Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

165. Tôn Thái Lai nén giận mời tri kỷ

31/10/201818:29(Xem: 7074)
165. Tôn Thái Lai nén giận mời tri kỷ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 165:
Tôn Thái Lai nén giận mời tri kỷ

Mãnh anh hùng đánh nhầm Pháp Nguyên tăng




Thấy mọi người tay cầm đao thương côn trượng kéo nhau chạy tới Vạn Trân lầu, Liêu Đình Qúi nói:

- Các vị đã tới rồi à? Họ Trịnh đang ở trên lầu đó.

- Vâng!

Mọi người đáp xong kéo nhau lên lầu, nhìn thấy Trịnh Hùng đều ngạc nhiên. Những người này đều thọ Ơn Trịnh Hùng cả. Mỗi năm theo thời tiết rủi có kẹt đều chi đều kiếm Trịnh đại gia hết, vì họ biết Trịnh Hùng là người khẳng khái, ai đến mượn tiền, ít nhiều không câu nệ. Trịnh Hùng không để cho về không, thường giúp đỡ bọn họ. Hôm nay gặp Trịnh Hùng, họ đều tiu nghỉu, cả đến trợn mắt cũng không dám. Trịnh Hùng hỏi:

- Các vị đến đây làm gì thế?

- Trịnh gia, có phải ngài đến mắng chửi Tôn Thái Lai đó không?

- Vâng phải đấy.

- Nếu biết lão nhân gia thì chúng tôi cũng chẳng đến làm chị Trịnh đại gia tại sao tìm Tôn Thái Lai làm chi vậy? Chúng tôi xin khuyên can ngài.

- Không cần làm thế! Chuyện này các vị không xen vào được đâu.

- Chúng tôi muốn xen vào cũng không được. Giúp lão nhân gia thì thiệt cho hắn quá, trái lại cũng không thể giúp hắn chống lại với đại gia.

- Ta cũng không cần giúp đỡ. Các vị hãy đi đi!

Mọi người kéo nhau xuống lầu, nói:

Vụ này chúng tôi giúp không được, nói với chưỡng quỹ các người kiếm mời một cao minh khác.

Nói xong, họ tự giải tán. Liêu Đình Qúy thấy vậy mới nói:

- Cả bấy nhiêu người toàn là đầu voi đuôi chuột cả.

Hắn đâu biết rằng Trịnh Hùng giao thiệp rộng hơn Tôn Thái Lai nhiều.

Liêu Đình Qúy còn đương tức giận thì thấy Ma diện hổ Tôn Thái Lai trở về dắt theo một vị Hòa thượng trán trợt. Vị Hòa thượng này nguyên là người ở đảo Liên Hoa trên núi Lục An, kêu là Thần quyền la hán Pháp Nguyên. Ông ta đến Lâm An chơi, thường ăn cơm ở Vạn Trân lầu. Tôn Thái Lai lân la bắt chuyện, biết Hòa thượng có một bản lĩnh kinh người nên kết làm bằng hữu. Hai người rất thân với nhau, Tôn Thái Lai mời Hòa thượng về nhà mình ở. Hôm nay gặp chuyện này, Tôn Thái Lai nghĩ: "Nếu mời người khác, họ không đánh được Trịnh Hùng vì người hắn quen biết quá nhiều. Phải kiếm ai lạ mặt mới đánh hắn được".

Tôn Thái Lai biết Thần quyền la hán Pháp Nguyên bản lảnh cao cường mà võ nghệ lại xuất chúng, bèn trở về nhà gặp Pháp Nguyên, kiếm chuyện đặt điều nói dóc:

- Này Pháp sư huynh, cửa tiệm tôi chắc bán không được rồi đây.

- Tại sao vậy? Không có vốn có hề chị Ta có bạc đây, chú cứ lấy mà dùng.

- Không phải vậy, vốn thì có rồi. Hiện tại ở thành Lâm An này có một tên Thiết diện thiên vương Trịnh Hùng. Hắn ta là ác bá ở địa phương, kết giao với quan trưởng, quấy động nha môn, áp bức người lương thiện. Hắn thường đến tiệm tôi ăn cơm, không trả tiền không nói chi, hắn còn nhăn mũi trợn mắt, ăn rồi đập dĩa chơi nữa. Hôm nay hắn lại đến, bước vào cửa, nói: - Tôn Thái Lai, Trịnh đại gia hôm nay chiếu cố đến tiểu tử mi đây! Phổ ky khuyên giải, hắn lại mở miệng mắng chửi lung tung. Tôi ở trong phòng chưởng quỹ không trả lời, nếu trả lời tức thì sẽ đánh nhau thôi. Có người khuyên hắn nên lên lầu uống rượu tôi mới về đây. Huynh nghĩ xem, tôi như vầy làm sao đánh nhau với hắn cho được?

Pháp sư nghe đặt điều như vậy bèn nói:

- Không hề chi, để tôi đi báo thù cho chú! Chú không tiện trở mặt với hắn thì cứ gọi hắn ra chỉ cho tôi, tôi sẽ phân tài cao thấp với hắn chọ Nếu tôi có đánh chết hắn, chú không cần phải lo lên quan. Chú cứ nói họ giành ăn uống sanh ra ấu đả, chú nói không biết gì hết thì thần tiên cũng lần không ra. Còn phần tôi trở về đảo Liên Hoa ở núi Lục Yên, họ đâu có cách nào bắt hung thủ được.

- Được! Tôn Thái Lai nói.

Pháp Nguyên cùng Thái Lai đi thẳng về Vạn Trân lầu. Tới nơi, Pháp Nguyên đứng ngoài cửa, nói:

- Chú kêu hắn ra đây.

Thấy Tôn Thái Lai lên lầu, Trịnh Hùng trợn hai mắt đỏ ngầu, nói:

- Tôn Thái Lai, ta đến kiếm mi đây.

- Được, mi đến kiếm ta, ngoài cửa cũng có người đang kiếm mi nè, ra đó đi!

- Được, ngươi chuẩn bị núi dao chảo dầu, họ Trịnh ta muốn đến tìm ngươi, nào có sợ gì.

Nói rồi Trịnh Hùng xuống lầu bước ra ngoài xem, thấy đứng trước mặt mình là một ông Hòa thượng trán trợt, mình cao chín thước, tam đình nở rộng, tóc để xõa, nịt một chiếc kim cô, mình mặc tăng y bằng đoạn màu lam làm nổi bậc bâu áo màu xanh, vớ trắng tăng hài xanh, mặt như màu chàm, đôi mi màu đỏ quạch trên đôi mắt vàng thau, hai chùm lông đen áp đầy hai tai, trông vẻ dữ tợn như ôn thần, mạnh như thái tuế, tay cầm một phất trần sáng lóe. Tôn Thái Lai lấy tay chỉ, nói:

- Vị Hòa thượng này tìm mi đó.

Trịnh Hùng biết đó là nanh vuốt của Tôn Thái Lai, mới nói:

- Ông là người xuất gia, ta với ông không quen biết nhau, trước đây không oán gần đây không thù, ông tìm ta để làm gì?

- Mi có phải là Thiết diện thiên vương không?

- Vâng, chính tôi. Ông là ai?

- Sái gia là Thần quyền la hán Pháp Nguyên. Ta tìm mi tại vì mi đến phá bĩnh việc buôn bán tại địa phương này, không việc ác nào không làm. Sái gia hôm nay đặc biệt đến để kết thúc tánh mạng của mi đây.

- Hay cho tăng nhơn, ông có tài cán bao nhiêu mà dám ngông cuồng huênh hoang như thế?

Nói xong cử quyền nhắm Pháp Nguyên đánh tới. Pháp Nguyên lật đật cử quyền đón đỡ, hai người thi thố hết tài năng đánh nhau một trận. Thật là kỳ phùng địch thủ, tướng ngộ tương tài! Trịnh Hùng vốn có tài năng xuất chúng, gặp được danh nhân dạy dỗ; còn Pháp Nguyên cũng là người tinh thông quyền cước, bản lãnh cao cường. Hai người trao đổi quyền cước bất phân thắng bại. Người xem vây quanh mỗi lúc một nhiều, nhưng không ai dám nhảy vào khuyên can, vì họ đều biết rằng Trịnh Hùng là nhân vật nổi tiếng của địa phương, còn Ma diện hổ cũng là ác bá của nơi này, hai bên đều không dễ gì vây vào nhau. Trịnh Hùng đang đánh nhau với Pháp Nguyên chưa phân thắng bại, lúc đó Tế Điên ở trên lầu mở cửa sổ nhìn xuống, nói:

- Chà, không xong rồi! Đánh nhau rồi hả, mau can ra chớ!

Mấy phổ ky trong quán rượu đều nói:

- Các vị xem ông Hòa thượng ăn quỵt uống chực kìa, thiệt là đáng ghét!

Câu nói đó cũng không quan trọng, nhưng nhè gặp phải một đại hán khờ đứng trong đám đông coi đánh nhau, lại nghe được, bèn lầm cho Pháp Nguyên là ông Hòa thượng ăn quỵt uống chực. Đại hán khờ này đã hai ngày chưa ăn cơm, anh ta nghĩ bụng: "Cái ông mặt đen này chắc là chưởng quỹ của tiệm cơm, nhưng vì ông hòa thượng kia ăn quỵt uống chực mới đánh ông ta như thế. Ta phải giúp ông chưởng quỹ mặt đen đó đánh cho ông hòa thượng kia chạy đi, chưởng quỹ quán rượu thế nào cũng đãi mình một bữa cơm".

Nghĩ rồi bèn hươ cây thục đồng côn trong tay nhắm ngay Pháp Nguyên hòa thượng đánh xuống, làm Trịnh Hùng cũng phải ngạc nhiên. Nguyên vị mãnh hán này là người Châu Tuần Điển, họ Ngưu tên Cái, ngoại hiệu là Xích phát ôn thần, con của Kim mao thái tuế Ngưu Hồng, nói theo sử sách thì hắn chính là cháu nhiều đời của Ngưu Cao trong truyện Trịnh Tinh Trung. Tánh tình rất hiền lành ngay thẳng, từ nhỏ được gia truyền một bản lãnh kinh người, sức mạnh vô cùng, nhưng lại rất khờ khạo. Gia tư hắn rất giàu có, nhưng vì khi cha chết, hắn là kẻ nhân sự bất biết nên gia tài sự nghiệp bị người ta phân chia lần hồi đến nỗi cơm không có mà ăn. Hắn cũng chẳng biết làm gì để kiếm sống, mỗi khi đói bụng, thấy người cùng phố dọn cơm hắn nhào lại ăn đại. Người ta thấy hắn có dáng vẻ người lớn bèn cho hắn ăn, nhưng lâu ngày chầy tháng, ai cung phụng cho hắn nổi? Mỗi khi ăn cơm, người ta đều đóng kín cửa lại, sợ Ngưu Cái tới. Nhưng đóng cửa cũng không xong, Ngưu Cái xô cửa vào giựt lấy để ăn. Vì hắn khỏe quá, ai cũng đành chịu, không dám động đến. Ở cùng phố có một người gọi là Ân Nhị Thái Gia, nói: 

- Ngưu Cái nè, ngươi cứ ở nhà hoài hôm nay nhà này, ngày mai ăn nhà kia, coi sao tiện? Có sức lực như ngươi nên đến doanh trại đầu quân đi, một khi điểm binh diễn võ, chắc chắn sẽ được làm quan chức, há không sướng hơn sao? Ngưu Cái vốn là một thằng khờ, hỏi:

- Làm quan chức là chức gì?

- Đề đốc.

- Phải rồi, ta đi làm đề đốc.

- Ta cho ngươi một điếu tiền làm lộ phí, ngươi đi đi!

Ngưu Cái cầm một điếu tiền từ nhà ra đi, cứ đi đại tới trước chớ chẳng biết đi đâu. Hắn nghĩ: "Mình phải hỏi doanh trại ở đâu mới được". Nghĩ rồi, gặp một người đi đường, Ngưu Cái từ phía sau hét lớn:

- Ê, tiểu tử, đứng lại coi!

Người kia ngoái đầu nhìn lại, thấy Ngưu Cái mình cao hơn một trượng, mặt như bùn xanh, tóc đỏ như châu sa, tay cầm cây côn đồng cỡ bằng ly trà. Người đó sợ quá co giò chạy mất. Ngưu Cái thấy vậy nói:

- Hay cho tên tiểu tử này, không nói cho ta biết lại chạy đi chớ!

Hắn thấy một người khác lại kêu:

- Ê, tiểu tử, đứng lại coi!

Người này thấy hắn cũng chạy nốt. Gặp liên tiếp ba bốn người, hễ hỏi tới là chạy. Ngưu Cái bèn nghĩ ra một cách. Gặp một người đi đường, hắn ta bước tới thộp cổ người đó, nói:

- Ê, tiểu tử, đừng có chạy!

Người ấy sợ quá, nói:

- Làm cái gì vậy? Tôi có mắc mớ gì anh đâu?

- Ta hỏi ngươi nè, doanh trại ở đâu? Người hàng phố của ta nói, theo sức lực của ta như vậy đi đầu quân, mỗi khi điểm binh diễm võ, thế nào cũng làm đề đốc.

- Anh thả tôi ra, tôi sẽ nói.

- Ngươi đừng có chạy nhé!

- Ừ, không chạy.

Ngưu Cái mới thả người ấy ra. Người ấy biết hắn là một thằng khờ, mới nói:

- Anh muốn đi đầu quân thì lên kinh đô, nơi đó là chỗ của thiên tử ở, muốn kiếm danh thì ở triều, kiếm lợi thì ở chợ, anh muốn làm quan thì lên trên đó.

Kinh đô ở đâu?

- Ở Lâm An, anh đi về hướng Bắc này này!

Ngưu Cái lại chẳng hiểu biết chi, đi đường thấy quán vào ở, kêu cơm ăn. Hôm sau ăn rồi định đi, quán đòi tiền, Ngưu Cái nói:

- Lão gia không tiền, đợi làm quan sẽ trả.

Nói rồi cất chân chạy đi, người ta rượt theo không kịp. Hắn cứ mơ mơ hồ hồ như vậy, không biết Đông Tây Nam Bắc là gì, thời may cũng tới được Lâm An. Ngưu Cái hỏi thăm người ta đi đầu quân ở đâu, có người bảo:

- Anh lên nha môn mà đầu quân.

Ngưu Cái bèn đến nha môn huyện Tiền Đường, thấy ngoài cửa có rất nhiều đương sai đương ngồi, Ngưu Cái nói:

- Tôi đến đầu quân đây!

Trong các đương sai, có một người già hỏi hắn:

- Anh kiếm ai?

- Người hàng phố tối nói sức lực như tôi đi đầu quân, khi điễm quân diễn võ, chắc chắn tôi được làm quan.

Ông già nghe nói, biết hắn là một thằng khờ, bèn nói:

- Anh đến đầu quân mà hiện giờ không có quân vụ, anh phải kiếm người bảo lãnh, tôi sẽ giao cho anh phần sai sự trong quân doanh ăn một phần lương là để giúp anh đấy.

- Để tôi đi kiếm người bảo lãnh.

- Phải đấy!

- Ngưu Cái bỏ đi ra ngoài, gặp một người đi đường, chưa hề quen biết, hắn kêu:

- Ê, chú đừng đi, vô bảo lãnh cho tôi coi!

- Cái gì? Tôi bảo lãnh cho chú à?

- Trong doanh trại giao cho tôi một việc ăn một phần lương để giúp đỡ tôi. Chú bảo lãnh cho tôi đi.

- Tôi không quen với chú mà!

- Kể như mình quen với nhau đi.

- Không được đâu.

- Không được thì ta đi tìm người khác vậy.

Hắn tìm mãi đến cửa Tiền Đường, thấy Trịnh Hùng vớI Pháp Nguyên đang đánh nhau. Nghe Phổ ky hô hòa thượng ăn uống quỵt, Ngưu Cái tưởng lầm Pháp Nguyên là hòa thượng ăn quỵt uống chực, còn Trịnh Hùng là chưởng quỹ của tiệm, Ngưu Cái nhảy vào xách thục đồng côn nhắm ngay Hòa thượng đập xuống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17292)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7357)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12469)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6664)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5498)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7570)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5650)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10318)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6381)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3628)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]