Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn những ngày đông

10/04/201311:47(Xem: 4500)
Tản mạn những ngày đông

muadong_1

Tản mạn những ngày đông

Lam Khê

---o0o---

Tạp bút

1- Trời đã sang đông. Tôi thường nghĩ vậy khi những cơn gió bấc vừa thổi qua, và nhìn lốc lịch trong năm chỉ còn lại vài chục tờ mỏng manh. Ơû cái thành phố phương nam nhộn nhịp này mà nói đến mùa đông, nghe ra chẳng mấy phù hợp. Về mặt địa hình địa lý quả là như thế. Nhưng với tâm lý chung mà hơn hết là trong dòng suy tưởng của tôi, thì mùa đông vẫn hiện hữu theo chu kỳ ở bất cứ nơi nào có sự sống. Còn nơi vùng đất vốn nổi tiếng hai mùa mưa nắng này cho đến cận ngày giáp tết, khí trời vẫn nóng bức khô khan. Thế mà người ta cứ thích gọi là trời đang lập đông, là tiết đông. Năm nào có được chút hơi hướm lành lạnh thì cảnh sắc phố phường như được khoát lên mình một màu áo mới. Đêm đông có khi là những giấc mơ dài thật đẹp- Vì ngày ngắn hơn đêm mà. Đêm đông làm ray rứt thêm nỗi buồn cho người xa xứ. Đêm đông lòng thoáng ngẩn ngơ theo cánh chim trời bay đi...mang theo bao mộng ước một đời người chưa qua hết.

Sáng sớm ngồi vào bàn viết, đầu óc minh mẫn nên ý tưởng dồi dào mặc sức tuôn trên từng trang viết. Nhưng tôi ít có dịp viết vào lúc tinh mơ như thế. Bởi sáng sáng tôi phải leo lên sân thượng tập thể dục, hoặc đi bộ trên con đường lộ trước mặt chùa. Đây là điều bắt buộc phải thường xuyên. Không hẳn vì sức khỏe, mà là việc làm tôi vốn ưa thích mỗi buổi sáng hoặc chiều tối. Lúc này tôi có cả một khoảng không gian vắng lặng để được nhìn, được suy tư mà không sợ những âm thanh ồn ào khuấy động. Nhất là những ngày cận đông, gió trời se lạnh( dù không lạnh thì cũng có gió) Con đường mới mở nên dòng xe cộ qua lại còn thưa vắng. Vào giờ này càng yên tịnh. Thi thoảng cũng xuất hiện vài tiếng rú ga ing ỏi của mấy tay yên hùng xa lộ nghe đến rợn người. Không ít lần vào tuần lễ cuối tháng, lúc đi qua dãy phố không ánh đèn đường, tôi bỗng đứng sững lại khi bắt gặp vầng trăng khuya chênh chếch trên bầu trời còn thẩm tối. Trăng thành phố hiếm hoi là vậy nên dù thế nào nó vẫn đẹp. Ôi! Đẹp lắm. Một mảnh trăng khuya soi cả lối đi về.

Đi bộ. Suy tư. Không gian trầm mặc theo lòng người. Với dòng chảy ngắn ngủi của thời gian ấy mà tôi có thể làm được bao điều- Ngoài việc đẩy lùi bịnh tật, thì đây là bước khởi đầu cho một tâm hồn an tịnh trong lành. Vừa đi, vừa hít thở, mọi suy nghĩ lắng sâu theo từng bước chân trải đều thoăn thoắt. Có nhiều ý tưởng hay đã hình thành trong đầu khi tôi đi thả bộ như thế. Ở đây tôi còn tìm thấy những con người đồng cảm. Ít ra là về phương diện đồng hành vì lợi ích ngày mai( Nhàø Nước lâu lâu thường tổ chức các cuộc đi bộ vì người nghèo là vậy) Những mẫu chuyện lượm lặt, những trang tin thời sự, văn hóa và cả thơ ca đi theo những con người ra đường (dân tri thức mà). Họ bàn thảo vô tư pha lẫn niềm tự hào tự mãn. Tiếng cười tràn ngập trên mọi ngõ đường gốc phố. Niềm vui bất chợt đến, khi người ta đón nhận cảnh yên bình trước ánh ban mai qua hơi thở trong lành chưa bị ô nhiễm bởi bụi đường khói xe. Một thân thể khỏe mạnh, một tâm hồn thanh thản biết yêu thương, chia sẻ và bằng lòng với những gì mình có. Hạnh phúc đôi khi rất đổi bình thường là vậy.

2- Mấy hôm nay thời tiết đang chuyển mùa. Trời buổi chiều thường thâm u và dịu mát. Khi đứng trên tầng hai chánh điện tôi mới cảm nhận rõ điều đó. Ở đây đôi khi cũng chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc thổi về, nên bầu trời thỉnh thoảng cũng se lại chút hanh hao giá buốt. Ba giờ chiều, tôi bước lên chùa đóng chuông. Một mình với trời đất mênh mông rộng thoáng( ở trên lầu cao, giờ này thường không có ai lai vãng) đủ cho tôi lắng động tâm tư theo từng tiếng đại hồng chung ngân vang trầm mặc. Trên bàn Phật bài trí đơn sơ mà vẫn trang nghiêm với đầy sắc hoa tươi cùng khói hương nhẹ bay theo chiều gió. Thiên nhiên đang lúc giao hòa nên tạo cảnh, hay lòng người trong tĩnh lặng mà hiện sinh ra muôn sắc hữu tình?

Chắc hẳn do cảnh lặng tâm yên nên lúc này tôi nghe từng tiếng chuông vừa đánh lên mang một âm điệu trầm hùng sâu lắng hơn mọi ngày. Mà quả thật như vậy. Khi muôn vật đều duy tâm sở biến, thì cảnh sắc trước mắt tôi lúc này cũng từ ý thức hóa hiện ra. Tiếng chuông lay vọng giữa hư không lại được cảm nhận từ tâm thức bình yên, nên vạn nẻo âm dương cũng lâng lâng niềm thoát tục. Qua giây phút tịnh tâm theo dòng cảm xúc, bất giác nhìn lên tượng Phật Bổn Sư và hình như tôi thấy ngài đang mỉm cười. Phật mỉm cười vì thương chúng sanh mê muội, tất bật suốt đời trong nẻo hư danh. Phật cười, một nụ cười an nhiên lạc vị trước cảnh sắc không. Nụ cười ấy ngàn năm trước ngàn năm sau vẫn hiện hữu trong tâm thức chúng ta. Vậy mà đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được nụ cười an lạc luôn nở trên môi người tỉnh giác. Rồi như không muốn bỏ lỡ cơ hội...cùng mỉm cười với Thế Tôn, Tôi lại hướng nhìn đấng Đại Giác Đại Bi rồi sụp lạy, lòng hân hoan theo từng tiếng chuông chiều nhè nhẹ. Niềm vui động lại, ý tưởng bỗng miên man theo ngọn gió đông tàn...

Khung cảnh tịch nhiên này cũng không còn là của riêng tôi nữa. Từ lúc nào, chàng trai trẻ có tên là Phát đang quỳ trước Bảo Điện. Phát đến chùa hằng ngày, thường có mặt trước khi tôi lên đóng chuông, chỉ để lạy Phật rồi về. Lạy một cách thành khẩn. Khuôn mặt người thanh niên ánh lên nét hoan hỷ tự tại như đức Phật Di Lặc ( Mà cậu ta cũng có cốt cách và gương mặt như vậy lắm) Không gian sống của Phát vào lúc này là đoạn đường đi bộ từ nhà đến chùa( nhà gần chùa) Thời gian sống là ngay giây phút hiện tại quỳ dưới bóng từ tôn, với tất lòng được chiêm bái và lễ sám. Mồ hôi ra ướt đẫm mà vẫn tươi tắn trong nụ cười hàm tiếu. Một khuôn mặt tràn đầy ý xuân. Nhìn Phát bất giác tôi nhớ đến phong cách sống của vị thiền sư chứng ngộ, đã để lại bài thơ bất hủ qua bao mùa xuân đạo ...

“-Xuân qua trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già mất rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

Đã biết sắc trần là mộng ảo, thì hoa rụng hoa cười cũng chỉ là hoạt cảnh giữa chốn phù hư; Vậy cớ chi lòng còn buồn vui trước việc xuân đến xuân đi mà hoài tưởng vu vơ về những gì đã mất. Mùa đông đang hiện hữu rồi sẽ qua. Nắng xuân chưa tới rồi sẽ tới. Nghĩ đến việc hoa rụng xuân tàn cũng chỉ mang tính ước lệ cho đời người thấm thoát. Bao cảnh tượng trước mặt, tiếng chuông chùa thoáng vọng bên tai và hình ảnh người thanh niên đang lạy Phật kia như ngầm bảo với tôi rằng:_Trong tiềm thức của mỗi người luôn có sẵn một mùa xuân vĩnh hằng bất diệt. Một mùa xuân không vướng bận thị phi nhân ngã, không bị vay mượn theo những sắc màu hư ảo phù du...

Chặng đường nào rồi cũng qua. Muôn sự đến đi mãi mãi là một vòng xoay bất tận trong cõi luân hồi. Duy chỉ có niềm vui trong ánh đạo mới giúp cho ta có được một nụ cười thoải mái an lành bên đức Phật từ bi luôn hiện hữu.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 7487)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
05/04/2013(Xem: 7926)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5212)
Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
05/04/2013(Xem: 2926)
Trước năm 1975, ba tôi là một thương gia giàu có. Sự giàu có không bắt nguồn ba là quan chức đầy thế lực hay thân cận chính quyền. Ba tôi chỉ là một người dân lương thiện thuần túy. Ngày ba mẹ dắt đứa con trai nhỏ từ Bắc vào Nam, ba mẹ tá túc tại nhà người chú họ bên mẹ. Người chú có một xưỡng sản xuất bánh kẹo, thế là ba mẹ tôi vừa được xem là “con cháu trong nhà” vừa làm việc đắc lực cho chú. Đương nhiên thôi, chân ướt chân ráo vào Nam với hai bàn tay trắng, có nơi ăn chốn ở tạm gọi là an thân còn mong gì hơn. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như thế. Ba mẹ tôi chỉ được nuôi ăn nhưng không nhận được đồng lương nào, dù chỉ vài đồng tiêu vặt.Tiền với ba tôi không phải là cứu cánh, nhưng nó là phương tiện để giải quyết nhu cầu cần thiết, cơ bản của con người.
04/04/2013(Xem: 11680)
Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài? Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay? Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự? Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình? Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
02/04/2013(Xem: 14605)
Khi chọn lựa đề tài và sắp đặt câu chuyện, tôi mong rằng sẽ đi sâu từng chi tiết một, để câu chuyện hữu lý hơn; nhưng trước khi đi Canada lần nầy đã cung đón Đức Đạt Lai Ma về Chùa Viên Giác, nơi tôi đang trụ trì; nên có lẽ Chương đầu của quyển sách nầy, chỉ nói về bậc Thánh nhân ấy, không liên quan trực tiếp đến câu chuyện của quyển sách.
01/04/2013(Xem: 16329)
Mục Lục: HT Thích Như Điển - Xuất gia học đạo - Chùa Phước Lâm - Làm Nhang - Học tập - Về lại chùa Viên Giác - Ngày mất mẹ - Làm đậu hủ - Pháp nạn năm 1966 - Học tán tụng - Về Cẩm Nam - Hội An ngày ấy - Hồi ký - Tết năm Mậu Thân - Thầy tôi - Di tích - Chiếc nón bài thơ - Xa Hội An - Cách học cho giỏi - Lời cuối - Gặp lại nhau - Ba thế hệ đậuTiến Sĩ Mục Lục: Trần Trung Đạo - Lời Ngỏ - Vài nét về Chùa Viên Giác - Thời thơ ấu ở Duy Xuyên - Đến Chùa Viên Giác lần đầu - Rời Chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện - Trở lại Chùa Viên Giác - Sư Phụ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Long Trí - Tưởng nhớ Bổn Sư Thích Như Vạn - Tưởng nhớ HT Thích Tâm Thanh - Phố cô Hội An và những ngôi trường cũ - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi - Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
01/04/2013(Xem: 14572)
101 câu chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm dịch
01/04/2013(Xem: 3055)
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú, với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép cửa, bước ra đường.
29/03/2013(Xem: 3898)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]