Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)

02/03/201419:24(Xem: 18111)
27. Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


14- Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)

Mùa an cư thứ 19 Phật ngụ tại Griddhakùta (hay Gijjhakùta, núi Linh Thứu). Griddhakùta là một ngọn núi nhỏ ở phía nam núi Chhatha. Trên đỉnh núi có một tảng đá lớn bằng phẳng độ 45 m2 là nơi Phật cư trú và thuyết pháp. Vua Bimbisàra đã cho xây một con đường bằng đá từ chân núi lên đến nơi Phật cư trú. Hai bên con đường này và xung quanh núi có nhiều hang đá của các vị khất sĩ ở. Hang đá mà đại đức Ànanda thường ở nằm bên phải vệ đường Bimbisàra khi lên gần tới tịnh thất của Phật. Một hôm, đại đức Ànanda đang ngồi thiền trong hang đá này, bị Ma Vương hóa làm một con chim thứu to lớn đứng trước cửa hang dọa nạt. Đức Phật dùng thần thông đưa tay vào hang đá nắm vai đại đức để trấn an. Dưới chân núi Griddhakùta có đền Maddakuchchi là nơi hoàng hậu Videhi chà xát bụng định phá thai. Xa hơn một chút, đến gần cổng phía đông thành Ràjagaha (Vương Xá) là khu vườn xoài của y sĩ Jìvaka. Mỗi khi Phật cư trú tại Linh Thứu thì vua Bimbisàra và y sĩ Jìvaka thường lui tới để thăm viếng, cúng dường và nghe pháp.

Phật truyền tâm ấn cho Mahà Kassapa (Niêm hoa vi tiếu[1])

Một hôm, đến giờ thuyết pháp trên đỉnh núi Griddhakùta (Linh Thứu), Phật từ trong tịnh thất bước ra, tay cầm một cành hoa sen màu vàng đưa lên cao, ngài im lặng đưa mắt nhìn khắp đại chúng mà không nói lời nào. Đại chúng nhìn Phật một hồi rồi ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu ý Phật muốn nói gì. Một lát sau, Phật lên tiếng :

Như Lai có Chánh Pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, hôm nay trao cho thầy Mahà Kassapa.[2]

Mọi người đưa mắt nhìn về phía đại đức Mahà Kassapa. Nụ cười vẫn còn phưởng phất trên đôi môi của đại đức. Mắt thầy vẫn nhìn lên Phật, mặt thầy rạng rỡ.

Nhận thấy phần đông đại chúng còn chưa hiểu, Phật khai thị :

Này các thầy, khi Như Lai đưa cành hoa sen lên trước đại chúng, tất cả các thầy đều có cơ hội đồng đều nhìn thấy cành hoa. Nhưng phần đông các thầy khởi nghĩ “Vì cớ gì mà hôm nay sa môn Gotama đưa cành hoa lên lại không nói một lời ?”. Này các thầy, khi đã sinh tâm khởi nghĩ là ta đã mất chánh niệm, tâm đã động, không còn khả năng trực nhận được thực tại nữa. Chư Phật mười phương đều có tâm thanh tịnh không nghĩ tưởng, do đó các ngài luôn luôn an trú nơi niết bàn diệu tâm thường trụ an lạc không thể nghĩ bàn. Trong lúc Như Lai đưa hoa sen lên, chỉ có Mahà Kassapa hiểu được ý Như Lai. Vì tâm thầy đã được thanh tịnh nên mới “đối cảnh vô tâm”, do đó thâm nhập được “tri kiến Phật”. Thầy Mahà Kassapa là người có đầy đủ khả năng bảo trì và xiển dương Chánh Pháp.

Tất cả đại chúng nghe tới đây đều hoan hỉ và cho rằng đại đức Mahà Kassapa là người đã được Phật truyền tâm ấn. Thiền tông bắt nguồn từ đây.

Vị lương y Jìvaka[3]

Jìvaka Komàrabhacca là con của người kỷ nữ tuyệt đẹp tên Sàlavàti ở Ràjagaha, đã được ông thị trưởng nơi đây ra công tuyển chọn và đào tạo theo mẫu của kỷ nữ Ambapàli ở Vesàlì theo lệnh của vua Senia Bimbisàra. Sau một thời gian hành nghề kỷ nữ, Sàlavàti có thai và sanh được một đứa con trai. Nàng sai người tỳ nữ đặt đứa bé vào một giỏ mây rồi đem bỏ gần một đống rác bên vệ đường lúc ban đêm. Sáng sớm hôm sao vương tử Abhaya trên đường đi chầu vua nghe tiếng trẻ khóc bèn sai người hầu cận mang đứa bé về hậu cung giao cho vú nuôi và đặt tên đứa bé là Jìvaka Komàrabhacca. Đến năm 15 tuổi Jìvaka đến thủ đô Taxila xứ Gandhara xin học ngành y khoa với một vị thầy tiếng tâm lừng lẫy. Bảy năm sau chàng đã trở thành một lương y nỗi tiếng. Sau khi chữa được nhiều chứng bệnh nan y cho một số người danh tiếng, Jìvaka được vua Bimbisàra tuyển chọn làm ngự y cho vua và chăm sóc sức khoẻ cho đức Phật và tăng đoàn. Chính y sĩ Jìvaka đề nghị với Phật một số biện pháp vệ sinh cần được áp dụng cho các vị khất sĩ như việc chấp tác quét dọn nhằm tạo điều kiện cho cơ thể vận động. Y phục mỗi bảy ngày phải được giặt ít nhất một lần. Mỗi vị khất sĩ nên có một dụng cụ lượt nước để uống. Nước uống lấy từ ao hồ phải được đun sôi. Nhà tắm cần được dựng thêm trong tinh xá. Thức ăn hôm nay không nên để dành lại ngày hôm sau. Tất cả những điều Jìvaka đề nghị, Phật đều chấp thuận. Đến sau hạ thứ 39, y sĩ Jìvaka được 51 tuổi, lúc Phật từ Jetavana trở về Griddhakùta, ông xin xuất gia và được Phật ban pháp tự[4]là Vimala Kondanna.

Phước điền y (sanghàti, áo tăng-già-lê)[5]

Lúc bấy giờ cúng dường áo tăng-già-lê (sanghàti, cà-sa) đã trở nên một hành động rất phổ thông trong dân chúng. Có một hôm Phật thấy một vị khất sĩ đi khất thực về, trên vai có một xấp áo sanghàti dầy cộm, Phật hỏi :

Thầy được bao nhiêu y tất cả ?

Bạch Thế Tôn, con được cúng dường tất cả tới tám cái y.

Thầy cần dùng nhiều y đến thế sao ?

Bạch Thế Tôn, con không cần nhiều y như thế, nhưng vì người ta cúng dường nên con phải nhận.

Theo thầy thì mỗi vị khất sĩ cần có bao nhiêu y là đủ ?

Bạch Thế Tôn, con nghĩ ba y là vừa đủ cho mỗi người. Ngồi thiền trong rừng lạnh, hoặc ngủ đêm dưới gốc cây mà có được ba y là đủ ấm.

Như Lai cũng thấy như vậy. Từ nay về sau, mỗi vị khất sĩ chỉ nên có một bình bát và ba bộ cà-sa mà thôi. Nếu được cúng dường thêm, quý thầy nên từ chối.

Một hôm khác, Phật đứng trên ngọn đồi Dakkhinagiri nhìn xuống một khu ruộng rộng lớn, lúa chín vàng rực rỡ, có những bờ đê nhỏ chia ra thành những ô vuông lớn nhỏ trông rất đẹp mắt. Phật bảo :

Này Ànanda, thầy có thấy khu ruộng lúa dưới chân đồi kia không ? Thật là đẹp ! Thầy nghĩ sao ? Ta có nên may áo sanghàti cho các vị khất sĩ theo kiểu mẫu này không ?

Bạch Thế Tôn, con thấy ý đó rất hay. Từ trước đến nay áo sanghàti thường được may bằng những mảnh vải vụn kết lại với nhau. Tùy theo con mắt mỹ thuật của người may, có khi áo may xong thật đẹp, có khi rất khó coi. Chi bằng có một kiểu mẫu nhất định về cách kết hợp những mảnh vải vuông nhỏ, thì các vị khất sĩ sẽ có được một kiểu áo đồng nhất dễ coi hơn. Con cũng đã từng nghe Thế Tôn nói một vị khất sĩ tu học nghiêm chỉnh là một thứ đất ruộng rất tốt, đà-na tín-thí (danapati) cúng dường cho vị khất sĩ đó chẳng khác nào gieo những hạt giống phước đức cho hiện tại và tương lai. Vậy nếu Thế Tôn cho phép, con sẽ thảo luận lại với các sư huynh lớn để nghiên cứu và đề nghị một kiểu mẫu vừa đẹp vừa tiện lợi và xin gọi kiểu áo đó là phước điền y.

Phật mỉm cười gật đầu ưng thuận. Khi Đại đức Ànanda trình Phật mẫu áo sanghàti có hai lớp, thượng y (uttarāsangam) một lớp và nội y (antaravāsakam) một lớp vừa được may xong, Đức Phật rất hoan hỉ và ngợi khen:

Này các vị khất sĩ, Ānanda có đại trí tuệ bởi vì vị ấy hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ điều đã được Như Lai nói một cách vắn tắt.

Sau khi mãn hạ thứ 19, Phật lên đường đi về phương bắc, dự trù sẽ nhập hạ kỳ tới tại Jetavana ở Sàvatthi.



[1]Câu chuyện này còn gọi là "Phá nhan vi tiếu". Ý nói ngài Mahàkassapa miệng mỉm cười, mặt rạng rỡ.

[2]Nguyên văn chữ Hán "Ngô hữu Chánh Pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, kim phú Ma Ha Ca Diếp". Có nghĩa là: Ta có "pháp môn vi diệu" là "kho tàng hiểu biết về Chánh Pháp", là "tâm nhiệm mầu đầy đủ các đức tính thường lạc ngã tịnh của cảnh giới niết bàn", là "thật tướng của tất cả các pháp đều là vô tướng", nay ta trao cho ông Ma Ha Ca Diếp.

[3]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 128-135.

[4]Lúc quy y Tam Bảo, ngườI cư sĩ Phật tử được ban Pháp-danh. Người xuất gia được ban Pháp-tự.

[5]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 149 và 150.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2021(Xem: 27135)
308. Thiền Sư Thường Chiếu (? - 1203) Đời 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 308 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 0911/2021 (05/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
08/11/2021(Xem: 3364)
Mấy em tôi gọi điện thoại qua mét, giọng bực bội: “ Chị nói với Ba. Ổng bệnh vậy mà cứ lén hút thuốc hoài.” Ba tôi đã trên chín mươi và đang bị ung thư gan. Ai cũng nói ung thư gan sẽ đi rất nhanh. Ba tôi đã chuẩn bị tinh thần. Má tôi và chị em tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cả rồi nhưng ba vẫn kiên cường trụ được hơn ba năm dù lâu lâu phải cấp cứu. Bản thân tôi đã hơn ba lần bay về để tiễn biệt ba. Tụi nó mét tôi vì nghĩ rằng tôi là chị lớn, lại là người cung cấp tài chánh cho ông cụ mấy chục năm nay. Chúng tin là tôi có uy tín với ông nhất. Tôi hỏi lại:” Lén hút là sao?”
06/11/2021(Xem: 12839)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
05/11/2021(Xem: 22326)
307. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 307 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 06/11/2021 (02/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
04/11/2021(Xem: 3773)
Sau khi lên ngôi không lâu, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Trong số đó có em trai ruột – Tào Thực cũng trở thành mục tiêu. Tào Thực nổi tiếng với tài thơ văn xuất chúng hơn người. Tài năng này của ông được các sử liệu công nhận và cả trong các tác phẩm văn học đề cập đến ông. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có 2 từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.
04/11/2021(Xem: 27133)
306. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 306 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 04/11/2021 (30/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/11/2021(Xem: 28102)
305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 305 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 02/11/2021 (28/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
01/11/2021(Xem: 4830)
Lời dẫn 2021: Cuộc đời Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc nơi đây dịch theo nhiều tài liệu, nhưng phần chính là từ học giả John Stevens. Ngài Bạch Ân ngộ đạo là từ tham công án, dạy pháp cũng là qua công án. Do vậy, đọc tiểu sử của ngài sẽ có lợi cho người học Thiền theo công án.
30/10/2021(Xem: 27748)
304. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 304 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 30/10/2021 (25/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169
29/10/2021(Xem: 3225)
Hoa đang hay đã nở có nghĩa là hoa cũng sắp tàn. Điều nầy cũng có nghĩa là người còn đang sống, cũng sắp có ngày ly biệt. Đây là định luật chung của đất trời, vạn vật qua 4 giai đoạn là thành, trụ, hoại và diệt. Nếu ai trong chúng ta không chấp nhận những nguyên tắc nầy thì người ấy sẽ khổ suốt đời. Vì không chấp nhận một thực thể, một hiện tượng trong cuộc sống vốn dĩ là như thế. Bởi lẽ cái gì có đến thì phải có đi, có còn thì phải có mất. Không có gì vĩnh cửu, mãi mãi tồn tại trên cuộc đời nầy, ngoại trừ chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]