Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

120. Nơi Song Nghĩa lầu, bọn giặc gạt người Mượn phép hoàn hồn cợt đùa lão đạo

20/10/201815:04(Xem: 7277)
120. Nơi Song Nghĩa lầu, bọn giặc gạt người Mượn phép hoàn hồn cợt đùa lão đạo

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 120:
Nơi Song Nghĩa lầu, bọn giặc gạt người

Mượn phép hoàn hồn cợt đùa lão đạo

Tại Song Nghĩa lầu, Tế Điên ăn uống xong bèn kêu phổ ky tính tiền. Phổ ky tính xong, nói:

- Cộng tất cả là 720 văn.

Tế Điên nói:

- Có là bao, thêm vô 80 cho đủ 800 văn nhé!

- Cám ơn đại sư phó.

- Ngươi ghi sổ cho ta nhé!

- Thế thì đâu có được! Hôm nay tiệm mới khai trương, không thể bán thiếu. Đã giảm phân nửa giá rồi, tất cả đều phải trả bằng tiền mặt mới được.

- Chú không dám ghi sổ hả? Chúng ta phải lên quan mới được.

Phổ ky nghe nói lên quan bèn nghĩ: "Mình cần chi phải phí lời với ổng? Cứ bảo cho chưởng quỹ biết để ông ta quyết định có cho thiếu hay không". Nghĩ rồi phổ ky đến nói với chưởng quỹ:

- Chưởng quỹ ơi! Vị đại sư phó kia ăn hết 800 tiền, ông đòi ghi sổ. Ông nói: Không cho ghi sổ thiếu ông kiện lên quan.

Chưởng quỹ ngước mắt nhìn thấy ông Hòa thượng nghèo khổ hết chỗ nói, bèn bảo:

- Này phổ ky, chú không cần tranh cãi với ông Hòa thượng đó làm gì. Ông ta nghèo quá mà! Ta đã từng sống trong nghèo khổ nên biết cái khó của người nghèo. Chú bảo với ông talà muốn ghi sổ cứ ghi. 

Phổ ky đi ra, nói:

- Đại sư phó! Chưởng quỹ chúng tôi bằng lòng cho ông ghi sổ rồi đó.

- Có ghi sổ thì hãy ghi 2 điếu nhé! Thối lại ta 1 điếu 2 để ta cầm theo tiêu vặt. Bữa nay ta quên mang theo tiền lẻ.

Phổ ky nói:

- Chưởng quỹ nè! Ông có nghe Hòa thượng nói không?

Chưởng quỹ tằng hắng một tiếng, nói:

- Hôm qua mình còn chưa có cơm, hôm nay mình mở tiệm này buôn bán tốn kém đến mấy muôn lượng; kể ra trời có để mắt, hôm nay mình mới có ngày vui vẻ như thế này. Cũng được, Hòa thượng là người xuất gia, ta cho ông 1 điếu 2. Chú nói với đại sư phó rằng: Cái đó coi như ta cúng chùa nhé!

Phổ ky liền lấy 1 điếu 2 đưa cho Tế Điên. Tế Điên nói:

- Ta kêu thêm một bầu rượu với một đĩa nhắm nữa!

Phổ ky nói:

- Chẳng phải hồi nãy ông vừa ăn xong, lại kêu nữa à?

Phổ ky lại lấy rượu và đồ nhắm đem ra, Tế Điên ngồi ăn uống hết. Trong đám thực khách có những người vô lại, thấy Hòa thượng ăn rồi còn đòi tiền, không đưa đòi kéo lên quan. Chưởng quỹ chịu đưa ông ta tiền, chắc là sợ lên quan lắm! Có hai người ăn uống xong kêu phổ ky tính tiền, ăn hết 2 điếu, kêu thối lại 3 điếu, tức là ghi sổ 5 điếu. Chưởng quỹ cũng thối lại cho họ. Tục ngữ có câu: "Cửa lành khó mở, cửa lành cũng khó đóng". Ba người ngồi kế bên ăn hết 3 điếu rưỡi, coi như 4 điếu, bảo ghi sổ 10 điếu, rồi đòi thối 6 điếu.

Chưởng quỹ nghe nói nổ giận, bèn nói lớn:

- Thưa các vị! Tôi mở ra quán cơm này, hôm qua không ăn cơm, hôm nay buôn bán được mấy vạn lượng, số tiền đó đâu phải tôi là kẻ cướp đường giựt dọc, khoét vách ăn hàng, cũng không phải là trộm làm bạc giả. Vừa rồi Hòa thượng đòi thối tiền, tôi biết cái khó của người nghèo, hơn nữa ông là người xuất gia, tôi phải nên thí xả cho ông. Các vị lại bắt chước theo Hòa thượng, ăn 2 điếu đòi thối 3 điếu, tôi nghĩ chúng ta đều là bà con lối xóm, không nên làm như vậy. Đến cái quán nhỏ của chúng tôi mà nói ăn 4 điếu đòi thối 6 điếu! Tới chỗ khác các vị có dám làm như vậy không? Tôi không phải sợ lên quan đâu! Tôi vốn xuất thân từ người nghèo, đến chỗ này cũng hơn một năm rồi. Các vị đừng hiếp đáp tôi chớ! Tôi cũng không để ai hiếp đáp mình đâu! Vị nào muốn thối hử? Bước ra nói nghe coi!

Mọi người nghe nói đều trố mắt ngạc nhiên! Đương lúc ấy, tấm rèm lay động, một người bước vào nói:

- Chưởng quỹ nè! Hứa cho 200 lượng bạc sao không chịu đưa tôi?

Chưởng quỹ dòm lại: Người này đội mũ lệch, mang chiếc áo choàng lớn, hơn 50 tuổi, mặt vàng ệch, đôi chân mày ngắn trên cặp mắt tròn nhỏ, chiếc mũi quặp thòng dưới chiếc trán nhăn nhíu, mấy cọng râu vàng lơ thơ chỗ nơi một cọng. Người này họ Dao tên Biến, tự là Hoang Sơn. Bình thường đi ra ngoài kiếm chuyện gạt người, gây sự lung tung. Hôm nay nghe nói chưởng quỹ Song Nghĩa lầu sợ đến cửa quan, ăn cơm lại thối tiền, tên Dao Hoang Sơn này muốn đến đây để gạt chưởng quỹ. Hắn bước vào cửa liền nói:

- Chưởng quỹ nè! Hứa cho tôi 200 lượng bạc sao không chịu đưa?

Chưởng quỹ nghe nói, khí uất đến tận cổ, liền bước tời chỗ Dao Hoang Sơn cho hắn một bạt tai, nào ngờ bị bạt tai đó Dao Hoang Sơn té nhào tắt thở luôn. Những người uống rượu trong quán nhốn nháo cả lên. Vị chưởng quỹ này họ Lý tên Hưng. Xưa kia làm phổ ky cho tiệm cơm, tánh tình siêng năng cần kiệm, lại thêm tuổi trẻ sức mạnh, rất chu toàn nhiệm vụ. Làm công mấy năm, trong tay để dành được mấy trăm điếu tiền. Có người thấy anh ta có tiền bèn nói:

- Này Lý Hưng! Sao chú không nghĩ đến chuyện lập gia đình để có con cái nuôi dưỡng chớ!

- Tôi cũng có ý muốn đây, ngặt không người nói giúp.

Lập tức có người đứng ra làm mai mối cho cô nương con bà góa phụ già. Hai bên thỏa thuận xong bèn chọn ngày rước dâu. Cưới vợ xong, bà mẹ vợ không người săn sóc đành theo con nương náu với rể. Hai năm sau, gia đình anh thêm hai đứa con nít. Chi tiêu trong gia đình đều trông cậy vào đôi tay của anh tạ Phải nuôi bốn miệng ăn, thu chẳng bù chi! Vừa hay có vị thực khách họ Triệu là một vị tài chủ, thấy Lý Hưng tánh tình hòa nhã mà lâm cảnh túng thiếu như vậy, mới hỏi:

- Này Lý Hưng, chú làm công như vậy mà có đủ nuôi gia đình không?

- Làm sao mà đủ được! ông có cách gì không?

- Để tôi giúp chú! Tôi đưa cho chú 500 lượng bạc, chú tìm miếng đất tốt để mở một quán cơm nhỏ, có được không?

Lý Hưng rất bằng lòng, vì có buôn bán tay nghề càng tinh hơn. Anh lấy 500 lượng bạc làm vốn mở một quán cơm rượu nhỏ ngoài cửa Tiền Đường. Nào hay thời vận bất tề, bán càng ngày càng thua lỗ. Triệu lão đầu thấy Lý Hưng buôn bán không được, một hôm nói:

- Lý Hưng, chú không cần phải lo lắng quá! Chú buôn bán thua lỗ, tôi cũng không đòi tiền lại đâu. Tôi đưa tiền là giúp chú làm ăn đó thôi. Chú bán khá lên tôi cũng không đòi. Chú sập tiệm tôi cũng không để ý.

Lý Hưng không còn cách nào hơn, phải cho phổ ky nghỉ hết, chỉ để lại một chú nhỏ rồi tự mình làm chưởng quỹ, phía sau lấy làm nhà ở, ngày ngày cố gắng duy trì. Một hôm có mấy người cỡi ngựa, đến trước cửa xuống ngựa hỏi:

- Ở đây có chỗ nào sạch sẽ không?

- Vâng, có! Lá Hưng đáp.

Nghe đáp, mấy người ấy xuống ngựa vào quán, giây lát, mấy cỗ kiệu cũng tới nữa. Mấy người ngồi kiệu đều mũ cao áo rộng rất đẹp đẽ. Mọi người kêu dọn cơm rượu lên rồi mang vàng ra cân. Vàng đem cân đều là hiệu móng ngựa, mỗi thỏi nặng 10 lượng. Cân rồi chia mỗi phần 300 lượng, có phần 200 lượng. Chia xong họ không ăn uống gì, lại bảo:

- Cảm phiền chưởng quỹ dẹp đi! Chưởng quỹ bận rộn với chúng tôi quá! Biếu chưởng quỹ 5 lượng bạc đây.

Lý Hưng nói: - Xin cám ơn quý vị đại gia.

Họ đi rồi Lý Hưng nghĩ bụng: "Đương lúc không tiền mà được 5 lượng bạc này, có thể mua thêm một số hàng hóa, cầm chừng được mấy bữa". Nghĩ bụng xong, đứng dậy đi lau bàn ghế, thấy trên bàn còn có một túi bạc, Lý Hưng mở ra xem thấy bên trong có một đính 10 lượng bạc, 20 đính vàng hiệu móng ngựa. Lý Hưng cầm đem vào nhà nghĩ bụng: "Cái này là của mấy người hồi nãy bỏ quên".

Vợ Lý Hưng là Vương thị, hỏi:

- Cái gì vậy?

- Mấy thực khách hồi nãy bỏ quên 20 đính vàng.

Vương thị nhìn thấy, nói:

- Đó chắc là tài thần đấy! Chúng ta hôm nay phát tài rồi. Anh mau đi mua nhang đèn cúng tạ tài thần đi! 

- Làm cái gì kỳ vậy? Cái này có phải của mình đâu? Nếu mình giữ lại sẽ báo mình khổ sở đến chết đấy! Ai đến kiếm, sẽ trả lại cho người ta.

- Nghèo mà còn giở giọng đạo đức! Của tới tay mà không chịu lấy, còn đòi trả lại cho người tạ Thế thì đâu có được!

- Tính như vậy không được đâu! Thôi đem cất, ai có tìm trả lại người ta.

Vợ chồng vì việc này mà sinh ra cãi lộn mãi. Ngày hôm đó không có ai đến tìm. Mãi đến trưa ngày hôm sau có một người cưỡi ngựa từ ngoài bước vào, dáng dấp là người phương xa đến, hỏi:

- Này chưởng quỹ! Quản gia đại nhân chúng tôi hôm qua ăn cơm ở đây có bỏ quên túi bạc lại đây hay không? Đại nhân chúng tôi bảo đến đây hỏi ông thử!

- Ai bỏ quên cái gì nào? Chú nói tôi nghe thử!

- Hôm qua ăn cơm ở đây là bốn vị quản gia của tần tướng phủ. Nhơn vì đi làm phần mộ cho Tướng gia, còn thừa lại 1.200 lượng vàng. Đại đô quản là Tần Nhị, Nhị đô quản là Tần Thuận, Tam đô quản là Tần Chí, Tứ đô quản là Tần Minh, mỗi vị chia 200 lượng, chia phần các a hoàn và vú em 200 lượng, phần các tam gia 200 lượng. Hôm qua trở về thiếu đi một phần, đó là túi bạc gấm màu lam, gồm có 20 đính vàng mỗi đính 10 lượng. Quản gia đại nhân kêu tôi đi hỏi xem có bỏ quên lại đây không?

Lý Hưng lật đật vào nhà trong lấy túi bạc đem ra, nói:

- Chú xem có đúng cái này không?

- Đúng đấy! Chú thiệt là người không mê của! Xin nói cho chú biết: Quản gia đại nhân chúng tôi không biết đích xác là đánh rơi ở tiệm của chú, mà có đánh rơi cũng chẳng ăn thua gì! Bây giờ tôi với chú mỗi người chia nhau 10 đính có được không Chú cũng phát tài mà tôi cũng có lợi.

- Cái đó không được đâu! Nếu tôi muốn lấy tôi nói không có, thế là một mình tôi giữ trọn rồi!

- Cái này là tôi nói đùa với chú đó thôi!

- Để tôi đi với chú gặp quản gia, đưa cái này cho người.

Nói rồi cùng người ấy đến nhà Tần An gặp bốn vị đại gia. Lý Hưng nhìn kỹ, đúng là mấy vị đến ăn cơm ngày hôm qua, bèn lấy túi bạc trao trả lại họ. Tần An nói:

- Ngươi thiệt là người thấy tiền không mờ mắt! Đây, ta cho ngươi 1 đính vàng để uống rượu.

Lý Hưng nói:

- Thưa quản gia đại nhân! Nếu không có việc trả lại tiền, là tôi thích nó. Còn có việc trả này là tôi không thích mà!

- Thế thì tốt! Nếu người không chịu lấy thì cứ về nhà đi.

Lý Hưng tay không trở về nhà. Về đến nhà thấy Vương thị đang khóc, bèn hỏi hỏi:

- Tại sao nàng khóc?

Tôi cùng anh sống cực khổ bảy, tám năm nay, có được vàng, anh không chịu lấy lại đưa trả người ta.

- Ta nói thiệt cho nàng biết: "Cỏ hoang khó béo được ngực gầy, Hoạnh tài không giàu nổi thằng kiếc". Nếu ta giữ số vàng đó chắc là tiêu mạng sớm thôi!

Vì việc này mà hai người gây gổ suốt mấy ngày. Hơn một tháng sau, thấy tiệm bán vải bên kia đường đóng cửa, nơi đó che che đục đục, dựng lên 25 căn nhà và một số lầu ba từng, nói là sẽ mở tiệm cơm, nhà cửa tô vẽ sơn phết rất đẹp đẽ, tất cả đều làm bằng cây gỗ tốt. Lý Hưng nghĩ thầm: "Bậy giữ a! Tiệm cơm lớn này mở ra thì tiệm cơm nhỏ của mình càng ế ẩm mất!". Tiệm cơm lớn đã xây cất xong, để bảng hiệu là Song Nghĩa lầu. Bảng cao hoành trướng đều đầy đủ để chờ hôm sau khai trương. Tối hôm đó, bỗng có một chiếc kiệu đưa đến, có một vị nhị gia cầm phong thơ ến tiệm của Lý Hưng, hỏi:

- Vị nào họ Lý?

- Họ Lý là tôi đây! Lý Hưng trả lời.

- Chú thay đổi quần áo rồi lên ngồi kiệu. Bốn vị quản gia đại nhân chúng tôi mời chú đến gặp.

- Tôi không đi!

- Không muốn đi cũng phải đi.

- Muốn tôi đi thì tôi đi vậy.

- Chú ngồi kiệu nhé!

- Tôi chưa ngồi kiệu bao giờ.

Bảo thay quần áo, Lý Hưng cũng không thay, cùng với vị nhị gia ấy đến Song Nghĩa lầu. Bước vào đại sảnh, Lý Hưng thấy bốn vị quản gia: Tần An, Tần Thuận, Tần Chí, Tần Minh đều có mặt đông đủ. Lý Hưng hỏi:

- Bốn vị quản gia tìm tôi có việc chi?

Tần An nói:

- Hiện nay có một người muốn làm quan, nhờ chúng tôi xin với Tướng gia và cho chúng tôi 50.000 lượng vàng này, mới nghĩ đến chú là người bạn tốt, bèn mở Song Nghĩa lầu này cho chú. Tiền mặt bằng là 8.000 lượng, sửa sang xây cất là 12.000 lượng luôn cả phòng nhà cho phổ ky, kho chứa; chén đĩa đều là đồ sứ Giang Tây, cộng chung là 10.000 lượng; còn thừa 20.000 lượng để làm quỹ buôn bán. Bốn anh em chúng tôi đều đưa hết cho chú. Phòng nhà, buôn bán đều kể là của chú, vì anh em chúng tôi ưa thích lòng tốt của chú! Hôm nay chúng tôi thành thật bàn giao, nếu như về sau chúng tôi có nghèo khổ, không lẽ chú bỏ qua sao?

Lý Hưng không trả lời là không chịu. Lập tức bốn vị quản gia sai dự bị tam sanh làm lễ kết bái. Theo thứ tự tuổi tác, Lý Hưng là người nhỏ nhất, và cũng dẫn Vương thị ra mắt. Hôm nay mới khai trương, những lễ vật đưa đến đều là những người quen biết của bốn vị quản gia, cả đến những nhà buôn, những quan chức lớn nhỏ tại địa phương đều đưa lễ đến mừng. Họ đến mừng với dụng ý làm quen với bốn vị quản gia, khi có việc nhờ đến Thừa tướng phải được các vị quản gia này giúp đõ trước. Trên lầu đầy các thân hữu tiếp rước những người đến chúc mừng. Dưới lầu dành cho các thực khách. Vì vậy hôm nay Hòa thượng đòi tiền thối, Lý Hưng mới nói:

- Hôm qua tôi không cơm ăn, hôm nay có vốn tự lập mở ra tiệm buôn bán lớn này.

Nào ngờ đường oan gia vốn hẹp, Dao Hoang Sơn tới đây nói gạt, bị Lý Hưng một bạt tai ngã ra chết tốt. Các thực khách đều nhốn nháo cả lên. Lý Hưng nghĩa thầm: "Đây là tại mình mạng nhỏ phước kém mới không được hưởng của này đó mà". Nghĩ rồi chuẩn bị lên quan chịu tội. Lúc ấy, bốn vị quản gia trên lầu đã được thông tin mới kêu Lý Hưng lên lầu hỏi thăm. Lý Hưng nói:

- Chỉ tại hắn ta đến gạt tôi đòi 200 lượng bạc, tôi đánh hắn ta một bạt tai, hắn ngã ra chết tốt.

Tần An nói:

- Không hề gì đâu! Hiền đệ cứ an tâm. Ta sẽ dàn xếp cho chú không phải thường bồi gì hết.

Nói xong bảo người gọi Lôi đầu đến. Lý Hưng nhìn thấy vị Lôi đầu này khoảng trên 50 tuổi, mặt vuông, dáng vẻ khác thường. Vị này đứng đầu tám ban của huyện Tiền Đường, hôm nay cũng đến chức mừng. Tần An giới thiệu với Lý Hưng để hai người quen biết. Tần An nói:

- Lôi nhị ca! Về việc này anh có cách gì không? Bất luận tốn kém bao nhiêu, bốn anh em tôi đều cáng đáng hết.

- Phải đó!

Nói rồi bươm bả xuống lầu tìm quan nhân địa phương. Tìm gặp vị này, Lôi đầu nói:

- A, có phải là chú Lưu không kìa!

Lưu Tam nói:

- Lôi đầu! Lâu lắm mới thấy mặt anh đó nghe!

Lôi đầu đưa Lưu Tam đến chỗ vắng vẻ, nói:

- Lưu Tam! Chú lo việc này cho người ta đi! Chú đến đó nói như vầy: - Mi đừng gạt người ta nữa! Trước đây mi gạt tiệm tiền, ta tha cho mi rồi. Bây giờ mi đừng có giả bộ nữa! Chú đem tử thi bỏ ngoài đại lộ, một mặt báo là có thây người đàn ông vô danh, để thừa lại không cứu, quan trên không xét là được! Ta sẽ nói chưởng quỹ tặng cho chú 200 hoặc 300 điếu xài chơi. Chú giúp ta việc đó nhé!

Lưu Tam nói:

- Này Lôi đầu! Anh nói việc đó mà nghe được à! Ba trăm điếu tiền mà bảo tôi đem tử thi đi, việc đó tôi làm không được đâu! Nếu nói vì tình bằng hữu thì có gì phải nói! Còn có 200,300 điếu tiền, tôi không bán dễ dàng như vậy đâu!

- Như vậy là được rồi! Chỉ cần chú nghĩ đến tình bạn bè. Từ đây về sau nếu chú có việc gì cần đến tôi, tôi sẽ hết lòng với chú. Ráng giúp giùm tôi việc này nhé!

Lưu Tam bước lại trước tử thi, nói:

- Mi đừng làm bộ giả chết! Lần trước mi gạt tiệm tiền, ta tha cho mi rồi. Hôm nay nhà người ta mới khai trương, mi đừng quấy rầy nữa. Thôi đi với ta!

Nói rồi bước lại xốc lên lôi đi. Các thực khách đều biết hắn ta đã chết. Đang xốc đi thì nghe bên ngoài có tiếng khóc:

- Cậu ơi cậu! Cậu chết chi mà tức tửi thế này? Cháu phải báo thù cho cậu mới được!

Mọi người nhìn ra thấy có một người mới đến, bộ dáng như thế nào có bài tán miêu tả:

Đội đầu khăn bốn góc,

lạ kỳ chẳng giống ai.

Mình mặc áo vải xanh,

chẳng khác chui từ hầm mỏ.

Đôi chân mày vảnh,

rõ ràng biểu lộ nét gian tà.

Hai con mắt ngựa,

ẩn chứa bao nhiêu mầm họa.

Tai nhỏ lại thêm môi mỏng,

lòng dạ của kẻ phi nhân.

Mũi vẹo kèm theo cổ ngắn,

đúng là tướng của phường gian.

Gặp tiền lật đật làm giấy mượn,

Làm như thiên hạ dốt xài tiền.

Gặp bữa không mời nhào vô đại.

Giống kẻ chết đói bảy mươi đời.

Xui người kiện tụng làm sinh kế,

Gạt gẫm tán gia, nghề kinh doanh.

Người này họ Sử tên Đơn, tự Bất Đắc, ngoại hiệu là Thiết công kệ Thường ngày chỉ lo gạt thiên hạ để kiếm sống. Hôm nay đến Song Nghĩa lầu nghe có việc đánh chết người bèn lật đật chạy đến. Hắn thấy Dao Hoang Sơn là người đồng bọn, bèn nghĩ cách gạt người bằng cách nhận Hoang Sơn làm cậu. Trước sự việc này, Lưu Tam đâu dám đem đi. Lôi đầu bước tới ngăn Sử Đơn lại, nói:

- Chú đi với ta lại đây, ta có việc này cần bàn với chú.

Hai người bước vào Nhã đường. Bên ngoài người ta bu lại xem xác chết thì có một đạo nhân đi tới. Người đó chính là Hoàng diện đạo nhân Tôn Đạo Toàn định kiếm Tế Điên để đấu phép.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17292)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7356)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12469)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6664)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5498)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7570)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5650)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10318)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6381)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3628)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]