Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Về Một Bữa Ăn Sáng

10/10/201406:57(Xem: 4487)
Tản Mạn Về Một Bữa Ăn Sáng
batcomhuongtich2
         
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.

Mấy ngày qua mưa gió dầm dề, không gian nặng nề u ám, thế gian ẩm ướt nhạt nhòa, vạn vật co ro run rẩy trước cơn thịnh nộ của tạo hóa, bão giông. Hôm nay nắng đẹp, mặt trời rạng rỡ giữa không gian trong suốt như pha lê, một nguồn năng lượng khổng lồ từ mặt trời tuôn trào như thác đổ xuống nuôi sống và sưởi ấm thế gian, vạn vật mừng vui hớn hở, nhảy múa tưng bừng.

Anh Sinh rủ tôi đi chợ. Mấy ngày ngồi thu lu như con mèo bên xó bếp, tê cóng tay chân, nay trời trong nắng ấm cũng nên hòa mình vào điệu múa của vũ trụ cho giãn gân giãn cốt. Ngang nhà anh Đẹp, thấy anh đứng trước sân, chúng tôi rủ anh cùng đi cho vui.

Ba chúng tôi bước vào một quán ăn đông khách. Cô chạy bàn mau mắn đến lau dọn một bàn khách vừa ăn xong, mời chúng tôi ngồi và hỏi chúng tôi ăn gì. Anh Sinh hỏi cô ấy quán có gì ăn. Cô ấy liệt kê một hơi nào là cơm, cháo, hủ tiếu, bánh lọt, bún thịt xào…Tôi kêu tô cháo, anh Sinh dĩa cơm sườn, anh Đẹp tô hủ tiếu. Lát sau cô ấy bưng thức ăn ra, riêng tô cháo của tôi có kèm thêm dĩa bánh hỏi nhỏ, hỏi chúng tôi uống gì. Tôi uống trà đá đường, anh Sinh anh Đẹp uống cà phê đá.

Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện. Anh Sinh nhìn lướt qua các món ăn, nói vui: “Cơm cháo hủ tiếu đều làm từ gạo, chỉ khác ở cách làm và tên gọi. Nghĩ ra dân mình giỏi thiệt, rất khéo tay. Nấu khô là cơm, lỏng là cháo, ép thành cọng là bún, cắt thành sợi là hủ tiếu. Nếu không khéo tay làm sao chế ra được nhiều món ăn và nhiều thứ bánh khác nữa, hai anh thấy đúng không?”. Anh Đẹp ngước lên, nói :“Theo tui thì do gạo là chính. Nếu khéo tay sao người ta không làm các loại đậu mè khoai bắp thành nhiều món ăn và nhiều thứ bánh như gạo?”.

Tôi lại nghĩ khác. Nói gạo và khéo tay là hai yếu tố chính làm ra các món ăn và các thứ bánh thì chưa đủ. Bởi vì, chỉ có gạo mà không có phương tiện làm sao nấu thành cơm, xây ra bột? Có cơm có bột mà không có các phụ liệu, gia vị khác làm sao chế biến thành các món ăn và các thứ bánh? Bản thân hạt gạo cũng do thân rễ lá cây lúa cùng đất nước, nắng mưa, sương gió…và cả mồ hôi nước mắt của nông dân hợp lại tạo thành. 
 
Khéo tay cũng không phải trời cho, vốn sẳn có của con người mà phải trải qua quá trình lao động con người mới nảy sinh óc sáng tạo. Do đó, tự hạt gạo và sự khéo tay không quyết định được sự hiện hữu của các món ăn và các thứ bánh mà chúng là tổng hợp của sức lao động, nguyên liệu, phương tiện, phụ liệu, gia vị chứ không có thứ nào là thành phần chủ yếu như anh Sinh và anh Đẹp nói. Nếu thiếu vài thứ hoặc tách rời chúng ra, mỗi thứ đều tồn tại độc lập sẽ không bao giờ có các món ăn và các thứ bánh.

Cách nghĩ của hai bạn tôi thì na ná như khái niệm “hạt cơ bản” xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại. Khái niệm nầy cho rằng nguyên tử là hạt nhỏ nhất, cứng chắc, đầy đặc, không thể phân chia và là “hạt cơ bản” của vật chất, tạo ra vật chất. Từ đó, thuyết nguyên tử được xây dựng và nhanh chóng trở thành cơ sở, nền tảng vững chắc cho triết học và khoa học cổ điển phát triển rực rỡ cùng với những thành tựu to lớn do nó mang lại suốt một thời gian dài. Mãi đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền khoa học hiện đại phát hiện nhiều điều mới mẻ, lạ lùng về nguyên tử thì khái niệm “hạt cơ bản” bị lung lay và gần như sụp đổ.

Những phát hiện mới mẻ, lạ lùng đó cho thấy nguyên tử không phải “hạt cơ bản” của vật chất và tạo ra vật chất, không phải là hạt nhỏ nhất, đầy đặc, cứng chắc mà nó rỗng không, được cấu tạo bởi các hạt nhỏ hơn như electron, hạt nhân, neutron, proton. Ngoài những hạt đó ra, người ta còn tìm được vài trăm hạt khác nữa, tạo nên một thế giới hạt hạ nguyên tử phong phú, đa dạng. 
 
Chúng vừa là khối lượng vừa là năng lượng nằm rải rác khắp nơi trong mạng lưới “trường” bao la trong không gian. Chúng vận động và tương tác lẫn nhau liên tục, tạo ra quá trình sinh diệt của thiên hình vạn trạng hiện tượng và biến cố trong vũ trụ, biến vũ trụ thành một sinh cơ và biến sự vận hành của vũ trụ thành một điệu múa hoành tráng, hài hòa, năng động .    

Thật ra, những phát hiện của khoa học hiện đại không có gì mới mẻ, lạ lùng do chúng đã được Phật Thích Ca biết đến hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Bằng phương pháp quán chiếu, Ngài thấy vạn pháp (mọi sự vật và cả thân ngũ uẩn của chúng ta) đều do duyên sanh, hễ duyên hợp thì pháp thành, duyên tan thì pháp hoại. Do đó, các pháp đều không có tự tánh, tự thể riêng biệt mà Ngài gọi là “bản ngã” (cái tôi, cái ta). 
 
Khái niệm “bản ngã” của Phật giáo tương đương với khái niệm “hạt cơ bản” của khoa học cổ điển, và “duyên” của Phật giáo tương đương với “hạt năng lượng” của khoa hoc hiện đại. Cũng như các hạt năng lượng, không có duyên nào cơ bản tạo ra các pháp mà các pháp được tạo ra bằng sự tương tức tương nhập của chúng với nhau, cái nầy có cái kia mới có, pháp nầy sinh pháp kia mới sinh. Đối với con người cũng vậy, cơ thể chúng ta là tổng hợp của rất nhiều cơ quan, bộ phận và rất nhiều thành phần khác của tự nhiên, xã hội và gia đình từ vật chất đến tinh thần…ngoại trừ cái “bản ngã” là không có. 
 
Nói thế có nghĩa là cơ thể chúng ta không chứa “bản ngã” và tự nó không thể tạo ra cơ thể chúng ta. Nếu lấy ra vài cơ quan, bộ phận của cơ thể, vài thành phần khác của tự nhiên, xã hội và gia đình trong cái tổng thể thì nó sẽ không thành cơ thể con người. Tóm lại, do vạn pháp không có tự tính, tự thể riêng biệt nên chúng chỉ là giả tướng chứ không phải thật tướng.

Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.

Thuyết “Vô ngã” là một trong những nguyên lý tự nhiên được Phật Thích Ca đưa xuống bình diện con người mang tính tâm lý thực tiễn sinh động chứ không mang tính huyền thoại siêu hình và đã được thực tế chứng minh. Ngoài thuyết “Vô ngã” còn có khái niệm Nghiệp (Karma) là đầu mối của mọi cái “Khổ” và nguyên lý vũ trụ luôn luôn vận động, biến dịch mà Phật giáo gọi là “Vô thường”. 
 
Nhà Vật lý học hạt nhân người Mỹ J.R.Oppenheimer (1904-1967) thừa nhận :“những quan điểm chung về nhận thức của con người, được minh họa bởi những phát hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền văn hóa của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay Ấn Độ giáo chúng có một chỗ đứng trung tâm đáng kể. Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm thí dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho một nền minh triết cổ xưa./
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 7598)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
05/04/2013(Xem: 8017)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5265)
Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
05/04/2013(Xem: 3006)
Trước năm 1975, ba tôi là một thương gia giàu có. Sự giàu có không bắt nguồn ba là quan chức đầy thế lực hay thân cận chính quyền. Ba tôi chỉ là một người dân lương thiện thuần túy. Ngày ba mẹ dắt đứa con trai nhỏ từ Bắc vào Nam, ba mẹ tá túc tại nhà người chú họ bên mẹ. Người chú có một xưỡng sản xuất bánh kẹo, thế là ba mẹ tôi vừa được xem là “con cháu trong nhà” vừa làm việc đắc lực cho chú. Đương nhiên thôi, chân ướt chân ráo vào Nam với hai bàn tay trắng, có nơi ăn chốn ở tạm gọi là an thân còn mong gì hơn. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như thế. Ba mẹ tôi chỉ được nuôi ăn nhưng không nhận được đồng lương nào, dù chỉ vài đồng tiêu vặt.Tiền với ba tôi không phải là cứu cánh, nhưng nó là phương tiện để giải quyết nhu cầu cần thiết, cơ bản của con người.
04/04/2013(Xem: 11920)
Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài? Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay? Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự? Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình? Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
02/04/2013(Xem: 14769)
Khi chọn lựa đề tài và sắp đặt câu chuyện, tôi mong rằng sẽ đi sâu từng chi tiết một, để câu chuyện hữu lý hơn; nhưng trước khi đi Canada lần nầy đã cung đón Đức Đạt Lai Ma về Chùa Viên Giác, nơi tôi đang trụ trì; nên có lẽ Chương đầu của quyển sách nầy, chỉ nói về bậc Thánh nhân ấy, không liên quan trực tiếp đến câu chuyện của quyển sách.
01/04/2013(Xem: 16539)
Mục Lục: HT Thích Như Điển - Xuất gia học đạo - Chùa Phước Lâm - Làm Nhang - Học tập - Về lại chùa Viên Giác - Ngày mất mẹ - Làm đậu hủ - Pháp nạn năm 1966 - Học tán tụng - Về Cẩm Nam - Hội An ngày ấy - Hồi ký - Tết năm Mậu Thân - Thầy tôi - Di tích - Chiếc nón bài thơ - Xa Hội An - Cách học cho giỏi - Lời cuối - Gặp lại nhau - Ba thế hệ đậuTiến Sĩ Mục Lục: Trần Trung Đạo - Lời Ngỏ - Vài nét về Chùa Viên Giác - Thời thơ ấu ở Duy Xuyên - Đến Chùa Viên Giác lần đầu - Rời Chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện - Trở lại Chùa Viên Giác - Sư Phụ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Long Trí - Tưởng nhớ Bổn Sư Thích Như Vạn - Tưởng nhớ HT Thích Tâm Thanh - Phố cô Hội An và những ngôi trường cũ - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi - Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
01/04/2013(Xem: 14773)
101 câu chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm dịch
01/04/2013(Xem: 3139)
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú, với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép cửa, bước ra đường.
29/03/2013(Xem: 4116)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]