Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Học tập

13/04/201421:48(Xem: 8529)
04. Học tập
blank

IV Học tập

Niên khóa 1964-1965, tôi và một số quý chú vẫn học ở trường Trung Học Diên Hồng. Bước sang niên khóa 1965-1966, chúng tôi học đệ lục cũng là sau một năm thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tỉnh Quảng Nam, Giáo Hội quyết định thành lập Trường Trung Học Bồ Đề, dạy từ lớp đệ thất cho đến hết đệ nhị. Việc xây cất trường do Thầy Như Vạn trông coi. Thầy Như Huệ, Thầy Chơn Phát cùng Thầy tôi (Thích Long Trí) chạy bên ngoài để lo ngoại giao, tiếp sức, chúng tôi những học sinh đệ thất và đệ lục năm ấy học tạm ở cái nhà bằng tranh vừa được dựng lên ở phía trước chùa Tỉnh Hội. Chúng tôi về lại đây giống như là về lại nhà của mình; nên tha hồ mà nghêu ngao trả bài và hãnh diện với bạn bè rằng Phật Giáo cũng có trường Trung Học rồi đó. Tôi nhớ lúc đó hình như Thầy Phạm Phú Hưu được mời làm Hiệu Trưởng, Thầy Võ Văn Mạo làm Giám Học và mấy niên khóa đầu Hòa Thượng Thích Chơn Phát làm Giám Học và sau đó là Hòa Thượng Thích Như Huệ. Còn hai Thầy lớn nữa, đó là Hòa Thượng Thích Trí Giác và Hòa Thượng Thích Trí Minh; nhưng quý Ngài ít xuất hiện. Vì lẽ tuổi quý Ngài lúc ấy cũng đã cao rồi.

blankQuý chú bây giờ có cơ hội tập họp lại với nhau để học trường Bồ Đề. Học cùng lớp với tôi có chú Như Phẩm và bây giờ là Hòa Thượng vẫn còn tu và đang ở chùa Long Tuyền. Chú nầy bao giờ cũng học giỏi nhất lớp.





Hình 8 : Trường Trung Học Bồ Đề Hội An


Đứng nhì là tôi và trong lớp có một cô nữ sinh cùng học chung, đó là Nguyễn Thị Xuân Hương, nghe đâu sau nầy cô ta tốt nghiệp trường Dược trở thành Dược sĩ. Tôi và chú Chín tức Thầy Như Phẩm hứa cùng nhau rằng suốt các năm học và suốt trong các tháng đừng cho cô gái đứng lên trên mình. Thế là chúng tôi thay phiên nhau đứng nhất và đứng nhì, còn cô Xuân Hương lúc nào cũng về ba. Suốt từ đệ lục cho hết năm đệ tứ cũng vậy.

blankSau nầy có năm người học giỏi nhất lớp từ đứng một đến đứng năm được qua học đệ tam nơi trường Công Lập Trần Quý Cáp mà khỏi phải thi tuyển vào. Đứng nhất lúc ấy là chú Như Phẩm, đứng nhì là tôi, đứng ba là Dương Hứa Nguyên, đứng tư là Nguyễn Thị Xuân Hương và đứng năm là Phùng Rân.





Hình 9 : Hình chụp tại Hội An năm 1967

Khi qua Trần Quý Cáp học đệ tam, chúng tôi lại chia ra ba nhóm; một nhóm gồm tôi, Dương Hứa Nguyên và Phùng Rân học chung lớp đệ tam ban A vào buổi chiều. Chú Như Phẩm học ban C và cô Xuân Hương học ban A buổi sáng. Thế là mỗi người mỗi nơi; nhưng chúng tôi vẫn là những học trò giỏi lúc nào cũng đứng đầu lớp; nên được quý Thầy Cô khen rất nhiều.



blank







Hình 10 : Trường Trung Học Trần Quý Cáp Hội An.


Cuối năm đệ tứ niên khóa 1967-1968 tôi lãnh ba phần thưởng. Phần thưởng thứ nhất là phần thưởng học lực toàn trường, phần thưởng thứ hai là phần thưởng hạnh kiểm toàn trường và phần thưởng thứ ba là phần thưởng nhất lớp. Lẽ ra chú Như Phẩm phải hơn tôi; nhưng quý Thầy Cô cộng lại tất cả các môn và sau đó chia đều với nhau cũng như sự siêng năng không bỏ lớp và hạnh kiểm cũng như học giỏi mà tôi có kết quả như vậy. Cho đến bây giờ (2005) sau hơn 40 năm những học bạ và những bảng danh dự thuở ấy, tôi vẫn còn giữ lại đây để làm kỷ niệm. Khi chết đi chẳng ai mang theo được gì, ngoài cái nghiệp của mình; nhưng ít ra tôi để lại cho đệ tử cũng như những đồ tôn của mình biết lúc đó Thầy và Sư Ông học như thế và tu như thế. Còn các con bây giờ thì sao – quá đầy đủ phương tiện mà chẳng lo tu học gì cả. Có nhiều người nghĩ rằng tôi „rung cây nhát khỉ“; nhưng không, đó là một bài học không lời, phải trải qua nhiều sự gian khổ như thế mới có được ngày hôm nay.

Trường Trung Học Bồ Đề Hội An của Giáo Hội Tỉnh Quảng Nam lập ra lúc bấy giờ được xây dựng trên vạt đất gần tháp Chàm cũ đã đổ vỡ, đối diện với chùa Tỉnh Hội lúc ấy. Nay gọi chùa Pháp Bảo. Trường chiều dài độ 30m và chiều ngang độ 6 đến 8m. Có ba tầng và mỗi tầng độ 6 đến 8 lớp. Tuổi trẻ thấy cái gì cũng đồ sộ to lớn và chỉ biết đến lớp của mình cũng như văn phòng mà thôi; nên tôi vẫn thường hay được gọi là một „chú Tiểu rụt rè“.

May nhờ học giỏi nên lũ bạn không quấy phá nhiều; chớ không thì tôi phải khổ với những Hùng, Nam Quế, Cường v.v... Ngồi chung bàn với tôi là chú Năm tức Thị Điểm, sau 1975 ra đời và con cái thành danh; hình như cũng sắp có cháu nội cháu ngoại. Điểm và tôi thân nhau từ dạo ấy, mặc dầu Điểm ở chùa Tỉnh Hội, còn tôi ở chùa Phước Lâm và hết niên học giữa năm 1966, tôi về ở chùa Viên Giác với Thầy tôi. Chú Giải Trọng bây giờ là Hòa Thượng Thích Giải Trọng đang ở chùa Long Tuyền Hội An là một chú rất bình thường, học không giỏi nhưng rất chăm chỉ, cùng ở chung với chú Như Phẩm và chú Tuất, chú Hoàng tại chùa Long Tuyền; nơi mà mỗi năm vào mùa An Cư Kiết Hạ ba tháng từ sau lễ Phật Đản đến lễ Vu Lan, tôi có cơ hội học đạo với Hòa Thượng Chơn Phát và Thượng Tọa Thích Chánh Thiện lúc bấy giờ. Lớp tôi học có tất cả 10 chú và 30 học sinh nam nữ bình thường khác. Hình như trong lớp không có một cô Ni nào học cả. Phong trào cho Ni đi ra ngoài học lúc bấy giờ quý Sư Bà Như Hường và Sư Bà Diệu Hạnh vẫn chưa cho phép. Mãi về sau nầy mới có một số quý cô vào trường Bồ Đề học ở những niên khóa sau nầy.

Quý Thầy Cô dạy chúng tôi nhiều môn khác nhau và cho đến bây giờ tôi chỉ còn liên lạc được với một cô giáo dạy Vạn Vật cũ hiện ở Đức, đó là cô Huỳnh Thị Thúy Lan, vợ cũ của Đạo Hữu Nguyễn Hòa có bút hiệu là Phù Vân, hiện (2005) là Chủ bút Báo Viên Giác tại Đức. Câu chuyện thật tình cờ mà cũng rất là vui. Một hôm tôi lên Hamburg để làm lễ và thuyết giảng cho đồng bào Phật Tử tại vùng Hamburg. Năm ấy có thể là năm 1983 hay 1984 gì đó. Lúc ấy chưa có chùa Sư Nữ Bảo Quang của Sư Bà Diệu Tâm. Sau khi làm lễ xong, Đạo Hữu Nguyễn Hòa đưa tôi ra bến xe lửa để về lại Hannover, tôi có hỏi Đạo Hữu ấy ngày xưa làm việc ở đâu, làm gì? Đạo Hữu bảo rằng làm Trưởng Ty Nông Lâm Súc ở Hội An và hỏi cô ở nhà thì được biết rằng dạy ở trường Trung Học Bồ Đề môn Vạn Vật tên là cô Lan. Tôi nhớ không rõ lắm là cô dạy Vạn Vật năm tôi học đệ tứ tại Bồ Đề niên khóa 1967-1968. Về lại chùa mở học bạ ra xem, đúng là tên cô vẫn còn trong học bạ và lời phê của cô của cuối năm ấy là: “học hạnh kiêm toàn.“ Tôi photokopie học bạ ấy gởi cho cô; một mặt cô mừng, mặt khác thì cô bảo: “ngày xưa Thầy là học trò của con; nhưng bây giờ con là Phật Tử của Thầy đó. “Quả thật cuộc đời có những cái bất ngờ như thế ít ai dè được và tôi vẫn giữ niệm tri ân cô từ ấy đến nay.

Thuở ấy, Thầy Như Huệ làm Giám Đốc bị các giáo viên phàn nàn là tại sao tôi lãnh đến ba phần thưởng một lần; nhất là phần thưởng hạnh kiểm toàn trường. Vì quý Thầy Cô khác lý luận rằng là một người tu phải hạnh kiểm tốt rồi, hãy để phần thưởng ấy cho những học sinh khác. Thầy Như Huệ lý luận rằng nếu hạnh kiểm tốt mà học lực không giỏi cũng không được. Ngược lại học giỏi, không có hạnh kiểm cũng không cấp phần thưởng. Cuối cùng, chỉ có tôi được vinh dự ấy. Sau đó, tôi vào Nam và đi du học ở Nhật, rồi qua Đức; bẵng đi một thời gian khá lâu không có liên lạc. Năm 1982 tôi nhận được thư của Thầy Như Huệ đang ở Nhật và được tàu Na Uy vớt tạm đưa về đó chờ ngày đi định cư. Thầy có bảo tôi bảo lãnh Thầy qua Đức; nhưng tôi thưa rằng Đức lạnh lắm. Na Uy còn lạnh hơn nữa, con thỉnh Thầy sang Úc ấm áp hơn. Sau khi Thầy đồng ý, tôi liên lạc với Hội Phật Giáo Nam Úc tại Adelaide do Đạo Hữu Nguyễn Văn Tươi làm Hội Trưởng. Thế là sau ba tháng Thầy được đến định cư tại Úc và đã ở Úc gần 30 năm rồi. Thầy xây dựng chùa Pháp Hoa, Hội Phật Giáo Nam Úc và hiện là Hòa Thượng Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Năm nay (2005) Hòa Thượng đã 74 tuổi. Mỗi lần tôi gặp Ngài, đều đảnh lễ và xem như một vị Thầy mà mình đã mang nhiều ân nghĩa từ nơi quê hương yêu dấu của 40 năm về trước.

blankSống tại Phước Lâm rất êm đềm trong hai năm, tôi chẳng những được hầu cận trách nhiệm Thị Giả cho Thầy Như Vạn mà còn được chúng thương mến. Vì lẽ tôi không thuộc vào danh sách những chú Tiểu cứng đầu, ngược lại rất dễ dạy và biết vâng lời người trên, lúc nào cũng chấp hành đúng mực.





Hình 11 : Chân dung cố Hòa Thượng Thích Như Vạn

Tôi không xem quý Thầy là Thánh; nhưng là người hướng dẫn tôi đi vào nẻo đạo. Đường đạo hay đường đời cũng có những việc trái ý nghịch lòng, do vậy tôi xin Thầy Như Vạn và đại chúng cho phép tôi về lại chùa Viên Giác để đi học cho gần và lý do đơn giản là tôi muốn hầu Thầy tôi, chứ thật tình lúc ấy chỉ có ba vị là bác Thị Tâm, chú Tùng và chú Đồng. Thầy Như Vạn thấy hợp lý cho phép tôi về lại Viên Giác.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4788)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43897)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4472)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4405)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4324)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6444)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4732)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4141)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 25541)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24374)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]