Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Pháp nạn năm 1966

13/04/201422:12(Xem: 9366)
08. Pháp nạn năm 1966
blank


VIII. Pháp nạn năm 1966

Ở Việt Nam mùa hè thuở đó học trò thường nghỉ học vào tháng 6 cho đến tháng 8. Tôi không biết bây giờ thì sao; chứ thuở ấy cứ mỗi đầu tháng 9 là một niên học mới bắt đầu và kéo dài mãi cho đến tháng 5 năm sau mới chấm dứt. Trong tháng 6 năm 1966 ấy, có một sự kiện cũng tương đối quan trọng, hơn 40 năm qua tôi vẫn còn nhớ rất rõ trong trí óc của mình. Trong chùa hôm ấy có rất nhiều Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tập trung sau chánh điện. Bên ngoài chùa từng toán lính, từng toán lính nhảy qua cổng Tam quan vào chùa lục soát khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Họ là lính quốc gia, thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa do chỉ thị của ông Kỳ vào tất cả các chùa ở miền Trung bắt bớ, ngăn cản việc đem bàn thờ Phật ra đường theo lời chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang lúc bấy giờ.

Tôi đứng quan sát thật kỹ; đầu tiên họ nhúi cái gì đó vào lư hương chính giữa chánh điện và sau đó họ từ phía sau nhà Tổ mang một bao tời to tướng ra phía trước sân hô lớn lên, có truyền đơn. Tiếp đến họ vào những lư hương họ đào, bới và mang ra nhiều quả lựu đạn. Đó là tang chứng trình diễn “gián điệp“ một cách thật táo bạo và lố lăng. Đứa con nít lên năm cũng có thể biết được; chớ đừng nói chuyện là người lớn. Thế rồi họ bắt tất cả các Huynh Trưởng có mặt lên xe. Người cuối cùng là Thầy tôi. Tôi cương quyết đi theo Thầy, được dẫn về dinh Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Nam. Họ đưa Thầy lên trực thăng không biết đi đâu, còn tôi được đưa đến khu lao xá Tỉnh, nằm đối diện với Tỉnh đường, gần bên cạnh trường Trần Quý Cáp. Vào đây, tôi gặp đủ các huynh đệ thân quen, nào Thị Duyên, Thị Điểm, chú Phấn v.v... ở chùa Tỉnh Hội và chùa Viên Giác cũng như các nơi khác đưa về.

Ngày đầu tiên chúng tôi được nhốt trong một nhà tù có diện tích chừng 200 mét vuông, trong đó có khoảng 50 tù hình sự và cộng thêm chúng tôi nữa, thành ra độ 200 người. Đúng là chật như nêm. Nhìn ra thấy bốn bề tường được rào bởi những dây kẽm gai thật cao. Bên cạnh đó có blankmột chòi canh để trông từ trên xuống, sợ tù vượt ngục và bên dưới là trạm kiểm soát của nhà tù. Ở đây “nội bất xuất, ngoại bất nhập“. Mọi người đang có thời giờ chụm năm chụm ba lại để nói chuyện hoặc lắng nghe tin tức bên ngoài. Từ từ rồi mọi người được mang lên để hỏi cung, cũng như bị tra tấn. Thành thật mà nói, chế độ tù tội nó rất là tồi bại và tàn ác. Họ chẳng kể mình là ai. Tất cả đều bị gán ghép vào tội làm gián điệp cho cộng sản. Trong tờ khai cung, tôi thấy có nhiều khoản như: Cộng sản bảo ông, bà đem bao nhiêu ký lô thuốc nổ vào thành? Hoặc giả trạm giao liên chỗ nầy và chỗ khác ra sao? v.v... tôi nhìn bản khai mà chẳng trả lời được mục nào. Vì lẽ chúng tôi những người Phật Giáo không thuộc về tội danh chính trị hay hình sự, mà mẫu giấy khai cung là những mảnh giấy được in sẵn có từ lâu rồi. Do vậy tôi chỉ điền tên họ, pháp danh và nghề nghiệp cũng như địa chỉ hiện tại rồi ký tên; ngoài ra không thể ghi vào một mục nào khác nữa.

Hình 19 : Sư Phụ và Thầy Thanh Tâm chụp hình chung với các anh em thanh niên quyết tử 1966.

Ở tù được mấy hôm, một buổi tối tôi được kêu riêng ra hỏi về danh từ của “thanh niên quyết tử“ lúc bấy giờ. Thật sự, tôi không rành lắm về danh từ nầy. Tuy nhiên được biết họ là những Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, bình thường khi sinh hoạt mặc áo lam; nhưng trong kỳ tranh đấu năm 1966 họ mặc áo nâu và quyết chết để bảo vệ cho đạo pháp và dân tộc. Họ quyết hy sinh tánh mạng của họ để Phật pháp được trường tồn, theo lời kêu gọi của Thượng Tọa Thích Trí Quang. Thế là, tôi bị đánh nhừ tử độ 2 tiếng đồng hồ. Trên lưng nổi lên những đường lằn ngang dọc rờ đến đâu đau nhức đến đó. Tôi không khóc, nhưng chẳng thích một chế độ đàn áp Tôn Giáo như thế, chúng tôi cũng khẳng định rằng chúng tôi không phải là cộng sản và cũng chẳng làm lợi cho cộng sản. Vì cộng sản và tôn giáo không bao giờ gặp nhau cả. Khi đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tranh đấu là tranh đấu cho một dân tộc tự quyết, chứ không phải là một dân tộc bị lệ thuộc ngoại bang. Lập trường của Phật Giáo là lập trường của dân tộc lúc bấy giờ, chứ cũng chẳng phải là được chỉ thị từ ngoài Bắc đưa vào. Hầu hết quý Hòa Thượng Tâm Châu, Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng Quảng Độ v.v..., đều có quá nhiều kinh nghiệm với người cộng sản, làm sao có thể chấp nhận người cộng sản một cách dễ dàng như thế được. Đa phần thuở ấy và bây giờ nhiều người vẫn nghi Hòa Thượng Thích Trí Quang là cộng sản; nhưng tôi nghĩ khác. Người cộng sản có thể đội lốt một tu sĩ để họat động; chớ một người tu sĩ chân chính đã tin luân hồi, nhân quả và nghiệp báo không thể là một người cộng sản được. Ranh giới giữa quốc cộng là chỗ ấy. Thật sự, lúc ấy những người lãnh đạo quốc gia miền Nam chẳng chinh phục được lương tâm của người dân, trong đó có cả những vị lãnh đạo Phật Giáo, ngược lại dồn nén họ và đẩy họ vào thế bí đứng về hàng ngũ phía bên kia. Thế nhưng điều đó họ đã lầm, cho đến sau nầy, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 nhiều vị tướng tá miền Nam Việt Nam để lộ nguyên hình mình là những người cộng sản nằm vùng; chớ còn Phật Giáo vẫn là Phật Giáo và những người lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ v.v..., cho đến hôm nay (2005) sau 30 năm người cộng sản thống trị niềm Nam, họ vẫn là những người bị tù tội và tiên phong đứng lên chống lại những sự độc tài, áp bức, bất công của người cộng sản. Việc chống đối nầy không phải có ý định cướp chánh quyền như những người lãnh đạo cộng sản nghĩ, mà chỉ nhằm mục đích cho thấy rằng người cộng sản không nên dùng cánh tay quá dài của mình để lũng đoạn hàng ngũ của Tôn Giáo, nhất là Phật Giáo. Tại các nước tự do và tân tiến trên quả địa cầu ngày nay, nước nào lại chẳng có ban Tôn Giáo; nhưng những ban Tôn Giáo ấy có mặt hay ra đời là nhằm để giúp đỡ cho Tôn Giáo ấy phát triển cũng như tồn tại; chớ có đâu như Việt Nam trong hiện tại, dùng Tôn Giáo như một con vụ cho chính quyền độc đảng của mình. Một Tôn Giáo phục vụ đúng nghĩa cho tín đồ, không làm những công cụ cho một chính thể độc tài, tham nhũng như vậy được. Trước năm 1975 Giáo Hội tranh đấu cho một đất nước Việt Nam như thế, thì sau năm 1975 cũng một mục đích ấy mà thôi.

Mỗi tuần như vậy chúng tôi được thăm nuôi một lần. Mỗi lần như vậy được nhận đồ của gia đình hoặc của các chùa vào chiều thứ bảy. Ngoài ra, từ thứ hai đến thứ sáu dùng cơm của chế độ tù. Cơm tù chỉ có rau muống chấm tương và cơm độn vậy thôi. Lâu lâu không có tương thì phải ăn nước muối. Từ bên ngoài muốn đưa tin vào trong tù không khó lắm. Như đưa một bó rau muống cho tù, người ta viết những mẫu tin nhỏ về những sự việc xảy ra bên ngoài lên một miếng giấy, rồi cuốn tròn lại và xẻ cọng rau muống bỏ vào trong. Như thế khi lính canh mang vào tù đã chẳng để ý gì, mà biết đâu những lính canh ấy cũng là những Phật Tử làm ngơ cho chúng tôi. Khi lặt rau, người ta chú ý đến cọng rau muống đáng nghi ngờ, mở ra, liền được tin tức vậy.

Năm 1963 cũng vậy và năm 1966 cũng thế thôi. Khi tất cả chùa chiền bị phong tỏa, các Thầy, các Cô, các chú và các Phật Tử bị nhốt bên trong; nhưng vẫn không chịu thua. Khi nào cần phổ biến những tin tức của Giáo Hội, các anh chị em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử quây Ronéo suốt đêm bằng giấy Stancil màu mực tím. Sau khi quây xong, bó blankthành từng bó nhỏ bằng dây nhợ. Bên trên cột một chùm bong bóng và dưới cùng nơi bó truyền đơn là một cây hương đang cháy hoặc một điếu thuốc mới châm lửa. Sau khi thả ra sân, bong bóng nâng cao tài liệu lên và đến một độ cao nào đó, gió sẽ mang đi tài liệu ấy, đến khi lửa cháy đến mối dây nhợ truyền đơn, thông cáo bị bung ra bay lả tả trong đêm đen khắp nơi trong thành phố, nhiều nhà nhặt được để đọc và họ biết rằng cuộc tranh đấu của Giáo Hội đang nằm ở giai đoạn nào, chớ chúng tôi không cần phải đi bỏ truyền đơn, điều mà dễ bị phát giác rồi bị bắt.

Hình 20 : Lễ khánh thành giảng đường chùa Viên Giác 1967 (vị đi đầu là cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Đại Diện Miền Vạn Hạnh)

Ông cụ thân sinh tôi hay tin; cũng đến trại tù thăm tôi vào một chiều thứ bảy của năm 1966. Tôi thấy trên đầu cha tôi vẫn còn chít vành khăn tang cho mẹ. Cha tôi thăm hỏi tôi cũng như trao một ít quà của gia đình. Lần ấy là lần đầu tiên tôi nhận được quà từ gia đình, chứ đa phần là từ chùa Bảo Thắng ở Hội An do Sư Bà Như Hường, Sư Bà Diệu Hạnh và Sư Cô Hạnh Chơn cho tiếp tế vào. Còn chùa Viên Giác suốt ba tháng trường tôi chẳng nhận được tin tức của ai cả, mà cũng chẳng có ai đến thăm mình. Tôi nghĩ tất cả họ đã về lại quê để lánh mặt chờ qua khỏi cơn pháp nạn.

Sau khi hỏi cung và bị tra tấn xong, thấy không có gì mới lạ, họ cho chúng tôi di chuyển ra phía trước hai căn nhà vòm, nằm dọc theo trường Trần Quý Cáp. Có lẽ vì bên trong hơi chật. Vả lại đó không phải là nơi để nhốt những loại tù như chúng tôi. Ở chỗ cũ, chúng tôi ngủ trên đất, song mặt đất lênh láng nước tiểu, nước giải từ ngoài chảy vào. Mùi hôi, tanh, nồng cộng với sự nóng nực của mùa hạ năm ấy biến thành một mùi thật khó tả. Còn cầu tiêu bị nghẹt thường xuyên; nước và phẩn nổi lai láng như thế; nhưng chẳng ai buồn dọn dẹp. Nhà tắm ở bên cạnh và mỗi tuần chỉ được tắm một lần. Do vậy, nhiều người mang bệnh ghẻ đầy mình. Trần nhà quá thấp, gió chẳng chen vào được. Bên trong có thêm mấy phòng xà-lim tra tấn những tù nhân cứng đầu sau khi bị còng chân bằng còng số 8, tiểu, giải, ăn uống đều được giải quyết tại chỗ. Họ trông gió, trông nắng thăm viếng họ, còn hơn trông mẹ, trông cha lúc tuổi còn thơ. Đến đây rồi mới thấy rằng: Sự tự do là quý. Chỉ khi nào người ta mất hết tự do, người ta mới biết giá trị của tự do là gì. Nếu không là vậy, những đòi hỏi cho tự do nầy hay tự do kia còn có nhiều ngõ ngách để chạy đuổi theo nữa; lúc ấy mới thấy được chân giá trị của nó.

Khi ra nhà vòm, không khí dễ thở hơn chỗ cũ, ai cũng mừng vui. Bây giờ được nằm trên nền đất tráng xi măng; nhưng mái tôn thấp quá; đến nỗi mỗi lần đứng trưa, hầu như mọi người đều tuông ra núp dưới bóng cây dừa bên cạnh để đón gió mát hơn. Khi ra đến đây chúng tôi biết sắp đến ngày về rồi. Vì lẽ, chế độ ăn uống cũng như tiếp đãi tốt hơn; không còn đi khai cung và làm việc nơi văn phòng như cũ nữa.

Một hôm Hòa Thượng Thích Trí Minh trụ trì chùa Tỉnh Hội đến đón chúng tôi và ông Tỉnh Trưởng lúc ấy cũng đến bắt tay chúng tôi chúc gặp nhiều may mắn và cố gắng học hành, tu niệm. Đó là kết quả của 90 ngày ngồi trong nhà giam ở Hội An. Đúng là một kinh nghiệm đáng để nhớ đời. Nếu người xưa nói: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại“ thì tôi có 90 ngàn mùa thu như thế.

Về lại chùa xưa nhìn thấy nhện giăng đầy lối mọi nơi. Cổng Tam Quan vẫn đóng kín. Cỏ mọc phủ cả lối đi. Nhìn cảnh tang thương như thế tôi biết sau khi Thầy tôi bị bắt và tôi vào tù, mọi người không còn ai dám ở chùa nầy nữa, phải lánh nạn đi nơi khác, chỉ trừ bà Chín, người giúp việc bếp núc cho Thầy lâu nay. Bà mon men mếu mó khóc kể với tôi rằng: Bà ta phải ở lại giữ chùa để chờ ngày Thầy mình về và mỗi tối gióng chuông u minh. Ngoài ra không có ai lui tới gì cả.

Tôi đưa mắt nhìn hai cây Đa trước ngõ, cảm thấy chúng cũng muốn chia xẻ những khổ đau của tôi; những lá Đa như rũ xuống, cúi đầu trước cơn nắng hạn. Trời đã vào thu nhưng khí trời vẫn còn oi bức. Tôi từ từ mở lại cửa chánh ra vào và dọn dẹp quét tước khắp mọi nơi. Ông Cửu Y gần đó cũng đến thăm, rồi lần lượt bà con lối xóm đến chùa ngày càng nhiều hơn nữa. Tôi ở chùa một mình như thế với bà Chín sau hơn một tháng, Thầy tôi từ Sài Gòn được về chùa lại. Chúng tôi rất mừng và mọi sinh hoạt bắt đầu khởi sắc như xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4651)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43777)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4381)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4325)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4231)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6350)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4616)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4028)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24930)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24003)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]