Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cành Mai Mãn Giác

02/02/201110:14(Xem: 3738)
Cành Mai Mãn Giác

CÀNH MAI MÃN GIÁC
Thích Lệ Thọ


Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết, không thể thiếu vào dịp lễ hội Tết cổ truyền của dân tộc . Ngoài nét đặc biệt đó ra, nó còn là một biểu tượng của sự vươn dậy sau giấc ngủ co mình trong những ngày tháng ảm đạm và giá rét của Thu Đông.Khi nhìn thấy sắc vàng tươi thắm của hoa mai người ta còn liên tưởng rằng, nó đồng hành với mùa xuân vào dịp xuân sắp đến, đang đến hay mới đến. Mang lại vui tươi, hạnh phúc, mai mắn, dồi dào, thịnh vượng,sức khoẻ, trẻ trung…

Mùa của sức sống rừng rực dâng lên khiến cho lòng người hân hoan thư thới và lạc quan yêu đời, yêu người hơn. Vì vậy, khi mai nở, xuân về là một nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn nhân sĩ, thi sĩ…mặc tình rong chơi hoặc tắm mình trong thiên nhiên:

"Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành Lê trắng điểm một vài bông hoa…"
Từ khoảng trời mênh mông nên thơ đó, mỗi người tự cô đọng cho mình thành những vần thơ bất hủ, những áng văn trác tuyệt đi vào lòng người như bài thi kệ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền sư:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Đây là một trong những bài thơ được trong giới nhà thiền hay những văn nhân thường nhắc lại cái hay, cái đẹp của ý tứ thơ vào những độ xuân về.

Thông thường, hàng năm khi đưa tay bốc đi tờ lịch cuối cùng trên vách, là mọi người đều có cùng một ý nghĩ, xuân đã về. Và cũng lấy đó làm cột mốc thời gian cho ba trăm sáu mươi lăm lần vòng quay của trái đất, để đánh dấu cho ngàn lẻ một chuyện như: Hạnh phúc, vui tươi, thành đạt, tủi nhục, chán nản thất vọng … Nhưng tất cả đều được gát lại với sự bằng lòng hoặc miễn cưỡng, để hòa mình cùng sự vươn dậy của trời đất

thiên nhiên đang lai động đến muôn hoa khoe sắc thắm, nghìn lá đâm chồi nẩy lộc mà mọi người gọi đó là biểu tượng Kiết tường, và luôn mong mõi nó sẽ kéo dài cho những ngày sắp tới, để bù lấp cho những điều bất như ý không trông đợi mà nó vẫn đến! Đó là những ngày tận hưởng hương vị của xuân hoặc vui cái Tết cổ truyền của dân tộc. Để rồi sau đó, mọi người lại phải lăng xăng, tất tả, ngược xuôi cho công việc của mình.

Cảm nhận xuân như thế là xuân của thời tiết, vui xuân trong nỗi thụ động của thế thường tình, nên Chế Lan Viên đã gom lại thành những vần:

" Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả là vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…"
Quả là, Thi nhân đã cảm nhận được dòng sinh diệt đang vận hành một cách tùy thuộc, vay mượn, không có tính độc lập mà con người là nạn nhân trong guồng quay vô tận đó! Nhưng, chính tác giả cũng không làm gì hơn, để chia xẻ với những ai có cùng tâm tư – bâng khuâng, xao xuyến… Phải chăng, trong cuộc sống này, tất cả chúng ta không ai thoát được quy luật hiển nhiên khắc nghiệt đó, để phải suốt cả một đời đuổi bắt câu vó thời gian! Nên ngay cả Thi sĩ Mãn Giác Thiền Sư cũng để lại rằng:
Xuân đi, trăm hoa rãi
Xuân đến,trăm hoa khai
Xem chuyện đời trước mắt
Tóc trên đầu đã phai
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Tối qua, vườn trước một cành mai.
(Thi sĩ Võ Đình dịch)
Không, mới đọc vào hai câu đầu của Thi kệ, chúng ta đã nghe lạnh cả hư không và tê buốt cả cõi long, vì cách sử dụng ngôn từ khúc chiết, dè xẻn để chuyển tải ý. Mặc dù, từ ngữ hết sức bình dị, đối với những ai ít khi dùng từ Hán-Việt vẫn có thể hiểu một cách trọn vẹn. Nhưng nó lại mang ý và tứ thơ vô cùng thâm viễn, chúng ta thử đọc lại nguyên văn:
" Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai…"
Sự vận hành của thiên nhiên là thế đấy. Khi xuân đã đi thì trăm hoa rơi rụng, nhưng khi mùa xuân sẽ đến, đang đến thì trăm hoa khoe sắc

thắm, dưới nắng vàng dìu dịu và vài cơn gió thoảng đung đưa cành lá. Xuân đến và đi, trong mắt của Thiền sư là thế – thanh thoát, nhẹ nhàng, bình thản và an lạc. Cho nên ngay cả:

"Xem chuyện đời trước mắt
Tóc trên đầu đã phai …"
Cũng chẳng có gì là vướng bận tâm hồn. Bởi, Sinh, Trụ, Dị, và Diệt là như thế, nên cứ bình thản mà sống với hiện hữu. Những việc qua rồi không nên nuối tiếc, những gì chưa đến thì đừng mong cầu. Sỡ dĩ, mỗi cá nhân cảm thấy mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét và muốn luôn bức bách trong cuộc sống là vì không thể kiềm chế lòng ham muốn. Nói như vậy, không phải triệt tiêu ý chí phấn đấu vươn lên của cá nhân trong guồng máy xã hội. Mà ngược lại, nó mang một chiều hướng tích cực, góp phần cho việc ổn định, phát triển và đem lại hòa bình Thế giơi Bởi mỗi cá nhân là thành viên của một quốc gia, hay nói rộng hơn là thành viên của cộng đồng loài người, nên mỗi cá nhân có hoàn thiện thì Thế giớ mới hòa bình, đó là điều kiện ắt có và đủ. Chính vì thế, Mãn Giác Thiền Sư đã khẳng định:
" Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Tối qua, vườn trước một cành mai…"
Để cho chúng ta thấy rằng, qui luật dời đổi tan thương của Vũ trụ chỉ là trò đùa đối với những ai đứng bên ngoài sự vận hành và hiểu rõ từng chuyện đời trước mắt một cách linh hoạt, tự tại như Vạn Hạnh Thiền sư đã từng thấy:
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt Thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh việc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
(Thích Mật Thể dịch)
Đối với các ngài là thế, bình thản trước cảnh biến đổi thời tiết và bãi bể hóa nương dâu, nên vui buồn, được mất không làm sao nao núng tinh thần. Trong khi đó, tâm tư của chúng ta lúc nào cũng đầy ấp bóng dáng của khổ đau, sợ hãi, lo âu và tránh né sự thật. Vì thế, khi được thì vui, mất thì buồn. Biệt ly thì đau khổ, gần gũi thì hạnh phúc. Ai khen thì nở mặt, ai chê thì ủ rũ. Vừa ý thì hân hoan, trái ý thì cáu giận. Nên khi gặp cảnh biến thiên của vạn hữu vũ trụ thì ngậm ngùi như Nguyễn Gia Thiều:
" Trải qua một cuộc biển dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"
Trong khi đó, ngoài bộ mặt đau thương biến đổi của Vô thường còn có sự vĩnh hằng, an lạc của tâm thức và ngoại cảnh. Tuy nhiên, chổ thâm áo này phải trầy trật lắm mới thẩm thấu được sự thật của vấn đề. Như chúng ta đã đọc biết bao nhiêu lần bài thi kệ của Mãn Giác Thiền sư, nhưng vẫn không có được cái thấy tự tại, an lạc và giải thoát như ngài. Phải chăng, đó chính là mấu chốt của vấn đề mà ngài muốn nhắn gởi đến chúng ta, hãy tu tập, thực hành thiền định, sống trong thiền định. Đừng chạy theo hiện tượng thời tiết và chẻ sợi tóc ra làm muôn mảnh để tìm sự thật trong đó!

Tóm lại, cành mai còn sót lại trước sân chùa sau đêm giao thừa với không khí tưng bừng của ngày lễ hội, hoặc còn sót lại cuối mùa xuân. Thậm chí, cho đến nó không có thật trong mùa xuân đó, thì cũng chẳng có gì để chúng ta thắc mắc. Nhưng chỉ có điều là chúng ta phải ghi nhận là cành mai đó nó có trong mắt của Mãn Giác Thiền sư, và không chỉ có khi mùa xuân sắp đến, đang đến mà nó hiện hữu hằng sát na trong ngài. Bởi vì, ngài đã từng lặng ngắm thế sự thăng trầm như vậy nhiều năm và trực nhận triệt để về tính cách bất biến vô sinh của chân tâm, thấy được bản thể vốn tịch nhiên vắng lặng và bất sinh bất diệt từ xưa đến nay và mãi mãi về sau cũng là như vậy. Thì làm gì còn có đến, đi, tàn, phai và héo úa của một cành mai đối với ngài. Phải chăng, đó chỉ là cách nói thâm trầm của người Đông phương khi muốn diễn đạt một vấn đề cho người khác cùng thấy như mình!

Nhân mùa xuân năm 2000, mùa xuân bắt đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đầy hứa hẹn của sự thành tựu khoa học, để phục vụ cho con người về phương diện vật chất, người viết mạo muội nói lên một vài cảm nhận qua bài thi kệ của Mãn Giác Thiền sư để được dịp trao đổi cùng các bậc thức giả, nhằm mang lại món ăn tinh thần cho dân tộc nói riêng và cộng đồng loài người nói chung. Đang khi cầm chung trà, miếng mứt để thưởng thức hương xuân lan tỏa, chúng ta, đồng thời, cũng nên lẳng lặng cảm nhận niềm an lạc, trước một mùa xuân mới, mùa xuân của thời tiết. Nhưng nó lại mang sức sống rừng rực dâng lên khiến cho lòng người hân hoan thư thới, lạc quan yêu đời và ngừơi sống vì mọi người, trên tinh thần vô ngã, vị tha và bình đẳng. Đó là bức thông điệp của Mãn Giác Thiền sư đã gởi cho chúng ta từ nhiều thế kỷ qua!

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Delhi, 01.11.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2011(Xem: 7564)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
28/01/2011(Xem: 5856)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
28/01/2011(Xem: 4331)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
25/01/2011(Xem: 3954)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
23/01/2011(Xem: 2979)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3234)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 3824)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 4663)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 2784)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3072)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567