Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

121. Người thiện tâm chung cuộc được thiện báo

20/10/201815:06(Xem: 7132)
121. Người thiện tâm chung cuộc được thiện báo

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 121:
Người thiện tâm chung cuộc được thiện báo

Bọn gian hiểm khi người bị người khi

Sử Đơn đương khóc thì từ đầu kia một vị Ban đầu già họ Lôi tên Ngọc đi lại. Vị này là Tổng Ban đầu của 8 ban thuộc huyện Tiền Đường, nhận ra kẻ khóc chính là Sử Bất Đắc, kẻ chuyên xúi người đâm đơn kiện cáo, gạt gẫm người để sinh nhai. Lôi Ban đầu kéo Sử Bất Đắc vào trong nói:

- Sử gia này, đừng khóc nữa! Người chết đó là gì của chú?

- Người chết là cậu của tôi. Lôi đầu đừng can thiệp vào vụ này, tôi phải báo thù cho cậu tôi mới được!

- Sử gia đừng có nóng vội! Chuyện gì cũng có lẽ thiệt của nó. Chưởng quỹ của tiệm cơm này đâu có đánh ông ta, chính ông ta đại khái là uất hơi, bị ngăn ngang, thở không được mà chết. Tại sao lại bảo chưỡng quỹ phải mua cho ông ta một cỗ quan tài? Thôi thì đưa cho chú vài ba trăm lượng để chú coi ngày giờ tẩm liệm chôn cất, đốt giấy vàng bạc cho ông ta cẩn thận là được rồi!

Nào ngờ tên tiểu tử Sử Bất Đắc hầu quan như ăn cơm bữa ấy lại tính như vầy: "Mình đừng trả lời ngaỵ Nếu mình ưng thuận bây giờ, đem Dao Hoang Sơn về tẩn liệm, chôn cất xong họ không đưa tiền, ta làm cách nào đây? Ta cũng không thể lại tố cáo họ được mà ngay cả tánh mạng của mình không chắc yên với họ! Bây giờ ta phải cắn răng chịu ép đưa họ lên quan. Qua một lần quan xử, thế nào họ cũng phải lòi tiền. Có tiền trong tay, mình nói chuyện bằng hữu mới được. "

Nghĩ như vậy rồi, Sử Bất Đắc mới nói:

- Lôi đầu này! Anh đừng xen vô việc này nói chuyện tiền nhiều tiền ít với tôi làm chị Tôi đâu phải đem bán mạng cậu lấy tiền! Tôi chỉ đòi bồi thường nhân mạng của cậu tôi mà thôi.

Lôi đầu khuyên giải cách nào hắn cũng không bằng lòng. Nào ngờ lúc đó có một đạo sĩ đằng kia đi lại. Đạo sĩ ấy chính là Hoàng diện đạo Tôn Đạo Toàn. Lão đạo sĩ này bị Tế Điên làm phép Ban vận lấy hết tiền bán thuốc bánh in cho người khác, giận quá chạy đi kiếm Hòa Thượng đánh cho một trận. Vừa đến đây nghe mọi người xì xầm bàn tán: "Một bạt tai của chưởng quỹ có thể làm chết người đấy! Ghê thật!"

Tôn Đạo Toàn nghe nói bèn bước vào, hỏi:

- Ai là chưởng quỹ?

- Chính tôi! Ông hỏi tôi có việc chi?

- Tôi có thể làm cho người chết sống lại, đứng lên đi chỗ khác rồi mới chết tiếp. Như vậy bớt cho ông việc phải lên quan, ông có chịu thì dọn đãi ta một bữa cơm mà tôi còn hậu tạ ngài nữa.

- Này nhé!

Nói rồi rút kiếm ra, miệng lâm râm niệm thần chú, lập tức bắt hồn lại, tia sáng trên kiếm chiếu thẳng. Lão đạo sắp cho hồn nhập xác, bỗng tia sáng lệch đi, xác chết bất động như cũ. Lão đạo nghĩ thầm: "Lạ thiệt! Nếu không có mao nữ thì chắc là có hiện tượng kỳ lạ đó?"

Lão đạo niệm chú một lần nữa, bắt hồn sắp sửa nhập xác thì tia sáng lại lệch đi. Ba lần đều y như vậy làm đạo sĩ để ý, ngoái đầu lại xem, thì ra đứng đàng sau là một ông Hòa thượng kiếc đang phá phép của mình. Lão đạo sĩ nhìn đúng là Tế Điên, chẳng nói chẳng rằng nhắm ngay mặt Tế Điên thổ "phì" một cái. Tế Điên la:

- Ôi chao, nó giết chết ta rồi!

La xong, Tế Điên ngã xuống, chân giật giật, miệng sùi bọt mép, hết thở luôn. Mọi người nhốn nháo cả lên, nói:

- Không xong, lão đạo sĩ lại giết chết một người nữa rồi!

Quan nhơn địa phương lấy dây sắt trói lão đạo sĩ lại. Lão đạo sĩ chỉ niệm:

- Vô lượng Phật, Vô lượng Phật! Thiệt lạ quá, thiệt lạ quá!

Nói rồi áp giải lão đạo sĩ đi. Ngay lúc đó, thây chết của Dao Hoang Sơn bắt đầu cử động. Mọi người nói:

- A, người chết hồi nãy sống lại rồi kìa!

Sử Bất Đắc đang ở bên trong, nghe la kinh hãi nghĩ thầm: "Dao Hoang Sơn đâu phải là cậu ta! Nếu anh ta sống dậy nói không phải là cháu, làm sao vả miệng anh ta cho kịp?".

- Nghĩ rồi lật đật cùng Lôi đầu chạy theo xác chết đang bước đi. Lôi đầu nói:

- Sử Bất Đắc, chú mau kêu cậu chú ngừng lại đi, ông ta sắp đi mau kìa!

Sử Bất Đắc nghĩ thầm: "Mi đừng có sống, nếu mi sống, ta hết phát tài còn chi! Lần này phải đánh cho mạnh thêm mới được".

Sử Bất Đắc chạy đến nhắm ngay lưng chỗ trái tim của Dao Hoang Sơn lấy sức tống cho một quả. Lôi đầu nhìn thấy, nói:

- Sử Bất Đắc, chú làm gì kỳ vậy? Ông ta vừa tỉnh dậy, sao chú nhè ngay tim của ông ta mà nện? Nếu ông ta chết là do chú mưu hại đó nghe. Mau đỡ ông ta dậy đi!

Sử Bắt Đắc không biết làm sao, đành phải chạy lại đỡ Dao Hoang Sơn dậy, miệng kêu "cậu, cậu" mấy tiếng. Dao Hoang Sơn mở miệng nói:

- Cái thằng chết dầm này, mày là cháu tao mà cứ theo phá việc của cậu mày hoài. Trước đây tao gạt tiệm cầm đồ bị mày phá, lần này cũng lại mày nữa!

Ai nấy nghe Dao Hoang Sơn nói tiếng không giống như khi xưa mà lại giống tiếng nói của ông Hòa thượng kiếc. Lôi đầu lúc đó mới nói:

- Sử Bất Đắc, thì ra các người rủ nhau đến gạt người mà! Chú còn chưa chịu cõng cậu chú đi hay sao? Không cõng đi tôi còng chú lại đó nhé!

Sử Bất Đắc nghĩ thầm: "May mắn, Dao Hoang Sơn không nói mình không phải cháu hắn, là được rồi!"

Không còn cách nào hơn, Sử Bất Đắc đành phải cõng Dao Hoang Sơn đi ra. Lôi đầu sai hai quan nhơn cùng đi theo xem hắn có đem bỏ ở nhà ai không. Sử Bất Đắc cõng thây đi, nhưng hắn không có nhà. Em dâu hắn mở một quán cô đầu ở bờ sông. Hắn cõng Dao Hoang Sơn vào thẳng trong viện. Em dâu hắn nói:

- Trong nhà đang có khách, anh cõng tử thi đi đâu vậy?

- Đừng la, đừng la!

- Sử Bất Đắc nói:

- không phải người ngoài đâu, đó là cậu mình đó!

Nói rồi đi thẳng vào trong thả Dao Hoang Sơn trên giường, lại kêu cậu ơi, cậu hỡi! Không thấy Dao Hoang Sơn ư hử gì cả. Té ra đã chết rồi! Em dâu hắn nói:

- Cái ông dịch vật này, chọc tôi giận bắt chết đi! Mỗi ngày cho anh 500 tiền ăn nhậu rồi còn rước thêm thây ma về báo tôi nữa. Tôi bảo anh đem liệng nó đi cho rồi!

Sử Bất Đắc lật đật mời Nhị đại gia là Cẩu Âm Dương ở sát vách nhà sang, nói:

- Nhị đại gia ơi, cứu tôi với! Giúp ý kiến việc này giùm tôi.

Sử Bất Đắc mới đem chuyện gạt người nói lại. Cẩu Âm Dương nói:

- Thằng nhỏ này cứ gạt người ta mãi, ta nói cũng không chịu nghe! Giờ đây mày phải đi mua một chiếc quan tài, mặc áo sô và nói là để tang cậu. Nếu không như vậy thì mạng mày lên cửa quan như chơi.

- Tôi làm sao có tiền để mua quan tài?


- Ta có ý kiến như vầy: Mày đem bán con em dâu là đủ tiền ma chay hà!

Sử Bất Đắc không cách nào hơn, đành bán cô em dâu để lo việc tang ma cho ông chú giả. Âu cũng là lẽ báo ứng tuần hoàn.

Sau khi Sử Bất Đắc cõng Dao Hoang Sơn đi rồi, các thực khách ở Song Nghĩa lầu mới bàn tán:

- Lý chưởng quỹ vận khí còn đỏ nên mới không gặp việc gì đấy. Còn ông Hòa thượng đó cũng lạ thiệt! Bị Ông đạo sĩ thổi một cái nằm thẳng cẳng luôn!

Một người nói:

- Tôi có thấy thổi hồi nào đâu?

Người ấy bước tới nhìn, thấy Hòa thượng nhếnh mép cười một cái, báo hại anh ta sợ hết cả vía, nói:

- Ôi, sợ bắt chết đi!

- Cái gì vậy? Người kế bên hỏi.

- Hòa thượng nhếnh mép cười với tôi.

- Đừng nói xàm! Hòa thượng chết rồi làm sao cười được?

- Thiệt mà!

Đương nói tới đó, mọi người thấy Hòa thượng lồm cồm ngồi dậy chạy đi. Quan nhơn đương dắt lão đạo sĩ bị trói về nha môn, Tế Điên chạy tới nói:

- Các vị đừng trói lão đạo sĩ, Hòa thượng ta có chết đâu nào?

Quan nhơn trông thấy nói:

- Thế là Hòa thượng còn sống mà!

Nói rồi liền mở dây trói thả lão đạo sĩ. Lão đạo sĩ thấy mặt Tế Điên liền nói:

- Hay cho Hòa thượng! Sơn nhân ta đâu thể để yên cho ngươi?

- Tại sao ông cứ theo gây thù oán với Hòa thượng ta hoài vậy?

- Sư đệ ta là Chữ Đạo Duyên bị Ông chọc tức mà sanh bịnh, ta phải báo thù cho sư đệ ta mới được.

- Chữ Đạo Duyên là tự Ông ấy chuốc lấy thôi, chớ Hòa thượng ta với ông ấy có thù oán chi đâu? Tại ông ấy vô cớ lại giúp đỡ hai tên giặc không quen không biết, muốn khoe tài giỏi đối địch lại với ta thì làm sao ta dung tha ông ấy cho được? Đại khái ông chưa biết lai lịch Hòa thượng ta là ai, để Hòa thượng ta cho ông biết nhé!

Tế Điên nói rồi lấy tay sờ lên thiên linh cái, nơi đó hiển lộ ba đạo Phật quang, linh quang, kim quang chói lòa. Lão đạo sĩ sợ quá, lật đật quỳ xuống lạy như tế sao:

- Té ra Ngài là Thánh tăng đắc đạo, đệ tử ngu muội không biết. Xin Thánh tăng từ bi tha cho, đệ tử xin nhận lão nhân làm thầy.

- Ngươi muốn nhận ta làm thầy, phải biết quy củ này nhé: Ta muốn uống rượu ăn thịt, ngươi phải đi cho ta.

- Con xin hứa.

- Thế thì theo ta.

Hai người cùng đi về chùa Linh Ẩn. Thầy giữ cổng nhìn thấy, lấy làm lạ:

- Lão đạo sĩ này tìm Đạo Tế mấy ngày để gây sự, hôm nay sao lại làm lành với ông ta như vậy?

Tế Điên nói:

- Này Tôn Đạo Toàn, con hãy làm lễ ra mắt đi, đây là sư thúc của con đó.

Tôn Đạo Toàn lập tức thi lễ vị thầy giữ cổng và gọi là sư thúc. Tế Điên lại nói:

- Sư đệ hãy đáp ứng đi.

Thầy giữ cổng lật đật đáp ứng. Tế Điên nói:

- Qúy vị mỗi người cho một điếu tiền về lễ ra mắt nhé!

Thầy giữ cổng nói:

- Tôi không có tiền.

- Không có tiền thì bước tránh ra đi. Đồ đệ cùng ta đi vào chùa nhé!

Vừa vào trong chùa gặp ngay Giám tự Quảng Lượng, Tế Điên bảo:

- Đồ đệ, con hãy ra mắt đi. Đây là đại sư gia của con đó!

Quảng Lượng nói:

- Tôi không có tiền đâu. Thôi, đi ra mắt chỗ khác đi!

Tế Điên dẫn lão đạo sĩ đi thẳng vào chánh điện, đánh trống chuông, tập hợp đại chúng trong chùa lại, nói:

- Thưa các vị sư huynh, sư đệ! Tôi vừa mới thâu một đứa đồ đệ tên là Ngộ Chơn đây.

Chúng tăng đồng nói:

- Xin chúc mừng!

Tế Điên hỏi:

- Đại chúng các vị không có ai đưa lễ vật sao?

Mọi người nói:

- Thầy đã có sự vui mừng, chúng tôi sẽ đưa lễ vật chứ!

Tế Điên nói:

- Đồ nhi nè, thầy dạy con. Nếu con không có tiền, mà ở trong chùa này gặp phòng nào không có người, có món gì con cứ chộp lấy đi. Nếu các vị sư thúc, đại sư gia bắt gặp, cũng còn có ta, không ai nói gì đâu. Thưa các vị, tôi dạy học trò như vậy có đúng không nào?

Đại chúng đều nói:

- Tốt! Nhưng trong bụng lại nghĩ: "Một mình ông ăn trộm cũng đủ quá rồi, nay lại đèo thêm thằng ăn cướp nữa!"

Tế Điên nói xong kêu đồ đệ đi mua rượu thịt. Lão đạo sĩ tự mình hết lòng theo sư phó để học pháp thuật. Ngày đầu đem cầm chiếc mũ để đong rượu mua thịt; ngày thứ hai đem cầm áo bào, tiêu hết, lại cầm đạo bào; cuối cùng lão đạo sĩ cầm luôn chiếc quần dài, coi như toàn bộ tài sản hết sạch. Tế Điên nói:

- Không tiền thì con đi chỗ khác đi! Ta thâu đồ đệ đều có tiền hết, không cần con nữa!

Lão đạo sĩ nói:

- Con không đi, con đợi ở đây hà!

- Con đợi cái gì nào?

- Con đợi gió Tây bắc thổi đến lạnh chết cóng cho rồi!

- Để ta dạy con niệm chú. Niệm như thế này: "Án ma ni bát mê hồng! Án sắc lịnh hích!". Con quỳ xuống mà học.

- Cái đó thì con có thể niệm được.

Đương lúc lão đạo sĩ quỳ xuống, miệng niệm "Án ma ni bát mê hồng! Án sắc lịnh hích!", thì từ dưới đất bay lên một cục gạch nhỏ trúng ngay đầu lão đạo sĩ một cái cốc.

- Thưa sư phó, đó là cái gì vậy?

- Đây là tại thần chú thúc giục đó! Để ta dạy con, con thấy cục gạch phải dập đầu nói:

Cục gạch ở trên, lão đạo xin chào,

Tôi không niệm chú, ông đừng phang tôi.

- Con chắc điên mất! Con không luyện chú nữa!

- Con nếu muốn phát tài phải canh chừng, gặp người nào ở ngoài đi vào chùa kêu lớn một tiếng, đó là người đem tài lộc cho con đó!

Lão đạo sĩ bèn ở trong chánh điện nhìn chăm chăm ra ngoài chờ đợi. Quả nhiên một lát sau, từ bên ngoài có tiếng hô lớn và hai người đi vào.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7906)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4380)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4857)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6295)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7768)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5323)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5388)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4468)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 9004)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 10346)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]