Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

155. Gởi bức thư, dùng lời hay khuyên cậu

31/10/201818:16(Xem: 7227)
155. Gởi bức thư, dùng lời hay khuyên cậu

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 155:
Gởi bức thư, dùng lời hay khuyên cậu

Về Linh Ẩn, Quảng Lượng thỉnh Thánh tăng

Vương An Sĩ mở thư ra xem thấy đúng là nét chữ của Lý Tu Duyên, trên giấy viết bốn câu thơ:

Bất tất cầu kinh với lập đàn,

Tu Duyên chưa chết vẫn an khang,

ThờI gian thấm thoát đôi năm nữa,

Tu Duyên có dịp trở thăm làng.

Vương An Sĩ xem thư, "a" lên một tiếng lấy làm kinh dị! Lập tức bảo gia nhân mời ông lão đạo sĩ vào. Gia nhân chạy ra tìm không thấy bóng dáng đâu nữa. Lão tiên ông đã vận cước phong trở về miếu, nói:

- Việc của Thánh tăng dặn, đệ tử đã đưa thư xong rồi.

- Chà, chà, tiên ông không nên quá khiêm nhường như thế, sau này Hòa thượng ta còn có dịp phải nhờ đến sự giúp đỡ của tiên ông mới xong.

- Chỉ cần Thánh tăng đưa tin đến là đệ tử sẽ tới ngay.

Nói rồi bảo đạo đồng dọn rượu. Tiên ông bồi tiếp Tế Điên uống rượu, chuyện trò rất tương đắc. Tiên ông hỏi:

- Thánh tăng tính sẽ đi đâu nữa?

- Ta phải trở về chùa. Hiện giờ trong chùa ta có việc khẩn cấp, có người tìm ta, không trở về không được. Có một điều này, ta muốn mang các đồ đệ ta về hết, chỉ trừ tên tên đồ đệ này, nói là yêu tinh. Nếu về đến Lâm An gặp bọn quan lại có nhiều bất tiện.

- Vậy thì thế này, để đệ tử viết một phong thư sai nó đem đến chùa Tòng Tuyền ở núi Cửu Tòng coi chùa cho Trường Mi La Hán. Trường Mi La Hán Linh Không trưởng lão vốn là Vi Đà chuyển thế, tay cầm Hàng ma bảo sử, làm chưởng giáo trong sơn môn, bao nhiêu yêu tinh trong thiên hạ đều thuộc quyền Linh Không cai quản. Còn trong đạo môn thì thuộc về Tử hà chân nhân Lý Hàm Linh ở Vạn Tòng sơn cai quản. Hai vị này mười năm đi kiểm tra các núi một lần, chắc vài hôm nữa sẽ đến đây. Thánh tăng cứ ở lại đây vài hôm, đợi hai vị ấy tới, đệ tử sẽ giới thiệu cho hai bên biết mặt.

- Ta thật có việc bận. Chúng ta sau này còn có dịp gặp lại. Xin phiền tiên ông viết một lá thư cho đồ đệ ta là Ngộ Thiền cầm đi.

Lão tiên ông viết ngay một lá thư, Tế Điên cầm đưa cho Ngộ Thiền. Ngộ Thiền lãnh thư lập tức cáo từ. Tế Điên bảo:

- Lôi Minh, Trần Lượng hai con cầm cái thiếp này.

Đoạn kề tai dặn: "Phải làm như vậy… như vậy…, đừng làm lỡ việc của ta nhé!".

Lôi Minh, Trần Lượng gật đầu vâng dạ. Tế Điên lại kêu: 

- Ngộ Chơn, con hãy trở về miếu của con đi. Cứ ở yên chờ đợi ít lâu rồi đến chùa Linh Ẩn tìm ta.

Tôn Đạo Toàn gật đầu rồi cùng Lôi Minh, Trần Lượng từ biệt xuống núi. Tế Điên uống rượu với Lão tiên ông xong cũng từ biệt. Lão tiên ông đưa ra tận bên ngoài, Tế Điên nói lời từ biệt rồi dùng pháp, chớp mắt đã về tới chùa Linh Ẩn. Về đến cổng chùa, Tế Điên nói:

- Mệt quá, mệt quá, xin chào!

Vị tăng giữ cửa nhìn thấy, nói:

- Tế sư phó, ông về đấy à? Giám tử Quảng Lượng tìm ông mấy hôm, sai người đến các quán rượu và các nhà thí chủ quen biết hỏi thăm tùm lum hết. Ông mau mau vào trong gặp Giám tử đi!

- Cũng được!

Tế Điên nói rồi khật khà khật khưỡng đi vào chùa. Vừa vào đến bên trong, Quảng Lượng trông thấy, nói:

- Sư đệ mới về hả? Vào phòng ta đi!

- Sư huynh có khỏe không?

- Khỏe! Vào đây, vào đây!

Nói rồi lập tức kéo Tế Điên vào phòng. Quảng Lượng nói:

- Sư đệ, hèn lâu sư đệ không về thăm chùa, hôm nay ta đãi sư đệ đây. Ta biết sư đệ ăn mặn nên ta bảo dọn cho sư đệ một bàn toàn hải vị thượng đẳng. Sư đệ cứ ăn một mình, chúng ta ăn chay không ai bồi tiếp sư đệ đâu. Nào, còn mấy cân rượu Thiệu Hưng lâu năm nữa!

Nói rồi kêu dọn cho Tế Điên một bàn tiệc. Giây lát tiệc rượu đã dọn xong. Tế Điên cũng không giữ kẽ, ngồi ăn tự nhiên. Sau khi uống ba ly rượu. Tế Điên nói:

- Uống rượu của ai thì phải làm việc cho người đó; xài tiền của người, thì phải cứu tai nạn cho họ! Sư huynh hôm nay mời rượu tôi chắc là có chuyện gì đó hả? Thường ngày tôi ở trong chùa uống tí rượu, sư huynh bảo là phạm thanh quy phải phạt 40 hèo, đuổi ra khỏi sơn môn, việc đó cũng là sư huynh nói hết; còn bây giờ sư huynh làm chủ đãi tôi. Sư huynh biết phép mà phạm pháp thì tội nặng gấp đôi đấy nhé!

- Sư đệ đừng nói như vậy, hôm nay chẳng phải ta đãi sư đệ sao? Ngày thường hai ta có lời xung khắc nhau, bây giờ đừng tính nữa nhé! Chúng ta đâu phải người ngoài, sư đệ để bụng làm chi?

- Thôi, sư huynh đừng nói vòng vo nữa, mấy cái lẻ tẻ đó nhắc làm chi, có gì thì cứ nói thẳng ra đi!

- Sư đệ đã nói như thế thì đây!

Day ra ngoài kêu:

- Hai đứa bây vào đây, dập đầu lạy sư thúc nè.

Câu nói đó vừa xong thì từ bên ngoài đi vào hai vị tiểu hòa thượng dập đầu lễ Tế Điên rồi quỳ đó không đứng dậy. Tế Điên thấy hai ông hòa thượng này đều mặt vàng gầy đét. La Hán gia án linh quang biết rõ mọi việc. Hai ông hòa thượng nhỏ này tại sao lại đến đây? Nhân vì ngoài cửa Nam huyện Thạch Kháng có Vạn Duyên kiều. Cầu này đã lâu không được sửa chữa nên bị lở lói không thể đi qua được. Vạn Duyên kiều là một đường lớn, người qua lại rất đông, cầu sập rồi, cách một con sông, người không qua lại được. Về sau có người ở khúc sông này đưa đò. Người đi không, tốn 10 tiền, có gánh phải tốn 50 tiền; một cỗ xe phải 100 tiền; một chiếc kiệu phải 200 tiền. Một ngày đưa đò thâu mấy mươi điếu. Người đi đường chỉ tính được qua bên kia thôi, không nghĩ việc trở lại. Ngày tháng qua, họ dựa vào việc đưa đò gạt gẫm người tạ Có người đưa ra giá rẻ hơn. Người vì của mà chết, chim vì ăn mà tiêu đời; người khác ở bờ bên kia đưa đò giá rẻ bằng phân nửa bên này. Tự nhiên bên này ế ẩm, bèn không cho bên kia đưa nữa. Bên kia nói:

- Anh không đóng thuế anh được đưa, tôi cũng phải được đưa đò chớ!

Việc tranh cải đưa đến đánh nhau, hai bên đều kêu phe mình, đánh nhau cả đám và hai bên đều có người bị thương cả. Nội vụ đưa lên quan huyện Thạch Kháng. Quan Tri huyện thăng đường truyền đưa nguyên bị cáo lên xét hỏi. Hai người, một người họ Triệu là anh cả, một người họ Dương thứ bạ Quan Tri huyện hỏi:

- Tại sao các người đánh nhau thế?

Triệu đại nói:

- Bẩm lão gia, nhân vì Vạn Duyên kiều bị hư lở, người ta không thể đi qua được. Tôi ở bên này đưa đò, anh ta bên kia cũng đưa đò giựt mối của tôi.

Dương Tam thưa:

- Bẩm lão gia, anh ấy đưa đò một người đi không phải trả 10 tiền, có gánh phải trả 50 tiền, một cổ xe phải 100 tiền, một chiếc kiêu phải 200 tiền, tôi đưa với giá rẻ hơn phân nửa nên người ta đi đò của tôi. Anh ta không cho tôi đưa đò nữa nên mới đánh như thế. Anh ta kêu người đánh người làm của tôi bị thương hết.

Quan Tri huyện nghe xong bèn nói:

- Hai cái tên này đều lộn sòng cả! Vạn Duyên kiều là đường cái quan, ai cho các người gạt người rồi sanh sự hả? Ta phạt bọn ngươi mỗi người 500 điếu tiền. Phải giao ngay để sung vào công quỹ sửa chữa cầu, rồi mới kết thúc vụ án. Không như thế, ta sẽ trọng phạt các ngươi.

Hai người này không còn cách nào hơn, mỗi người đành phải nộp 500 điếu tiền để kết thúc vụ án. Quan Tri huyện truyền quan địa phương đến, hỏi:

- Vạn Duyên kiều có thể tu sửa được không?

Quan địa phương đáp:

- Bẩm lão gia, Vạn Duyên kiều này có từ đầu nhà Tống đến giờ. Công trình cầu này rất lớn, sức một người làm không nổi.

Quan Tri huyện nghe nói, lập tức ngồi kiệu đưa người đến Vạn Duyên kiều xem thử, thấy hai bên thành cầu gạch đá đều không có, lại dấu mới cạy gỡ. Quan Tri huyện hỏi địa phương:

- Gạch đá trên cầu đều mất đi đâu?

- Hạ dịch không biết bị ai trộm lấy.

Quan huyện trở về nha môn, lập tức sai người đi khắp nơi tra xét:

- Hễ thấy gạch đá của cầu Vạn Duyên ở nhà ai hãy về bẩm báo cho ta biết, ta sẽ phạt nặng họ.

Quan nhơn lãnh lịnh đi tra hỏi, thấy vách sau chùa Hải Triều có xây gạch đá của Vạn Duyên kiều. Quan nhơn thấy rõ ràng, lập tức về bẩm báo với quan huyện. Tri huyện liền ra trát bắt trói Hòa thượng chùa Hải Triều. Phương trượng chùa Hải Triều tên là Quảng Huệ có hai đồ đệ là Trí Thanh, Trí Tĩnh. Quan nhơn vào chùa Hải Triều trói cổ ba thầy trò dẫn về nha môn. Quan Tri huyện thăng đường dạy đưa các tăng nhơn vào. Quảng Huệ cùng Trí Thanh, Trí Tĩnh thượng đường, mỗi người xưng tên họ xong. Quan huyện hỏi Quảng Huệ:

- Ông đã là người xuất gia, đáng lẽ phải thờ vua giữ phép mới phải, lại vô cớ lấy trộm gạch đá cầu Vạn Duyên bán lấy tiền sửa vách. Ông chịu đánh hay chịu phạt? Nếu chịu đánh, ta sung chùa ông vào công quỹ rồi phạt nặng ông. Còn chịu phạt thì ông phải đi hóa duyên cho ta, hóa đủ một muôn lượng bạc để sửa cầu Vạn Duyên.

Quảng Huệ nói:

- Tăng nhơn xin chịu phạt hóa duyên.

- Các ông tình nguyện chịu phạt hóa duyên thì tốt.

Nói rồi lập tức phái bốn quan nhơn áp giải Quảng Huệ, Trí Thanh, Trí Tĩnh mỗi người mang năm cục gạch đi ngoài phố, bảo phải tay đánh đồng la, miệng nói:

Nói cho liệt vị được nghe liền,

Kẻ đánh đồng la xin hóa duyên.

Thí chủ muốn hỏi: Tại sao thế?

Thưa rằng: Trộm gạch chùa Vạn Duyên.

Bốn vị quan nhơn theo giám sát, không nói thì đánh. Mỗi ngày đi ra mang theo năm cục gạch, ai thấy cũng không chịu thí xả, đều nói:

- Có tiền cũng không thèm cho mấy thằng thầy chùa giặc ấy đâu!

Ba thầy trò gánh của nợ ấy thật chịu hết nổi. Quảng Huệ nói:

- Trí Thanh, Trí Tĩnh, hai con đến chùa Linh Ẩn tìm sư thúc của con hiện đương làm Giám tự nơi đó. Trong chùa này có một vị Phật sống Tế Điên, nói sư thúc con cầu xin Phật sống Tế Điên từ bi hóa duyên giúp chúng tạ Lão nhân gia danh vọng cao lớn, hai muôn lượng cũng hóa được dễ dàng.

Ba thầy trò dúi vào tay quan nhơn hai tiền để trình với quan huyện là ba thầy trò đều bịnh cả. Quan huyện cho phép được nghỉ vì bệnh. Trí Thanh, Trí Tĩnh bèn chạy thẳng đến chùa Linh Ẩn gặp Quảng Lượng, nói:

- Sư thúc ơi, không xong rồi. Thiệt là họa trời sập!

Quảng Lượng hỏi, Trí Thanh mới đem việc trộm gạch, hiện giờ bị tội phải hóa duyên ra sao thuật lại và nói:

- Sư phó con bảo con đến đây tìm sư thúc, nhờ sư thúc năn nỉ với Phật sống Tế Điên giúp chúng con hóa duyên. Lão nhân gia danh vọng to lớn chắc hóa duyên dễ dàng.

- Ông ta có thể có tài năng kỳ lạ cổ quái. Cả thành Lâm An này các thân hào phú hộ, trên từ Tể tướng dưới đến kẻ thứ dân, ai ai cũng kính phục ông tạ Ông ta cũng trị bịnh rất nhiều người. Ngặt nỗi đã lâu ông ta không về chùa. Ông ta có thể là ở một quán rượu nào đó, còn không, có thể là mấy nhà phú hộ trong thành Lâm An.

Nói rồi cho người đi tìm ngaỵ Các quán rượu, các nơi Tế Điên thường lui tới đều có đến tìm mà không gặp. Tìm đến ngày thứ năm, bỗng nhiên Tế Điên trở về. Quảng Lượng đặt tiệc khoản đãi, yêu cầu Tế Công hóa duyên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17276)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7350)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12464)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6663)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5496)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7566)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5650)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10316)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6381)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3628)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]