Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

May một chiếc áo dài

01/02/201706:45(Xem: 3882)
May một chiếc áo dài





ao dai nam



TRUYỆN NGÀY XƯA



                            MAY MỘT CHIẾC ÁO DÀI

       Có một vị quan khách vào một tiệm may, đặt may một chiếc áo dài. Ông chủ tiệm may bước ra từ tốn chào khách. Trong lúc chào khách, ông ta ngầm ngắm khách từ trên xuống dưới một lượt rồi mới lễ phép thưa :

         - Thưa Ngài, Ngài muốn chọn loại vải nào ạ ?

         - Loại vải nào tốt nhất, đẹp nhất thì may cho ta. Ông khách trả lời một cách nghênh ngang không cần suy tính.

        Ông chủ tiệm may vội vàng lấy thước, bút giấy ra, cẩn thận đo đạt cho khách và hẹn ngày lấy áo.

         Một tuần lễ sau, chiếc áo may xong. Ông khách đến lấy áo. Chu choa, chiếc áo sao mà gấm vóc, lụa là cao sang đến thế, mặc vào lại vừa vặn với cái thân người nở nang cân xứng đến thế, đẹp ý lắm lắm !

        Xin được nói thêm một chút ở đây. Ở nước ta, ngày trước trọng chữ Nho, đàn ông thì lấy chiếc áo The, chiếc  áo Thụng, để phân biệt ngôi thứ, phẩm trật mà xum xoe và khúm núm lẫn nhau.

        Trước Công Đường thì quan trên, kẻ dưới;  nơi mái đình làng thì người chiếu trên, kẻ ngồi chiếu dưới;  đi ngoài đường, người cởi ngựa có lọng che, kẻ thấp hèn đội nón tơi, đi chân đất v.v....Còn nửa, lại còn có kẻ mới giàu có phất lên vù vù (sắp thành Đại gia) thường thì hay đi đứng xênh xang, hợm hỉnh, tánh tình luôn  thích khoe khoang của cải... Có tiền có bạc rồi lại muốn có danh, có vọng...với người ta !

        Thế cho nên, nơi chốn đông người họp bàn công tác , bàn việc lớn, vị này đứng lên báo cáo hay, vị khác cũng không kém, báo cáo tốt, đạt chỉ tiêu nhiều hơn năm ngoái, năm kia, xong, vỗ tay bôm bốp rôm rả cả phòng ốc. Hoặc khi có lễ lộc, ăn chơi chè chén,  mâm cao cỗ đầy, rượu vào lời ra, ông này chắp tay xưng tụng  khen tặng ông kia, ông kia lại phải vội vàng chắp tay đáp lễ khen tặng  xưng tụng hết lời, hết vốn lại ông nọ cho phải phép. Thế cho nên mới có câu "Áo Thụng Vái Nhau" là thế !

        Ôi, cái Truyền Thống Văn Hóa của ta sao mà Đẹp thế ! Và cái bệnh Thành Tích kia sao vẫn còn mãi đến ngày hôm nay !

        Lại xin được kể tiếp về chuyện ông chủ tiệm may. Có người hỏi ông do đâu mà ông may áo tài tình đến thế ? Ông chủ tiệm may  đủng đỉnh trả lời :

        - Có gì đâu. Làm nghề nào cũng thế. Lâu năm rồi, kinh nghiệm nó dạy cho ta trở nên chuyên nghiệp trong nghề ấy thôi. Nghề may thì cũng vậy.Cứ mỗi khách vào may áo quần, chỉ cần thấy được cử chỉ, nghe được lời nói, hoặc nhìn cung cách cư sử với mọi người  của khách là ta đoán được ý muốn của khách, sau đó đo và may áo là họ... vừa  ý !

        Này nhé :

        - Một vị khách mới ra làm quan, có chức có quyền buổi đầu, dáng người bệ vệ, ngực nở, đầu cổ, mặt mày luôn ngẩn cao lên nhìn đời, thì vạt trước phải dài hơn vạt sau,  khi bước đi xênh xang ngoài phố, hai vạt áo phải may đề huề ngang nhau, đẹp biết mấy !

        - Một vị khách làm quan nửa đời người rồi, tánh tình trở nên điềm tĩnh, ăn nói chững chạc và đi đứng ngay ngắn hơn trước, hai vạt áo dĩ nhiên phải được may dài đều nhau, cân xứng biết bao nhiêu !

        - Vị quan khách khi về già thì không còn minh mẵn và kiêu hãnh như trước nữa. Tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, mắt mờ, chân run, tay mỏi, lưng còng..., đi đâu cũng phải lom khom chống gậy đi cùng. Đủ thứ bệnh hoạn kéo đến gậm nhấm thân thể con người !

       Cuộc đời đã đi qua, nhìn lại bây giờ, chẳng là cái gì cả, cho dù của cải, tiền bạc vơ vét lúc sinh thời có to lớn là bao đi nữa, cũng không quý bằng sức khỏe như lúc này !

       Chiếc áo dài bây giờ phải đo may sao cho vạt sau dài hơn vạt trước, để hai vạt áo cùng dài đều bằng nhau, đẹp lão vô cùng !

 

        Thưa các bạn, câu chuyện đến đây đươc xem như chấm dứt.Xem xong, các bạn  tự mình suy gẩm nghe !

 

                                                     MÙA XUÂN NHƯ Ý

                                                               *

                                       LI  HAY  Ý  ĐẸP

                                        "Chim khôn  chọn cây lành mà đậu"

                                                                 

                                                                          _______________                                 

 

                                                (Trích trong "Ngày Vui Qua Mau"

                                                                                       sắp xuất bản nay mai)

 

  

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8182)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3758)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 6956)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9367)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3822)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 2990)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5436)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11433)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 7849)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6706)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]