Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Lời ngỏ (Trần Trung Đạo)

14/04/201412:17(Xem: 9589)
22. Lời ngỏ (Trần Trung Đạo)
blank


Lời ngỏ

blankTháng trước đứng nhìn những người dân Ấn sùng đạo tắm gội trên sông Hằng để xóa đi những vết trần tục hôm qua và làm trong sạch đời sống mới hôm nay, tôi chợt nghĩ, nếu được như vậy thì có lẽ rất nhiều người trong đó có tôi sẽ đến sông Hằng mỗi năm để làm mới cuộc đời mình.

Thật ra không dễ dàng như thế. Quá khứ vẫn còn trong tâm tưởng. Vui buồn, vinh nhục, đúng sai, thăng trầm đã đóng lại thành những ngăn có thứ tự, có tên gọi trong ký ức. Đây là thầy cô cũ, đó là bạn bè xưa, bên kia là chia ly, bên này là hạnh ngộ. Thời gian như lớp sương phủ mỗi ngày một dày thêm trong trí nhớ, nhưng một ngày trời quang mây tạnh, ký ức lại trở về, mang niềm vui đến nhưng cũng có khi hành hạ mình.


Trần Trung Đạo khi học lớp đệ nhất TH Trần Quý Cáp, 1972)



Không biết là duyên hay nghiệp, nhưng đời tôi gắn liền với những ngôi chùa. Chùa Ba Phong ở làng Mã Châu, chùa Viên Giác ở Hội An, chùa Phổ Hiền ở Ngã Tư Bảy Hiền. Ngay thành phố Boston tôi đang sống, trước nhà tôi bây giờ cũng là một thiền viện.

Tôi dọn về đây đã 11 năm. Không bao lâu sau khi ổn định chỗ ở, ngày nọ nhìn ra đường, một tu sĩ Phật Giáo còn khá trẻ đang đứng ngắm căn nhà đang treo bảng bán.Vợ tôi nhìn tôi “Anh đến đâu là có chùa theo đó.”Thật vậy, vài tháng sau, căn nhà của người láng giềng bên kia đường trở thành ngôi thiền viện. Thiền viện Bồ Đề như tên chùa được khắc vào viên đá trước cổng ra vào. Ngoại trừ những ngày lễ lớn ghé qua thăm và chúc sức khỏe các thầy, tôi ít khi đến chùa và cũng không nhớ hết pháp hiệu các thầy. Những buổi sáng mùa thu trời không mưa, tôi ngồi nghe tiếng chổi vọng qua từ ngôi chùa nhỏ bên kia đường. Các thầy trong thiền viện thức dậy rất sớm. Thay vì dùng chiếc máy thổi lá như nhiều người ở xứ này, các thầy vẫn quét lá bằng chổi như những ngày còn ở Việt Nam. Thật lạ, giữa thị trấn sầm uất của phía nam thành phố Boston lại có một khoảng đất nhỏ mang trọn vẹn một khung cảnh, một nếp sống Việt Nam. Thiền viện với mái ngói cong, với tiếng chuông ngân dài hòa trong tiếng lá rơi xào xạc buối sáng cuối thu. Một không khí êm dịu khó có thể tìm đâu trong thành phố kỹ nghệ này.

Tiếng chổi của các thầy vang vọng trong tâm hồn tôi một âm thanh quen thuộc, nhắc nhở tôi về một ngôi chùa ở Hội An, chùa Viên Giác. Vâng, cũng ngôi chùa nhỏ, cũng quét lá trong sân chùa vào mỗi sáng. Nhất là những sáng mùa thu, lá rụng đầy.

Mới đó mà đã hơn 40 năm rồi. Bốn mươi năm mà như mới hôm qua. Cậu bé trong tâm hồn tôi cũng chẳng lớn hơn chút nào từ những mùa thu cũ. Ngày đó, năm giờ sáng, khi phần đông người trong chùa còn ngủ, cậu bé thức dậy bắt đầu công việc mỗi ngày của mình. Cậu bé phải quét lá sớm để bảy giờ thì đi bộ đến trường. Sân chùa rộng, nhiều khi vừa quét xong nhìn lại phía đầu sân bên kia, lá rơi đầy như trước, lại phải quét thêm lần nữa, nếu không thầy trụ trì thức dậy sẽ trách vì nghĩ là cậu bé chưa quét. Cậu bé đó chẳng ai khác mà chính là tôi.

Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn.

Ngày đó, nhiều buổi sáng khi quét lá xong, trời còn sớm tôi ngồi trên bệ đá trước giảng đường học bài. Nhìn những chiếc lá đang nhẹ nhàng rơi xuống, tôi nghĩ về mình và những đứa bé cùng cảnh ngộ. Số phận của chúng cũng mang nỗi cô đơn sâu thẳm và mong manh như chiếc lá đang rơi.

Thế hệ tôi là thế hệ của những chiếc lá bị cuốn đi trong mùa bão lửa. Lá rơi trên đường phố Đà Nẵng. Lá rơi dọc bến xe đò Hùng Vương. Lá rơi vào những hố rác hôi thối ở Hòa Cầm. Lá rơi bên ngoài các căn cứ lính Mỹ. Mỗi sáng, bên ngoài các hãng kem, hàng trăm chiếc lá tuổi mười hai, mười ba sắp hàng chờ nhận kem đi bán. “Trường học”, “mái ấm gia đình”, “tình thương cha mẹ”, “một bữa cơm ngon”, hình như lâu lắm rồi không ai nhắc với chúng những chữ gần như xa lạ đó nữa. Cuộc hành trình chúng tôi đi không có bóng mát. Những bàn chân nhỏ nhoi trên con đường Việt Nam đầy hố đạn.

Tôi thường nghĩ, nếu không có chùa Viên Giác, nếu không có tiếng chuông chùa nhẹ đưa, không có lời kinh khuya ru tuổi thơ nhiều mất mát, cuộc đời tôi, như hàng triệu chiếc lá chiến tranh khác lang thang khắp ba miền đất nước, không biết giờ này về đâu. Cám ơn Đức Phật và những lời dạy của ngài. Tình thương, bao dung và tha thứ như những giọt nước mát rót vào tâm hồn cháy bỏng của tôi thời thơ ấu.

Năm năm sau, vào một buổi sáng mùa thu, tôi đã trở thành một thanh niên 18 tuổi. Hôm đó là ngày tôi lạy Phật ra đi. Lá chưa rơi nhiều nhưng tiếng xào xạc hòa trong cơn gió lớn như cùng tấu lên khúc nhạc tiễn đưa tôi. Tạm biệt chiếc đại hồng chung và những tiếng ngân dài, tạm biệt chiếc giường gỗ và bầy rệp đỏ, tạm biệt chiếc mùng ngăn muỗi nhiều chỗ vá. Không giọt nước mắt nào nhỏ xuống trong giờ chia tay người đi kẻ ở. Tôi tự tay mở cánh cửa sắt nhỏ ngăn hai thế giới và ra đi âm thầm như ngày mới đến chùa.

Nhiều khi ngồi nhớ lại mình và những đứa bé bất hạnh thời chiến tranh, tôi tự hỏi, những chiếc lá vàng trên hè phố Đà Nẵng, trên bến xe đò Nam Lộc, trong hố rác Hòa Cầm ngày xưa đã bay về đâu.

Thời gian âm thầm trôi như dòng sông bất tận. Bỗng dưng tôi thấy thương mình trong thời ở chùa Viên Giác hơn bao giờ. Bỗng dưng tôi thèm được về bên sân chùa cũ ngồi dưới ánh trăng thu để lắng nghe tiếng lá ru như tiếng mẹ vỗ về. Bỗng dưng tôi thèm được hát, bài hát của một thời hoa niên đầy nước mắt.

Tôi sẽ về. Dù bay bao xa, một ngày, chiếc lá cũng sẽ trở về chùa Viên Giác như sư phụ tôi dặn dò trong lần cuối gặp nhau năm 1981. Sư phụ tôi đã viên tịch, cây đa già thân yêu của tôi cũng đã chết nhưng tinh thần Viên Giác vẫn còn sống trong từng hơi thở, từng đoạn văn, từng bài thơ tôi viết hôm qua, hôm nay và mãi mãi sau này.

Những người thân của tôi một thời dưới mái chùa Viên Giác ở hải ngoại không có ai ngoài Hòa Thượng Thích Như Điển.

Nhớ lại, cách đây ba năm, một buổi chiều rất nhớ Hội An, tôi chợt nảy ra một ý kiến viết chung với Hòa Thượng Như Điển một tác phẩm. Thầy viết rất nhiều sách và tôi cũng viết khá nhiều thể loại nhưng chưa có dịp viết chung một tác phẩm để kỷ niệm. Một lần gặp nhau ở Chicago trong dịp tham dự lễ khánh thành Chùa Trúc Lâm do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn trụ trì, tôi bạch với Hòa Thượng ý định đó. Thầy rất vui, đồng ý và đón nhận ý kiến với thái độ có vẻ còn nhiệt tình hơn cả tôi.

Trong nghi lễ Phật Giáo, Hòa thượng Thích Như Điển là một bậc tôn túc cao của hệ phái Lâm Tế Chúc Thánh và một trong những vị lãnh đạo giáo hội, nhưng trong chỗ riêng tư thầy cho phép tôi vẫn xem thầy như người anh lớn như những ngày tôi còn nhỏ ở Hội An. Mỗi lần điện thoại thăm nhau, thầy vẫn một giọng nhỏ nhẹ như ngày nào hoàn toàn khác với cá tính ồn ào sôi nổi của tôi.

Chúng tôi đã sống với nhau một thời gian, tuy không dài nhưng đầy kỷ niệm. Mấy chục năm qua nhưng những năm tháng đó sẽ không bao giờ quên khi trí nhớ tôi còn làm việc. Thầy nghiêm khắc nhưng rất thương yêu và hy sinh cho các thế hệ sau. Niềm vui của thầy là sự thành công của huynh đệ cùng tông môn, của các đệ tử thầy kỳ vọng. Tính của thầy nói là làm, khác với tính của tôi chuyện này cứ xen vào chuyện khác.

Sau mấy chục năm xa cách, chúng tôi gặp nhau lại lần đầu tại đại học Harvard, nơi Thượng Tọa Hạnh Tuấn đang theo học bậc Cao Học Phật Học. Thời gian trôi qua. Thầy không còn là “Chú Điển” và tôi cũng không là “thằng Nhơn quét lá” như xưa. Những sợi tóc ngã màu trên mái tóc tôi và nhiều nếp nhăn trên vầng trán của thầy. Nhưng quá khứ vẫn còn nguyên vẹn. Quá khứ của một ngôi chùa mang nhiều duyên và nghiệp vẫn sống âm thầm trong ký ức chúng tôi. Cuộc đời chỉ là một sân ga trong hành trình sa số kiếp của mỗi con người. Đúng hay sai phân tích cho cùng chỉ là những phán xét chủ quan, giới hạn trong đời sống này. Còn bao nhiêu đời sống khác, còn bao nhiêu điều chúng ta chưa biết hết, chưa hiểu hết.

Như đã hứa với nhau, chúng tôi sẽ viết về thời chúng tôi còn xách nước, quét lá đa, làm tương chao ở chùa Viên Giác. Nếu một người cầm bút mà không viết về nơi mình lớn lên thì còn viết về nơi nào khác nữa.

Hai tháng sau, trong thời gian hoằng dương Phật pháp ở Úc, thầy viết xong phần thầy nhưng tôi thì chưa.

Tôi quá nhiều việc phải làm và việc nào cũng có thời hạn phải hoàn thành, trong gia đình, đời sống, sáng tác, cộng đồng và xã hội. Nhưng lý do chính, những năm tháng tôi ở chùa Viên Giác là những năm tháng buồn nhất đời mình. Tôi viết được ba chương thì dừng lại. Thầy Như Điển nhắc nhở nhiều lần nhưng tôi không viết tiếp được.

Viết về những ngày buồn chẳng khác nào gặm nhấm nỗi đau lần nữa. Thuở tuổi mười ba vô tư, trong trắng, chuyện buồn như nắng và mưa, đến và đi nhiều khi không để lại một nhiều băn khoăn, thao thức trong tâm hồn. Bây giờ thì khác, viết lại thời khốn khó, buồn nhiều hơn vui, không phải dễ dàng. Đại sư Chagdud Tulku từng giảng “sống phải biết buông xả như người đang bơi giữa sông dù gì đi nữa cũng phải tiếp tục bơi”. Biết thế, nhưng không phải nghĩ đúng rồi sẽ luôn làm đúng. Hành trang giúp cho ta có nhiều phương tiện để hoàn thành một chuyến đi nhưng chính hành trang đôi khi cũng là một gánh nặng làm chậm bước đi của mình.

Tuy nhiên, vì đã có duyên với nhau nên trước hay sau gì cũng đến cùng điểm hẹn. Hôm nay, sau nhiều lần được thầy nhắc nhở, tôi cũng viết xong phần mình. Đây không hẳn là một hồi ký đúng với thứ tự thời gian các biến cố xảy ra theo từng năm, từng tháng và cũng không phải là tất cả, mà chỉ là những suy nghĩ còn nhớ được từ những ngày còn nhỏ ở Xuyên Châu, Duy Xuyên, cho đến Vĩnh Điện và cuối cùng là Hội An.

Nhiều chương vừa hoàn tất nhưng một số chương đã viết xong khá lâu, một số chương được chọn từ những bài viết riêng đã lưu hành trên mạng lưới internet và cũng có thể trùng lập trong vài tác phẩm. Dù mới hay cũ vẫn là của tôi, cùng dòng mực và cùng những giọt nước mắt đọng lại sau một hành trình bi tráng.

Mời quý vị đọc và xem đây như món quà tinh thần gởi đến độc giả nhân mùa Vu Lan năm nay.

- Trần Trung Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11717)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
20/04/2020(Xem: 2718)
Thắp xong mấy nén hương trầm, lâm râm khấn vái, dâng lên bàn thờ Phật, rồi bàn thờ gia tiên, dì Thêm thở dài, bước từng bước năng nề xuống bậc cấp cầu thang lát đá nhám màu đen sậm, mắt dõi theo hai bàn chân của mình đổi phiên nhau đặt từng bước xuống lần bên dưới. Cũng là những bước đó trước giờ, nhưng sao tối nay tự dưng dì cảm thấy như mình đang bước dần xuống hố sâu u ám đang chứa đầy nỗi thất vọng, buồn tênh… Hết bậc cấp, dì lê gót đến ngồi phịch xuống ghế sofa êm ái, nhìn bâng quơ qua cửa kính ra ngoài sân, cổng trước… Dì Thêm đang nghĩ về đứa con gái của mình.
16/04/2020(Xem: 4548)
Đường phố vắng hoe. Quán xá đều đã đóng cửa. Chỉ những khu vực chợ búa mới thấy có người tập trung qua lại với biểu hiện vội vội vàng vàng, Đã bước sang ngày thứ mười một của đợt giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.
13/04/2020(Xem: 3203)
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều có những kỷ niệm lần đầu tiên mà mình nhớ mãi và chắc rằng Đại dịch năm nay cũng sẽ là kỷ niệm lần đầu tiên mà cả thề giới sẽ không bao giờ quên khi trận dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt trong xã hội và làm đảo lộn mọi thứ… Trong những ngày này, mọi người bị bắt buộc ở nhà và hạn chế đi lại, mỗi người chọn cho mình một cái gì đó để giải trí, để thư giản, để học hỏi, v.v… QT thỉnh thoảng tìm đọc những quyển sách tiếng Anh có những câu chuyện để chia sẻ trong Ngày Nhớ Ơn Mẹ, Ngày Nhớ Ơn Cha, Mùa Vu Lan… Những con số người chết hằng ngày mỗi gia tăng làm mình cũng xúc động… và QT tìm thấy câu chuyện này xin chia sẻ với cả nhà như là một kỷ niệm của riêng mình… Nguyện cầu Chư Phật gia hộ cho tất cả được nhiều bình an và đại dịch sớm qua mau. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
01/04/2020(Xem: 4131)
Có một thứ được cất giấu, nếu nói là bí mật thì hơi quá, chỉ là hơi kín đáo trong cốp chiếc xe Future còn mới cáu xèng của anh. Anh lẳng lặng ghé chỗ cửa hàng bán vật liệu ống nước và sắt thép để mua nó, cất kỹ, lấy chiếc khăn lông dùng để lau bụi xe mà phủ úp lên che lại. Vợ con của anh chắc là không biết, vì xe là xe riêng của anh, không ai tò mò táy máy mở cốp ra làm gì. Vậy nên, người ngoài càng không hề biết.
01/04/2020(Xem: 5302)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
20/03/2020(Xem: 2887)
Tình yêu không chỉ là cảm xúc của con người, nó còn là cội nguồn của sức mạnh, của tinh thần lạc quan, của lòng dũng cảm và sự kiên cường. Tình yêu giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, giúp ta dễ dàng tha thứ cho những sai lầm và dẫn dắt ta tới những bến bờ hạnh phúc. Đó là buổi tối tháng 6 lộng gió, chàng trai gặp cô gái tại một bữa tiệc ở một nhà hàng gần biển. Cô là người xinh đẹp, dịu dàng và phần lớn khách trong buổi tiệc đều chú ý đến cô. Trong khi đó, chàng trai lại là một người rất bình thường, không có gì đặc biệt, cũng chẳng ai để ý tới anh. Anh cũng dõi theo cô ngay từ khi cô bước vào.
20/03/2020(Xem: 4331)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Chiều về trên sông vắng, Chàng ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước của Sài Gòn. Tức cảnh sinh tình Chàng nhẹ nhàng lôi máy điện thoại iPhone vẫn luôn nhét trong túi ra nhắm một pô thật tình cảm, rồi trong ký ức thời còn đi học luôn bị ông Thầy dạy văn bắt học thuộc lòng các bài thơ Đường hay "Kẻ sĩ" trẹo vần của Nguyễn Công Trứ, Chàng liền xuất khẩu thành thơ ra ngay một câu đã chứa sẵn trong đầu "Bên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Trước là để giải tỏa nỗi buồn cho quê hương đất nước đang điêu linh, sau là xả stress với các tin tức thế giới về con vi-rút độc hại, lỡ mang cái tên mỹ miều là Corona. Tên cúng cơm đầy đủ phải là Covid-19 nghe như mật mã của một điệp viên nổi tiếng cỡ 007 không bằng. Đại để chỉ nêu rõ xuất xứ của cô nàng vi-rút xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
17/03/2020(Xem: 9250)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 12901)
Ngày nay, Sự hiện hữu lạ lùng của mấy con trùng nhỏ nhoi codv19 lại có một sức tấn công vô hình mà mãnh liệt làm các nhà chánh trị gia hùng cường nhất thế giới khi đưa tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa âu tây lại vội vả rút tay về rồi họ cùng chấp hai bàn tay lên ngực để chào nhau và cùng rộ lên cười những tiếng cười hoan lạc, mỹ miều, khoan khoái, từ xưa nay chưa từng có ! Hay thay, Một khoản khắc trở về chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]