Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng Mười Nhớ Mạ

06/01/201921:11(Xem: 3557)
Tháng Mười Nhớ Mạ
me-con-02
THÁNG MƯỜI NHỚ MẠ
(Bùi Công Nguyên, cuối tháng 10 âm lịch năm 2018)

Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.

Con biết rất rõ ngôi mộ của mẹ chỉ là một nấm mồ do một đứa cháu đắp lên để làm nơi cho con cháu về thăm chứ thực sự làm gì còn xương cốt của mạ dưới đó bởi ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh nơi làng mình đã bị bom B52 đào xới thành từng hố sâu từ hồi năm 1968.

Tháng 10 âm lịch đối với con là ngày mạ lìa đời, bỏ lại một đứa bé 11 tuổi, tứ cố vô thân vì sau khi mạ mất hai người chị của con cũng mỗi người đi ở đợ một ngã. Còn nhớ như in, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, mạ đã trăn trối rằng mạ rất lo rồi sẽ không có ai giúp nuôi con ăn học nên người.

Và đúng như mạ nghĩ, chẳng bao lâu sau, con đã trở thành một đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ và đi chăn bò thuê để kiếm cơm sống qua ngày. Rồi sau khi bị Tây bắt bỏ tù ở nhà lao Hồ Xá vì họ nghi con làm liên lạc cho Việt Minh, con đã đi làm việc vặt tại nhà của một bà vợ lính Tây, rồi xin đi làm bồi trong những câu lạc bộ Pháp, và sau cùng trôi dạt vào sống trong một trại mồ côi dành cho con lính ở Huế. Và cũng chính từ ngôi trường mồ côi này, nhớ lại sự lo lắng của mạ, con đã cố gắng không ngừng học tập, chịu khó, chịu khổ, từng bước và từng bước, khoảng trên 10 năm sau con cũng có được học hàm học vị đại học và có một chỗ đứng không đến nổi quá tầm thường trong xã hội tại miền Nam, và con cũng đã rất vui về nổ lực phi thường của con. Con vui vì, ngoài mục tiêu làm việc để sống, con cũng đã làm được một số công việc giúp cho giới trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên.

Ngày mạ còn sống con có một khoảng thời gian ngắn của tuổi thơ bên mạ. Kỷ niêm thân thương nhất của con với mạ là trong những đêm hè trời nóng, mạ ngồi nhai trầu còn tay thì cầm chiếc quạt mo cau giỗ giành cho con có giấc ngủ được yên bình. Lúc ấy còn quá nhỏ để con có thể được phép hỏi về quá khứ của mạ. Chỉ biết quê mạ ở Ba Đồn, lấy ba quê ở Vĩnh Linh làm vợ thứ hai sau khi người vợ đầu của ba đã mất. Nhiều câu hỏi về gia đình, quê quán của mạ cho đến tận bây giờ con chưa có câu trả lời. Nhưng qua con mắt tuổi thơ của con ngày ấy và ngay cả bây giờ nhớ lại, mạ không phải là một người có quá khứ êm đềm và hạnh phúc như những người phụ nữ khác ở quê mình.

Cũng trong những đêm hè ấy, giữa hai giấc ngủ, con được nghe tiếng hát văng vẵng trầm buồn của những người lái buôn từ trên những con đò dọc chạy xuôi ngược trên sông Châu Thị chảy ra sông Hiền Lương. Ngày nay không còn nữa bóng dáng của những con đò dọc và sông Châu Thị cũng đã có một cây cầu nên cả những chuyến đò ngang cũng vắng bóng luôn.

Cạnh bên làng Châu Thị có một cái đình và một ngôi chùa của làng Đơn Duệ được bao quanh bởi một khu rừng thưa cũng biến mất. Ngôi đình làng điển hình rất rõ nét cho một xã hội nhỏ cá lớn nuốt cá bé, chính vì tệ nạn đó mà mạ đã cố gắng cho con đi học để sau này con không bị hành hạ, bắt nạt. Nhưng ngôi chùa thì con rất thích vì tiếng chuông mõ trong những mùa Vu Lan đã làm cho con cảm thấy gần mạ hơn, yêu thương mạ sâu lắng hơn. Cả quá khứ vui ít buồn nhiều ấy bây giờ thật sự đã tan biến mất. Mạ hãy nghĩ còn sợi dây nào nữa để níu kéo, vẫy gọi, một ông già bây giờ đã trên 80 tuổi, trở về lại với quê xưa?

Chưa hết, không như những vùng đất khác ở miền Trung, nơi con sinh ra không có ai giàu sang phú quý, chỉ có đất cày trên sỏi đá và gió Lào thổi tróc mái nhà vào mùa hè và gió bấc lạnh buốt trong những đêm đông không có tấm chiếu đủ lành lẹ để đắp. Nơi con sinh ra cũng là nơi mà mọi người phải làm lụng vất vả từ sáng sớm đến chiều tối quanh năm mới có đủ hạt gạo và củ khoai củ sắn để sống qua ngày. Bụng đói khoác chiếc áo tơi cời đi chăn bò vào mùa đông bây giờ nhớ lại con vẫn còn cảm thấy cái lạnh buốt xương. Con thấm thía vô cùng vị trí vào đời quá mỏng của con. Và có lẽ cũng chính nơi quê hương nghèo khó này đã hun đúc con thành con người miệt mài tìm con đường sống cho bản thân và những người cùng chung số phận như con.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2011(Xem: 10779)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6698)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11987)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11260)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5568)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10859)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8486)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7384)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2956)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
21/02/2011(Xem: 8506)
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]