Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

53. Bợm lục lâm lại gặp giặc cướp đường

16/10/201821:09(Xem: 7153)
53. Bợm lục lâm lại gặp giặc cướp đường

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 53:
Bợm lục lâm lại gặp giặc cướp đường

Bày mưu gian vẽ cọp không nên việc



Tế Điên bước vào Hội Anh lầu, chưởng quỹ thấy có ông Hòa thượng kiếc áo quần rách nát không thèm ngó ngàng tới. Chừng bọn Trần Hiếu năm người bước vào, họ chạy tới đon đả:

- Mời quý vị vào trong này.

Tế Điên đứng trước quầy, nói:

- Chưởng quỹ nè, ta cũng vào nữa chứ.

Chưởng quỹ đáp:

- À, Hòa thượng, cũng được, ông vào luôn bên trong đi!

Sáu người đi thẳng vào trong, người hầu bàn chạy tới hỏi:

- Qúy vị muốn lên lầu hay thích ngồi dưới này?

Tế Điên hỏi:

- Ở đây có phòng thanh nhã không?

- Chỉ có một gian thôi, mà vừa rồi có ba người vào đó ăn uống rồi. Xin mời quý vị lên lầu nhé.

- Ta không lên lầu đâu, ta muốn đến phòng thanh nhã kia thôi. Bảo họ nhường chỗ cho bọn ta được không?

- Thế thì không được đâu.

- Có gì mà không được, ta đến phòng thanh nhã đấy.

Nói rồi vén rèm bước vào thấy có ba người đang ngồi ăn uống. Đó là ba anh em bạn mới kết giao, đại ca mời hai em uống rượu. Họ đang nói chuyện với nhau thì thấy bên ngoài bước vào một ông Hòa thượng kiếc, nói:

- Ba vị cứ ngồi đây uống rượu, tiền rượu để tôi trả. Để tôi kêu cho ba vị mấy món ăn nữa nhé!

Ba người đều đứng cả dậy. Vị đại ca nghi Hòa thượng là người thân của hai em mới kết nghĩa, còn hai người kia lại tưởng Hòa thượng quen biết đại ca mình, lật đật vội nói:

- Hòa thượng trả tiền làm chi, xin mời vào ngồi uống rượu cho vui.

Tế Điên nói: Xin mời ba vị.

Nói rồi xoay mình đi ra ngoài, vị đại ca hỏi:

- Này hai em, ông Hòa thượng đó ở chùa nào vậy?

- Tụi em đâu có biết, tưởng là bạn của anh chớ!

- Đâu có phải. Sao lại có chuyện vậy kìa? Thôi, ngồi xuống nhậu tiếp.

Ba người vừa đặt đít xuống, lật đật nhổm lên. Vị đại ca nói:

- Ta vừa ngồi xuống không biết cái gì đó đâm vào đít ta đau điếng.

Hai người kia nói:

- Thôi, kêu chú dọn bàn đem thức ăn sang phòng khác, chỗ này ngồi không khoái tí nào.

Người hầu bàn lật đật dọn mâm đi chỗ khác, Tế Điên và mấy người đi theo thấy họ đã đi ra bèn tiến vào, kêu dọn cơm rượu ra ăn uống. Uống được mấy ly rượu, nghe bên ngoài có người oang oang:

- Chữ Hợp với chữ Xích đừng hở ra nhé. Tụi bầy trẻ đang tìm hợp xích đấy.

Theo tiếng nói, bên ngoài tiến vào ba tên gian dương đại đạo, trong số có Hoa Vân Long. Hoa Vân Long từ khi chia tay với Vương Thông ở Lâm An, hẹn nhau ở quán Thông Thuận tại Thiên Gia Khẩu, nhưng đợi mãi chẳng thấy. Ở trong quán ai cũng tưởng hắn là một đạt quan bảo tiêu. Hắn mướn trọ một gian thượng phòng ở viện sau. Hôm qua hắn ăn cơm tối xong cảm thấy trong người uể oải không an, tóc giống như bị người nắm kéo, thịt đau như dần. Hắn bảo quán tính tiền rồi dặn phổ ky:

- Ta phải đi đây, nếu có người ở Tây Xuyên họ Vương tên Thông đến tìm ta, ngươi nói với anh ấy là ta đã đi rồi hẹn gặp nhau ở nhà anh ấy.

Hắn rời khỏi quán đi ra ngoài thôn. Đã hết canh một, mặt trăng treo lơ lửng, sao sáng đầy trời. Đi ngược 5 - 6 dặm, đến một khu rừng nghe có tiếng ngâm thơ từ trong rừng đi ra. Thơ rằng:

Đã quen từ bé tánh rừng xanh,

Sách đèn biếng nhác chỉ ưa tranh,


Bốn biển nổi trôi trừ dân nạn,

Giang hồ xuôi ngược đến am thanh,

Lương thiện gặp nàn ra tay cứu,

Tham quan ác bá tiễu trừ nhanh,

Đất trời tạm bợ tùy duyên ở,

Nào có kể chi vương pháp hành.

Ngâm thơ xong, vị ấy rút dao hét lớn:

- Này, ai đi qua đường đó, hãy nộp tiền mãi lộ đi, ta sẽ tha chết cho.

Hoa Vân Long nghe nói, hỏi:

- Bạn có phải chữ hợp không?

Người cản đường kia cười hà hà, nói:

- Ta là chữ Hải đây!

- Anh không phải chữ Hợp trong chốn lục lâm sao?

- Ta chẳng biết gì hết!

Nói rồi hươi dao chém tới, Hoa Vân Long cũng rút dao cự địch. Nhìn thấy người ấy mình cao 8 thước, mặc áo thùy lam, mặt như chàm đổ, tóc tợ chu sa, một bộ râu đỏ phất phơ trước ngực, chẳng khác hung thần, mạnh như thái tuế. Người ấy thình lình nhảy trái, đút dao vào bao, nói:

- Ủa, Hoa nhị ca, anh đi đâu vậy? Tại sao phải đi lúc đêm tối như vầy?

Hoa Vân Long nhìn kỹ:

- Té ra Lôi nhị đệ, lại đây anh kể cho nghe, chuyện dài dòng lắm.

Hoa Vân Long bèn đem việc từ Giang Tây tới Lâm An mới kể lại hết, chỉ trừ việc hái hoa ở am Ô Trúc. Người họ Lôi, Hoa Vân Long vừa gặp chính là Lôi Minh, nguyên quán ở Long Tuyền, huyện Đơn Dương, phủ Trấn Giang, cũng là một vị anh hùng lục lâm. Lôi Minh với Trần Lượng là hai anh em kết nghĩa. Họ chia tay đã hơn một năm mà chưa gặp mặt, Lôi Minh đến Trần Gia Bảo tìm Trần Lượng, người nhà cho biết Trần Lượng đã đi Lâm An rồi. Lôi Minh nghe nói không an tâm bèn đi Lâm An tìm Trần Lượng. Hôm nay trên đường vào kinh gặp một người đi ban đêm, Lôi Minh bèn cố ý từ trong rừng đi ra, rút dao chặn đường, nào dè xem lại là Hoa Vân Long, hai người nhận mặt cùng bày tỏ nỗi niềm xa cách. Hoa Vân Long hỏi:

- Lôi nhị đệ, 8 câu thơ hồi nãy là của em sáng tác, em vừa học phải không?

- Không phải đâu, mấy câu ấy là của Dương Minh đại ca đó. Hoa nhị ca, anh ở Lâm An có gặp Trần Lượng không? Tôi đang muốn tìm chú ấy đấy.

- Ta không có gặp Trần Lượng. Theo ý ta, chú không nên đến đó tìm kiếm làm gì. Vì lúc trước ta ở Lâm An giết người ở lầu Thái Sơn, trộm vòng ngọc và phụng quan của Tần tướng phủ. Bây giờ chú đến đó người ta thấy hành tích khả nghi của chú, sinh ra nhiều chuyện lôi thôi bất tiện lắm.

- Có hề chi, chuyến này tôi đến Lâm An chơi, nếu không có việc gì xảy ra thì tốt, còn có vướng bận lôi thôi thì tôi sẽ thế nhị ca nhận giùm bản án là xong. Này nhị ca, anh với tôi cùng lên Lâm An vui chơi một tháng rồi chúng ta cùng về Giang Tây cũng kịp chán mà.

Hoa Vân Long là người không chủ ý, nghe Lôi Minh nói thế cũng cao hứng, nói:

- Chú đã nói vậy, chả lẽ anh chẳng nghe theo. Thôi, chúng mình cùng đi nhé!

Hai người vừa đi chẳng bao xa, thấy trong rừng trước mặt xông ra một người cản đường. Hai người xem kỹ té ra Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Nguyên khi Trần Lượng thấy Tế Điên kiếm nước sôi gội đầu rồi rút dao thái rau cạo tóc cho mình bèn sợ mất vía bỏ chạy tuốt. Sau đó Trần Lượng kiếm một quán trọ vắng vẻ trong thành Lâm An ngụ đỡ. Những sự việc của Hoa Vân Long đã làm ở Lâm An, Trần Lượng đều hay biết. Mấy hôm nay nghe Dã lưu kê tử Lưu Xương bị bắt, Tế Điên vâng lệnh ra khỏi Thành Đô biện án, Trần Lượng bèn đuổi theo Hoa Vân Long báo tin, bảo hắn nên lánh đi xứ khác. Nào ngờ vừa đến đây gặp cả Lôi Minh và Hoa Vân Long. Ba người gặp nhau chào hỏi rồi cùng ngồi xuống đất tỏ bày những việc đã quạ Trời đã sáng bạch, Trần Lượng nói: 

- Bọn ta trước hết hãy đến Thiên Gia Khẩu tắm rửa sạch sẽ, kiếm cái gì lót dạ rồi hãy tính đi nữa.

Hoa Vân Long gật đầu. Ba người cùng đến Thiên Gia Khẩu ăn điểm tâm, uống trà. Trời đã đứng bóng, ba người muốn đi uống rượu bèn rủ nhau đến Hội Anh lầu, Hoa Vân Long nói:

- Hãy dòm coi có tụi két giấu cánh không?

Tế Điên đang ở tại nhã lầu đã thấy biết hết, nhưng chưa vội ra mặt. Ba người lên đến tửu lầu, thấy cũng sạch sẽ bèn kêu mấy thức ăn nguội, một ít trái cây, hai bầu rượu nóng. Chỉ cốt uống ngon chứ không sợ tốn tiền. Phổ ky lập tức đến trước quầy kêu rượu và thức ăn. Không bao lâu, rượu và thức ăn dọn đủ. Ba người vừa ăn uống vừa chuyện trò thật là hào hứng. Thật là:

Rượu gặp tri kỷ ngàn ly ít,

Lời chẳng hợp tai nửa tiếng nhiều.

Lôi Minh nói với Hoa Vân Long:

- Anh cần gì phải đi đâu, Lâm An không có ai biện án thì thôi, còn nếu có người biện án thì để em tính chọ Bất cứ đến bao nhiêu cũng mặc, đến một tên ta tóm một tên, đến hai tên ta cũng tóm nốt.

Trần Lượng nghe nói, lật đật bảo:

- Này Lôi nhị ca, anh đừng có lớn lối. Hiện có Tế Công trưởng lão mang theo hai vị Ban đầu đi theo bắt Hoa nhị ca đó. Vị Tế Công này thông hiểu quá khứ vị lai đó nhe.

Lôi Minh cười ha hả, nói:

- Này Trần lão tam, chú sợ Hòa thượng chứ ta cóc sợ Ổng đâu. Ba người họ kể số gì mà dám bắt Hoa nhị ca chứ? Chẳng phải ta nói phét chớ 200 binh vây chặt nơi đây cũng bắt không được ảnh nữa là cái chắc.

Trần Lượng nói:

- Tại anh không biết mới nói vậy, em xin nói cho anh rõ vị Tế Công trưởng lão này quả là thần thông quảng đại, pháp thuật vô biên đấy. Chỉ cần Ngài nhấc ngón tay lên là đối phương hết cựa quậy.

Nghe nói tới đó, Lôi Minh vỗ bàn hét lớn:

- Trần lão tam, thực tức chết đi thôi, sao chú cứ tâng bốc oai phong của Hòa thượng mà lại mạt sát nhuệ khí của bọn ta quá vậy? Ông Hòa thượng đó không đến đây thì thôi, hễ đến đây thì ta giết ổng ngaỵ Còn ổng không đến hả, đợi bọn ta về Lâm An, hỏi thăm chùa Linh Ẩn tới làm thịt ổng mới hả cơn giận của ta.

- Ấy chết, này Lôi nhị ca, anh đừng nói câu đó phải hay hơn không? Anh không nói thì không có việc gì, chớ nói ra lời rồi thế nào cũng bị Tế Công biết được tới kiếm ngay đấy. Chừng đó mạng ba đứa kể như đi đứt.

Hoa Vân Long nói:

- Thôi, hai chú lo uống rượu đi, may mắn ở đây không có ai. Nếu có ai nghe được chuyện này càng thêm rắc rối. Mấy chú nói năng phải nên giữ ý một chút.

Lôi Minh nói:

- Hoa nhi ca, anh sợ Hòa thượng chớ tôi cóc sợ Ổng đâu.

Mới nói tới đó bỗng nghe dưới lầu có người la lớn:

- Bớ bọn giặc, ta là Hòa thượng tới bắt Hoa Vân Long đây. Bữa nay ta tới tóm trọn ổ không chừa một mống.

Nguyên khi Tế Điên đang ngồi ở Nhã phòng uống rượu cùng bọn Dương Mãnh, Trần Hiếu, hai vị Ban đầu và Phó Hữu Đức, nghe bên ngoài có người nói lóng giang hồ, biết bọ ba người kia đã tới. Để cho họ ngồi vào bàn ăn uống, Tế Điên mới đứng dậy nói với năm người kia:

- Ta đi tiểu một chút.

Nói rồi bước ra ngoài. Vừa nghe Lôi Minh đang giở giọng khoác lác, bèn hô lớn đáp lại và sửa soạn lên lầu bắt Hoa Vân Long. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12458)
Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn.
10/04/2013(Xem: 4052)
Long trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4:15 chiều, vào thời điểm này cậu mợ của Long đang trên máy bay về Việt Nam để thăm mẹ và bà ngoại của Long. Sau bao nhiêu năm vật vã trong đau đớn vì căn bịnh AIDS, và mấy tháng sau này Long sống trong đau đớn cùng cực bởi cơn bịnh hoành hành thân xác, chỉ còn xương và da. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với Long, có lần Long dùng sợi giây sắt cắm vào ổ điện để mong sao điện giựt cho cậu chết, nhưng thật là chưa hết nợ trần nên cậu bị điện giựt bắn rớt từ trên giường xuống đất,...
10/04/2013(Xem: 5357)
Trong cuộc đời, có những mối tình ngắn ngủi thoáng đến thoáng đi, hoặc kéo dài "trong một tháng trong một năm" như cách nói của nhà văn nữ F. Sagan. Cũng có những mối tình lâu dài " tưởng trong giây phút mà thành thiên thu" hay "đem xuống tuyền đài chưa tan". Nhưng tất cả không biết đáng kể hay không nếu đem đặt bên cạnh mối tình lạ lùng của vị cao tăng chùa Shiga.
10/04/2013(Xem: 13065)
Xin được viết đôi dòng cảm nghĩ của mình về tác phẩm Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Số là rất tình cờ, tôi và anh Đoàn cùng dạy lớp mùa Hè ở trường Pacific Lutheran University tại Olympia, Washington State, tháng 6 năm 2001. Hai chúng tôi được xếp chung hai phòng sát nhau trong cư xá giáo sư trường đại học PLU và cũng là hai người Việt duy nhất ở đây. Anh Đoàn dạy môn Psychotherapy (Tâm Lý Trị Liệu) và tôi dạy môn Physiotherapy (Thể Lý Trị Liệu) nên có dịp làm việc chung trong khóa học. Tôi ham thể thao, anh Đoàn ham viết lách....
10/04/2013(Xem: 3687)
Người ta có thể vương vấn mùa thu bằng những điều thật giản dị. Những ai lần đầu trở thành sinh viên sẽ có cảm giác hạnh phúc trong mùa thu trọn vẹn ý nghĩa. Những ai đã qua dốc cuộc đời, mùa thu lá rụng sẽ có dịp để nhìn lại, để chiêm nghiệm cuộc sống. Mùa thu níu giữ chân ta ở lại, níu ta sống chậm hơn và muốn ngoảnh lại phía sau xem mình đã đánh mất những gì, mình còn lại những gì… Có những phút lắng lòng như thế để bước tiếp, dù chặng đường phía trước còn cả một mùa đông.
10/04/2013(Xem: 3567)
Thỉnh thoảng con mới gọi về Việt Nam để hầu chuyện với Thầy, thế mà lần nào con cũng nhõng nhẽo than van với Thầy là mỗi khi nói chuyện với Thầy xong , thì cái hầu bao của con nó lủng đi thật nhiều. Nhưng hôm nay, cái cảm giác lủng hầu bao của con không còn nữa, mà thay thế vào đó là một nỗi đau buồn nào đó thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy cho biết cặn kẽ những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, ...
10/04/2013(Xem: 3666)
Tôi hân hạnh được Thầy Pháp Siêu tức là Nguyễn Thanh Dương trình bày với tôi, Thầy đã phải trải qua nhiều năm sưu tập và dịch thuật một bộ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO gồm có 62 bài Giảng Luận tóm rút các phần tinh hoa đặc sắc. Mỗi mẫu chuyện có nhiều ý nghĩa thâm thúy: xây dựng, thức tỉnh, và giác ngộ cho người đời, Thầy cũng khuyến khích tôi, nếu có phương tiện in ra để phổ biến cho mọi người được xem.
10/04/2013(Xem: 7111)
Pháp Phật rộng lớn thâm sâu, nhưng không ngoài lý Duyên Khởi và lý Nhân Quả. Duyên Khởi hay lý tánh của các pháp. Thật tướng của các pháp chính là không tướng.
10/04/2013(Xem: 4684)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời,...
10/04/2013(Xem: 6240)
Cách đây hơn ba mươi năm, cũng có vài tiểu thuyết gia viết về Lý Công Uẩn. Cốt truyện tuy ly kỳ, câu văn tuy hấp dẫn thực, nhưng các tác giả thường thường đưa vào nhiều chuyện hoang đường để mô tả một nhân vật lỗi lạc với những hành động vượt quá sức tưởng tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]