng một mùa xuân an lạc miên viễn trong ánh sáng của chánh pháp, nhận ra được “một cành mai” mãi mãi không bao giờ tàn phai trong đời thường.

Thiền Thất Viên Giác
Tp. Nha TrangXuân Canh Dần 2010.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 8081)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
06/02/2011(Xem: 4004)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ.
04/02/2011(Xem: 4562)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ.
03/02/2011(Xem: 7514)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 5232)
Tam thập niên lai tầm kiếm khách Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi Tự tùng nhứt kiến đào hoa hậu Trực chí như kim bất cánh nghi Dịch: Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ Một phen chợt thấy hoa đào nở Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.
02/02/2011(Xem: 4276)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết, không thể thiếu vào dịp lễ hội Tết cổ truyền của dân tộc . Ngoài nét đặc biệt đó ra, nó còn là một biểu tượng của sự vươn dậy sau giấc ngủ co mình trong những ngày tháng ảm đạm và giá rét của Thu Đông.Khi nhìn thấy sắc vàng tươi thắm của hoa mai người ta còn liên tưởng rằng, nó đồng hành với mùa xuân vào dịp xuân sắp đến, đang đến hay mới đến. Mang lại vui tươi, hạnh phúc, mai mắn, dồi dào, thịnh vượng,sức khoẻ, trẻ trung…
02/02/2011(Xem: 5493)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
31/01/2011(Xem: 8463)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
28/01/2011(Xem: 6588)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
28/01/2011(Xem: 5049)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]