Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

109. Ngũ Lý Bia bệnh Tiểu côn lôn

19/10/201812:22(Xem: 6519)
109. Ngũ Lý Bia bệnh Tiểu côn lôn

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 109:
Ngũ Lý Bia bệnh Tiểu côn lôn

Phủ Khúc châu khéo gặp Kim sí điêu

Lôi Minh, Trần Lượng muốn tìm hiểu tam thái gia là ai, thì được phổ ky cho biết:

- Hai vị thái gia muốn hỏi, tôi xin nói cho hai vị biết. Vị tam thái gia này chính là tên ác bá ở địa phương chúng tôi. Hắn ta kết giao với quan trưởng, làm khuấy động nha môn, dân địc phương này ai cũng ghét mà không dám động đến hắn vì trong nhà hắn có nuôi thủ hạ đến 180 tên.

Trần Lượng hỏi:

- Tam thái gia này họ gì?

- Họ Dương tên Khánh, ngoại hiệu là Kim sí điêu.

- Bọn họ chắc có ba anh em ruột. Còn có đại thái gia và nhị thái gia nữa phải không? 

- Không phải đâu! Nghe nói anh em họ đều khác họ cả. Đại thái gia là Trấn sơn báo Điền Quốc Bổn, nhị gia là Kê tử nhãn Khưu Thành.

Lôi Minh, Trần Lượng lúc đó mới vỡ lẽ. Hai người đương uống rượu thì thấy từ bên ngoài một vị quản gia chiếc mũ đội lệch, áo choàng hở cúc, tiến vào hỏi:

- Này chưởng quỹ! Thức ăn xong chưa? Một lát nữa Tam thái gia đến đấy!

Chưởng quỹ đáp:

- Xong rồi mời tam thái gia cứ đến.

Lôi Minh, Trần Lượng bước ra xem hình dáng của tên ác bá như thế nào. Giây lát một tên ác nô bước vào nói:

- Tam thái gia đến!

Phổ ky lật đật hô lớn với mọi người:

- Xin các thực khách đứng dậy, Tam thái gia đến.

Nghe tiếng hô, mọi người ngồi ăn đều đứng cả dậy. Phổ ky lật đật chạy đến nói với Lôi Minh, Trần Lượng:

- Xin hai vị anh hùng đứng dậy cho! Tam thái gia đã đến!

Trần Lượng nói:

- Tam thái gia đến, chúng ta đứng làm gì? Tam thái gia có trả tiền cơm rượu cho ta không?

- Không trả!

- Đã không trả thì chúng ta đứng làm gì?

- Với tôi thì được! Còn với hai vị muốn không đứng dậy chắc không được đâu.

Lôi Minh nói:

- Từ khi ta sanh ra đến giờ, cứ tìm hoài mà không được. Ngày hôm nay ta lại muốn thấy cái không được đó ra làm sao cho biết.

Phổ ky sợ có chuyện xảy ra, mới kêu các thực khách ở phía ngoài đứng dậy để che hai người. Lôi Minh, Trần Lượng lại muốn dòm thấy tên ác bá ra sao, mà không đứng dậy, ngước đầu cũng không thấy, nên đành phải đứng dậy nốt. Từ bên ngoài đi vào ba người. Hai người đi đầu bịt khăn lam bốn góc, mặc áo khoác màu lam, đi quan hài đế mỏng, đều là quan nhân. Hai người này chính là Đao bút tiên sinh ở huyện nhạ Một người họ Tào, một người họ Lự Đi sau cùng chính là tam thái gia. Vị này mình cao 7 thước, đầu đội khăn viên ngoại tiêu diêu màu lam, mình mặc áo rộng, thêu hoa cùng màu, chân mang giày đế mỏng, phục sức văn chẳng ra văn, võ chẳng ra võ, trạc hơn 30 mươi tuổi, gương mặt nhọn hoắc vàng xỉn, cặp chân mày mỏng nằm trên đôi mắt ba góc lấp lánh, lộ vẻ cường tráng nhưng ngầm ẩn quỷ kế đa đoan, biểu hiện dáng vẻ không lương thiện. Lôi Minh dòm thấy bèn nói với trần Lượng:

- Lão tam này! Té ra là tên tiểu tử ấy! Trước kia nó cũng là tên giặc ở Tây Xuyên, không biết bây giờ làm cách nào mà nó giàu có và thế lực như vậy?

Trần Lượng thấy bọn ác bá lên hết trên lầu bèn kêu phổ ky lại hỏi:


- Vị Tam thái gia ấy đến, tại sao mọi người phải đứng dậy như thế? Chả lẽ mọi người đều sợ Ông ta hết sao?

- Xin nói cho đại gia biết, ông ta có bà con với Tần thừa tướng, đừng nói là dân đen, mà ngay cả quan tri huyện ở địa phương cũng không dám động đến ông tạ Nếu có điều gì không vừa ý, ông ta chỉ cần gởi cho Thừa tướng một phong thơ thì quan Tri phủ bị đổi đi tức khắc.

Trần Lượng nghe xong mới hiểu ra, rồi hỏi:

- Vị Tam thái gia này ở đâu vậy?

- Từ tiệm của chúng tôi đây, đi về hướng Bắc, đến ngã tư rồi quẹo về hướng Đông, đến một ngõ hẻm ở phía Bắc đường, gặp một cái cổng lớn hình chữ Bát, đó là chỗ của ông tạ Trong đó có nhiều nhà cửa cao lớn.

Trần Lượng nghe xong gật gù. Ăn uống xong, trả tiền cơm rượu rồi ra khỏi tửu quán đi về phía Bắc. Đến ngã tư, quẹo về hướng Đông, quả nhiên thấy có một cái cổng lớn ở phía Bắc con đường. Hai vị anh hùng dọ xem đường lối xong xuôi bèn tìm một khách điếm day mặt về hướng Đông ở trên đường lớn trong thành. Khách điếm này tên là Úc Khôi Lão điếm. Hai người mới vào khách điếm, tìm một cái phòng day về hướng tây trên viện phía Bắc. Phổ ky lật đật lấy nước rửa mặt pha trà. Trần Lượng nói với Lôi Minh:

- Này nhị ca! Tôi xem tên ác bá này đại khái là không từ việc ác nào. Để tối hôm nay bọn mình đi dò xét thử xem.

Lôi Minh gật đầu đồng ý. Hai người chờ đến canh hai, trong tiệm đều ngủ hết, mới thay đồ dạ hành từ trong phòng đi ra, đóng cửa lại, vẽ dấu hiệu, rồi mới dùng thuật phi thiềm tẩu bích, trong chớp mắt đi đến trang viện của tên ác bá để dọ thám. Đến một ngôi nhà lớn 5 gian ở phía Bắc, 5 gian ở phía Nam, hai bên đều có 5 gian phối phòng, ở hành lang phòng phía Bắc đều có treo bốn cái lồng đèn lụa, ánh sáng lờ mờ càng làm nổi bật ánh sáng rực rỡ từ trong phòng chiếu ra. Lôi Minh, Trần Lượng ở trên mái nhà phía sau của phòng Đông nhìn xuống, thấy trong phòng có hai gia nhân đang lau chùi bàn ghế, một tên gia nhân nói:

- Gia chủ chúng ta có một người bạn mới tới.

Tên gia nhân kia hỏi: - Ai vậy?

- Cản khôn đạo thử Hoa Vân Long nhị thái gia đấy! Lát nữa trang chủ cho mời Hoa nhị thái gia ăn cơm ở đây.

Lôi Minh, Trần Lượng rình nghe rõ hết. Lát sau, thấy từ bên cửa góc phòng phía Tây có ánh đèn dọi sáng và hai tên gia nhân đi ra tay cầm lồng đèn, theo sau là bốn người nữa. Người đi đầu chính là Hoa Vân Long. Người thứ hai mình cao chín thước, tam đình nở rộng, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi màu vàng, bên trên gắn 6 cái kiếng nhỏ, xung quanh có thêu hoa nhỏ, mình mặc áo tiễn tụ bào tay nhỏ bằng đoạn xanh, lưng cột dây loan đái 5 màu để lộ áo chẽn màu xanh đậm, chân mang giầy đế mỏng để lộ đôi vớ anh hùng màu xanh nhạt có thêu 3 đóa hoa phú quý, mặt như dồi phấn, dưới đôi lông mày kiếm là một cặp mắt lộ, đôi tai có lông đen càng làm nổi bật hai má có nhiều vết nhăn, một bộ râu quai nón đâm tua tủa từ mang tai đến dưới cằm. Người này chính là Trấn sơn báo Điền Quốc Bổn. Người thứ ba mặc áo trắng mà gương mặt đen, chính là Kê tử nhãn Khưu Thành. Người thứ tư mặc áo lam nhạt, chính là Kim sí điêu Dương Khánh.

Bốn người này cùng vào Bắc thượng phòng chia nhau ngồi xuống, kế nghe Điền Quốc Bổn nói:

- Hoa nhị đệ, từ ngày chúng ta chia tay thấm thoát 4 năm, ngu huynh lúc nào cũng nhớ đến hoa nhị đệ. Những việc làm nhỏ nhặt ở Lâm An ấy, nếu nhị đệ chịu khó đến đây sớm thì ngu huynh viết cho Tần Thừa tướng một bức thư thâu hồi Hải bộ công văn, kêu Hòa thượng trở về, thì vụ án đã kết thúc từ lâu rồi. Tại nhị đệ không đến, ngu huynh đâu có biết việc ấy như thế nào.

Hoa Vân Long đáp:

- Huynh trưởng ở đây mà em đâu có biết! Gần đây nghe Truy hồn thái tuế Ngô Khôn đại ca nói, em mới biết huynh trưởng ở đây. Em có hai món đồ xin đưa huynh trưởng cất giùm nhé!

- Vật gì thế?

- Em lấy được ở phủ Thừa tướng cái vòng bạch ngọc trong suốt lung linh kỳ ảo và chiếc mão phụng quan có gắn 13 hạt bảo châu. Hai vật này giá trị liên thành, quý vô giá! Nhưng không bán chỗ nào được.

- Này hiền đệ! Chú cứ cất đi, đợi ngày sinh nhật của ngu huynh, lùc đó có nhiều bè bạn lục lâm, trước mặt mọi người chú hãy tặng cho tạ Việc ấy cũng để cho họ thấy được anh em chúng ta quen biết đã nhiếu năm, cũng không uổng công ta thường khen tặng chú! Ta thường đối với bạn bè đề cao chú võ nghệ siêu quần, làm những việc kinh thiên động địa! Chú cứ ở lại đây đi, ta sẽ gởi cho Thừa tướng một phong thơ, bảo đảm với chú rằng việc lôi thôi dó sẽ chấm dứt.

- Huynh trưởng làm sao có liên hệ mật thiết với Tần Thừa tướng thế?

- Hiền đệ không biết chớ, ta với Tần Thừa tướng có quan hệ thân thích. Việc mọn của chú mà sá gì! Nói cho chú biết, vị Tri phủ tiền nhiệm không hợp ý ta, ta viết cho Thừa tướng một phong thơ thì viên tri phủ ấy bị đổi đi tức khắc. Còn bây giờ viên tri phủ họ Trương này, từ khi đáo nhiệm, ta đến thăm hắn một lần, hắn chẳng những không tiếp ta mà lại nói những lời không tình lý, ta đã viết cho Tần Thừa tướng một bức thư rồi. Ta với Thừa tướng là chỗ thân thích, nên được thư hồi âm bảo ta điều tra những lỗi xấu của viên Tri phủ này rồi báo lại với Thừa tướng để xử lý. Ta đã báo có một cái hang ngầm, mà nói thiệt với hiền đệ, ở đây ta không làm thì ai dám làm chứ? Chính ra, cái hang ấy là do ta làm đấy! Mấy người bạn lục lâm tối nay sẽ đến hư trương thanh thế. Ta viết một tờ đơn đem giao cho bọn nha môn của Tri phủ bảo họ làm bộ tìm trên mặt đất. Họ nếu tìm không ra, ta sẽ chỉ cho họ đào lên. Ta còn nghĩ ra một kế này: Tên già giữ hoa viên ở phía sau cũng là người vô dụng, này Khưu nhị đệ! Chú hãy thiến cái bầu của tên ấy đi, đem làm lễ ra mắt quan Tri phủ.

Kê tử nhãn Khưu Thành gật đầu đi ra.

Ngay lúc đó, gia nhân vào bẩm báo:

- Hiện có Tạo nguyệt bồng Trình Chí Viễn và Tây lộ hồ Hạ Đông Phong về tới.

Điền Quốc Bổn bảo gia nhân mời vào. Gia nhân đi ra một lát, đưa hai người vào phòng. Một người mặc áo trắng, một người mặc áo lam nhạt bước vào đại sảnh. Hai bên chào hỏi nhau xong, Điền Quốc Bổn nói:

- Trình hiền đệ, Hạ hiền đệ! Hai chú về đó à? Liệt huynh cảm phiền hai hiền đệ đến chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ ở Lâm An giết ráo Phương trượng, Tri khách, Giám tư... các chức sắc trong chùa, có được không?

Trình Chí Viễn, Hạ Đông Phong nói:

- Chuyện đó dễ ợt! Để chúng tôi đi ngay.

Điền Quốc Bổn nói:

- Vậy thì được! Để ta cấp lộ phí cho hai chú đi nhé!

Hai người vừa bước ra thì Kê tử nhãn Khưu Thành tay xách một cái đầu người máu còn chảy ròng ròng, bước vào đại sảnh nói:

- Thưa huynh trưởng! Anh xem tôi giết xong rồi đây!

Điến Quốc Bổn nói:

- Chú gói lại cẩn thận rồi đem biếu quan Tri phủ.

Lôi Minh, Trần Lượng rình nghe rõ hết, nhưng không biết hắn ta biếu quan Tri phủ bằng cách nào. Trần Lượng nói:

- Nhị ca! Chúng mình đi theo hắn đi!

Lôi Minh gật đầu.

Khưu Thành gói đầu lâu lại rồi thi triển thuật phi thiềm tẩu bích chạy về hướng Tam đường ở nha môn Tri phủ, treo cái đầu lâu trên đòn tay rồi bỏ đi. Lôi Minh, Trần Lượng thấy vậy mới đếm từ Đông sang Tây, bao đầu lâu treo đúng ở đòn tay thứ 17. Lôi Minh nói:

- Này lão tam! Chúng mình đem đầu lâu về treo ở trước cửa nhà Điền Quốc Bổn chơi.

Trần Lượng nói

- Không cần đâu! Sư phụ bảo chúng ta phải ghi nhớ nằm lòng là thấy việc gì thì thấy, chớ đừng nên xía vào chuyện tầm ruồng! Thôi chúng mình về đi.

Hai người bèn trở về phòng trọ. Ngày kế, quan Tri phủ thức dậy, thấy trên đòn tay xà nhà treo lủng lẳng một cái bao, bèn kêu người đếm thử từ Đông sang Tây đúng ở đòn tay thứ 17. Đem xuống mở ra xem, trong gói là đầu lâu của người đàn ông, quan Tri phủ sợ đến mặt mày thất sắc. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17292)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7366)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12479)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6667)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5498)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7570)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5650)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10318)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6381)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3628)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]