Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duyên kiếp

11/10/201309:31(Xem: 5430)
Duyên kiếp

Duyen_kiep
Duyên Kiếp

Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ?

Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời.

Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!

Thế rồi thời gian trôi nhanh như bóng câu qua bên thềm cửa sổ, cô bé Hoa Lan bỗng chốc trở thành Hoa Lan Bà Bà, mình mặc chiếc áo Tràng, tay cầm xâu chuỗi hạt, vừa đi vừa niệm Phật. Thỉnh thoảng rỗi rãi ngồi Thiền để tìm về những tiền kiếp của mình, xem duyên phận của mình sao gặp nhiều nỗi chuân chuyên. Các bạn đừng cho Hoa Lan thuộc loại dở hơi, dở quẻ, nói năng hao hao giống các ông đồng bà cốt. Niệm Phật phải phát sinh trí tuệ để gặp Phật, chứ ai lại gặp toàn những ma là ma không hà!

Chẳng là những hôm gần lễ Giáng Sinh rảnh rỗi, chàng Thuận Duyên của Hoa Lan ngồi còng lưng download một số các phim bộ của Đại Hàn xuống tặng vợ. Các bạn đừng tưởng Hoa Lan mới đổi chồng khác, không đâu trước sau chỉ có một người, đang từ Nghịch Duyên đổi sang Thuận Duyên chỉ cần một Sát Na mà thôi, ngược lại cũng thế. Hoa Lan không có nhiều thì giờ để đắm chìm vào những chuyện tình ướt át, yêu ngang trái kiểu Đại Hàn, hai ông yêu một cô, hai cô yêu ngược lại một ông. Cứ thế đạo diễn câu giờ đến mười mấy đĩa, bắt khán giả bỏ ăn bỏ ngủ khoảng hai ba chục tiếng cho một cuộc tình không lối thoát.

Các bạn thấy đấy, mặc dù rất muốn thương vay khóc mướn cho những cuộc tình xứ Củ Sâm Cao Ly này, nhưng Hoa Lan phải để thì giờ sáng tác cho các bạn được thư giãn, vui vẻ, hết bệnh co cơ vì được cười nhiều khi đọc truyện của Hoa Lan. Tuy nhiên, con tằm nhả tơ mãi bụng cũng trở nên rỗng tuếch, phải tăng cường thêm vài thùng lá dâu Duyên Kiếp “made in korea“, hầu lấy thêm chất liệu để viết cho thật hay cho thật mủi lòng. Hoa Lan xin tóm tắt sơ lược nội dung câu truyện cho các bạn tiện đường theo dõi.

Nhân vật chính quanh đi quẩn lại chỉ có 4 người tức hai cặp uyên ương trẻ, người nào mặt mũi cũng đẹp đẽ xinh xắn cho chúng ta tối về phải dệt mộng. Nếu anh chàng bác sĩ trẻ tuổi tài cao ấy cứ ngày ngày bận rộn chữa bệnh và mổ xẻ cho thiên hạ, rồi một ngày đẹp trời nào đó cưới cô bạn gái bác sĩ thần kinh, sống cuộc đời yên bình như bao cặp vợ chồng gương mẫu khác cỡ Hoa Lan, thì đã không gây nên chuyện. Nhưng đằng này họ bị hai chữ Duyên Kiếp dáng xuống đầu, lỗi phải đều do cô nàng diễn viên kịch nghệ có gương mặt thánh thiện, đã quên không uống cho hết bát cháo Lú trước khi đi đầu thai. Cô nàng cứ vật vờ mất ngủ, đi tìm hình bóng “Người Tình Trăm Năm“ của mình trong nhiều kiếp. Rồi tình cờ họ gặp nhau trên chuyến xe điện ngầm với những dữ kiện thật cải lương thật ngẫu nhiên như, chàng chẳng bao giờ đi xe điện ngầm, đến cái vé cũng không biết bấm vào đâu. Mỗi năm tính theo xác xuất chàng bị hư xe khoảng một lần, đều đến bệnh viện bằng Taxi, hôm nay tự nhiên trời đất xui khiến sao lại đi Metro để gặp nàng.

Phần nàng sắp ra khỏi cửa lại bị cú điện thoại gọi giật lại, nên đã ra khỏi nhà trễ hơn thường lệ đến 5 phút để được đi cùng một chuyến xe điện có chàng. Cả đời nàng chưa một lần ngã lăn quay bất tỉnh ngoài đường, nhưng gặp chàng trong mộng trên chuyến xe tự dưng ngã lăn ra bất tỉnh, chàng phải gọi xe cấp cứu đưa nàng vào nhà thương mình làm để chữa trị. Khi tỉnh dậy nàng cứ nằng nặc nắm áo chàng đòi nợ tình từ muôn ngàn kiếp trước, cũng giống như trường hợp Hoa Lan đòi nắm áo T-Shirt của chàng A Còng Gốc Mai đòi nợ tình, nhưng khổ nỗi nắm trên mạng nên chẳng nắm được gì cả. Câu truyện gay cấn đến độ Nghịch Duyên của Hoa Lan cũng ghé mắt vào xem coi kiếp sau của mình sẽ bị con Ma Nữ nào cấu xé. Hoa Lan được dịp dọa cho chàng sợ xanh mặt:

Anh à ! Kiếp sau chắc chắn chẳng bao giờ anh gặp lại em nữa đâu, có cố tình tìm cũng chẳng gặp. Theo như bộ phim dàn dựng, kiếp sau anh sẽ gặp một trong số những Hoa Hòe, Hoa Sói con cháu bác, chúng sẽ bám theo anh như đỉa đói để hút Đô La. Eo ơi ! Kinh quá. Anh đừng hòng gặp được Hoa Trinh Nữ.

Chàng lặng thinh không nói đến một nửa lời, lát sau mới lắp bắp hỏi:

Thế kiếp sau cũng tái sinh thành người ngoại quốc nữa sao ? Tên bác sĩ trở thành tướng quân Mông Cổ, yêu cô kỹ nữ Sâm Cao Ly.

Nàng bồi thêm một chưởng cho chàng knock-out luôn:

Dĩ nhiên rồi, anh sẽ thành phụ nữ xứ Ấn Độ, nhà nghèo không có của hồi môn, nhà chồng sẽ đem ra thiêu sống để cưới người vợ khác giàu hơn.

Cái này Hoa Lan dùng chiêu Giết Chó Khuyên Chồngtrong truyện cổ tích thời xưa, chứ không phải ác độc trù ếm gì chàng đâu nhé!

Anh chàng đạo diễn và người viết kịch bản phải am hiểu nhiều về luật nhân quả cùng thuyết nhân duyên trong nhà Phật, mới dám dàn dựng bộ phim này.

Viết đến đây đã quá đầy đủ về bộ phim Duyên Kiếp, Hoa Lan không muốn làm quảng cáo không công cho hãng phim. Mục đích chính của Hoa Lan là dùng trí tuệ của thiền quán để nhận diện ra những tiền kiếp của mình và Nghịch Duyên cho dễ sống.

Nhất là đánh cá với cô em Hoa Dâm Bụt, chị cả Hoa Lan những kiếp trước không phải thuộc loại “Đại Đại Đại“ gian ác như con ranh ấy nghĩ đâu. Người ta bảo hãy nhìn cuộc sống kiếp này để biết kiếp trước ta đã tạo nhân gì, muốn biết tương lai kiếp tới ta sẽ ra sao, cứ nhìn đời sống kiếp này.

Mời các bạn nhập Thiền Định Samadhi, đi về một cõi xa xưa nào đó. Tại một ngôi làng nhỏ hiền hòa của xứ Đại Cồ Việt, muôn dân đang sống thái bình, êm ấm. Có một đôi uyên ương trẻ mới lấy nhau chưa được đến một mùa trăng. Chàng mang một cái tên định mệnh, già trẻ lớn bé gì từ cổ đến kim, nhắc đến tên chàng ai cũng phải biết. Vừa rồi Hollywood đã cho dàn dựng một kiệt tác, họ gọi chàng là Heroes. Chàng Tráng sĩ Kinh Kha, một người hùng của dân tộc. Chàng mang một xứ mạng thiêng liêng, đem gươm báu đi lấy đầu bạo chúa, nên thiên hạ gắn thêm cho chàng rất nhiều danh hiệu, Tráng sĩ Kinh Kha một đi không trở lại. Người vợ trẻ nàng Cát Tiên, chẳng mấy vui khi nghe danh hiệu ấy, chẳng khác nào người ta trù ẻo cho nàng góa chồng sớm mất thôi, trong khi hương lửa còn đang quá mặn nồng. Nhưng nàng không cãi được định mệnh, khi ông tơ bà nguyệt đã se sợi chỉ hồng cho nàng cái người đàn ông ấy.

Vì biết mình trước sau gì cũng chết, nên Tráng sĩ Kinh Kha rất sợ chết, đâm mắc bệnh trầm cảm một cách trầm trọng, sinh chứng chỉ muốn chết. Lúc nào cũng nghĩ kế làm sao để chết cho ngọt cho êm. Nàng Cát Tiên phải đi dò hỏi vấn kế các người quen phương thức Chết Êm Ru, để đưa về cống nạp cho chàng.

Một đại văn hào người Đức đã nói câu, “con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Tráng sĩ Kinh Kha đã cho người vợ trẻ nàng Cát Tiên tắm đến cả chục lần trên một dòng sông định mệnh dọa chết của chàng. Nhiều lúc nàng nghĩ, không khéo mình còn chết trước thằng cha đó nữa chứ không phải chơi.

Rồi cái gì đến cũng phải đến, bên bờ sông Dịch, Tráng sĩ Kinh Kha nhìn dòng nước chảy lờ đờ, đứng trên mạn thuyền, hát bài Biệt Ly với người vợ trẻ. Chàng nghĩ, trước sau gì nàng cũng quên chàng như đã quên một dòng sông. Ôi ! Những dòng sông nhỏ. Nhưng sông không thể không trôi vào biển lớn, thế nào chàng với nàng cũng có lúc sẽ gặp lại nhau. Vì thời đại cổ xưa chưa có máy vi tính nên chàng không sợ nàng quen cái tên A Còng nào hết, nhất định nàng sẽ thủ tiết thờ chồng. Dặn nàng nhớ giữ tín hiệu bản nhạc diễn tả nỗi lòng người thiếu phụ Nhạc Sầu Tương Tư, để nhận diện nhau trong một kiếp nào đó. Hình ảnh chàng Tráng sĩ Kinh Kha từ từ nhạt nhòa trong trí nhớ của Nàng Lan, nàng xoa tay, duỗi chân xả Thiền, trở về với hiện tại.

Tiền kiếp thứ hai, Nàng Lan là một Nữ Sĩ tài hoa, họ Hồ tên gọi Dạ Lan. Nghịch Duyên là chàng Chiêu Hổ, biệt danh Mèo Ướt chuyên đi họa thơ kiểu anh đồ tỉnh anh đồ say với nàng. Các bạn tình thơ của nàng như A Còng Mai Quế Lộ, Tố Như Đón Xuân... đều có một thời để yêu và một thời để chết với nàng.

Tại một Cổ Nguyệt Đường thơ mộng, nằm bên cạnh Hồ Tây trong vườn Hoa Tâm Thức có một người con gái có duyên thật ! Nàng Hồ Dạ Lan nước da hồng hào rám nắng với đôi mắt sáng và miệng tươi cười càng nhìn càng ưa … Hôm ấy có chàng Tố Như Đón Xuân lại chơi, nàng bưng đĩa Bánh Trôi ba chìm bảy nổi với nước non ra mời khách. Chàng cảm ngay cái cô gái thân em vừa trắng lại vừa tròn liền tại chỗ. Nhưng duyên phận của họ không dính như viên bánh trôi, tình của họ cứ bị trôi dạt mãi tận nơi đâu. Thế rồi họ cách biệt nhau mãi mãi.

Người bạn tình thơ tâm đắc nhất của Hồ Dạ Lan là chàng Mai Quế Lộ, nghe đến tên chàng ta nhớ câu Hữu xạ tự nhiên hương, chàng xuất hiện nơi nào các tay con cháu Lưu Linh đều bám sát. Nàng Dạ Lan tuy tự hào về tài văn chương phú lục chữ nghĩa đầy người của mình, nhưng vẫn ngầm phục tài cái chàng tự cho mình văn chương chỉ biết đọc chứ không biết làm, hên là chưa bị mù chữ.

Chàng rất thích chơi trò ma đuổi với nàng nữ sĩ họ Hồ này lắm, mới gặp đã đòi nắm áo kéo lại không kịp thì... buồn lắm, đòi dựa hơi hay dựa chỗ nào cũng được một cách rất vô tư. Nhưng khi nàng đòi bỏ Cổ Nguyệt Đường, đóng cửa Vườn Hoa Tâm Thức đi theo, chàng bỗng nhiên hoảng hốt, ruột gan rối bời bắt nàng phải quẳng chàng qua một bên đời của Dạ Lan. Cái này ai mà hiểu được thề chết liền tại chỗ.

Nàng Dạ Lan tức mình đòi tống tiễn gạo muối cho chàng đi luôn, nhưng chàng xuống nước năn nỉ xin nàng đừng hạ chỉ. Họ chơi bài tái hồi Kim Trọng hơi nhiều, thỉnh thoảng lại diễn thêm tuồng Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, hát một lúc đến 60 câu vọng cổ thật mủi lòng chứ không chỉ 6 câu như thường lệ. Đúng là một cặp tri kỷ lẫn tri âm, nhưng thuyền tình không cập bến, họ không có duyên phận với nhau nên trong lá thư từ giã chàng Mai Quế Lộ đã nhắn câu:

Dạ Lan nàng ơi ! Ta với nàng kiếp này có duyên nhưng không có nợ ... biết làmsao đây. Dạ Lan ơi !

Đừng tìm kiếm Mai Huynh, huynh sẽ tìm lại muội như đã đến và như đã đi...

Lá thư được kẹp trong một quyển sách cổ, bìa vàng mang tên Viên Giác Thi Tập. Thế rồi hình ảnh chàng Mai biến thành những Áng Mây trắng bay lững lờ trong tiềm thức Nàng Lan.

Nữ sĩ họ Hồ bị lâm vào cảnh Lắm mối tối nằm không, bao nhiêu bạn tình thơ tâm đắc lần lượt rủ nhau đi hết. Phần về quê cho bố mẹ gả vợ, phần đi ngủ với giun dế, còn lại chỉ có anh Mèo Ướt Chiêu Hổ là tận tụy họa thơ với nàng. Không biết đôi bạn thơ kỳ phùng địch thủ này có duyên nợ ba sinh gì với nhau hay không mà hậu thế phải nghe những vần thơ chát chúa đến lạnh cả người.

Tiền kiếp thứ ba, giấc mộng Nam Kha tức nồi Kê Vàng trong quán cóc.

Chàng thư sinh thất thểu bước vào trong quán trọ, trời đã tối đen như mực không thể nào lang thang ngủ bờ ngủ bụi như những kẻ không nhà. Tại sao anh chàng học trò lều chõng đi thi này lại mang một bộ mặt đưa đám thiểu não nhân duyên kiểu: Khốc như nữ tử vu quy nhật. Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì như thế.

Tạm diễn Nôm là khóc giả bộ như con gái trong ngày cưới, còn cười mếu xệch như anh học trò bị lạc đề thi trượt vỏ chuối. Vâng, anh học trò bị thi rớt chỉ muốn ngủ một giấc cho lãng quên đời. Bên bếp lửa hồng kêu tí tách, ông chủ quán già đang khuấy một nồi Kê khói bay nghi ngút.

Anh học trò đang mơ một giấc mộng dài, đừng lay anh nhé cuộc đời chung quanh. Anh mơ mình thi đỗ Trạng Nguyên, cờ quạt võng lọng ngợp đường, còn vinh hoa phú quí nào hơn khi nhà vua chọn anh Tân Trạng làm Phò Mã. Cuộc đời anh thăng tiến như một bài thơ, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng. Rồi loạn lạc nổi lên ầm ầm kiến chàng Phò Mã phải nắm lấy binh quyền ra quân dẹp giặc. Chàng ca khúc khải hoàn kéo hùng binh về chiếm đóng một vùng, sống quyền uy như một ông vua. Cuộc đời dâu biển, thịnh lắm rồi cũng đến lúc tàn suy, chàng bị vu tội phản loạn, muốn giật ngai vàng của ông già vợ. Tội này chỉ có thể trả bằng cái đầu, hoặc đem chém hay đem treo kiểu nào cũng được. Khi tiếng trống lệnh nổi lên đùng đùng, báo hiệu giờ xử trảm đã điểm, anh học trò thi rớt sợ vỡ mật, bàng hoàng tỉnh giấc Nam Kha. Nhìn lại chung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa, ông chủ quán già vẫn cặm cụi khuấy nồi Kê chín vàng ươm. Anh tức cảnh sinh tình ngâm liền hai câu thơ:

Giấc Nam Kha khéo bất bình.

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.

Sau khi ngộ được một phần chân lý của cuộc đời, anh giấc mộng Nam Kha về quê lấy vợ đẻ con sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu người đàn ông khác. Vợ của anh là cô lái đò chiều nào, tên gọi Hương Lan, người đã đưa anh qua sông trở về bến cũ. Thông thường khi qua sông rồi anh phải vất cả bè lẫn thuyền mới phải, đằng này anh vác luôn cả cô lái đò có đôi má hồng ước mơ, đón anh về ghi chép nốt vần thơ.

Tiền kiếp thứ tư, đây mới là kiếp của định mệnh, chỉ có kiếp này mới giải thích nổi cho những diễn biến vô tiền khoáng hậu có một không hai trong lịch sử loài người.

Bối cảnh tương tự như trong câu truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Khép, tại một ngôi chùa Cổ nằm cheo leo trên một ngọn núi hẻo lánh, xa mùi trần thế. Sư cụ trụ trì là một cao tăng tu hành đắc đạo, ít ai có cơ hội được diện kiến ngài. Ngài chỉ có hai người đệ tử chân truyền là Sư Huynh Từ Kha và Sư Đệ Từ Lan, họ hơn kém nhau chỉ hai tuổi kể cả tuổi đời cũng như tuổi đạo. Hai huynh đệ này tu hành rất nghiêm mật, họ nâng đỡ chỉ bảo nhau từ lời kinh cho đến tiếng kệ, không một phút lãng xao.

Sư Đệ Từ Lan thật ra là gái giả trai, thời buổi ấy làm gì có Chùa nào chịu cho đàn bà con gái xuất gia. Họ nặng vía quá, những 9 vía so với 7 vía của người nam, làm thân con gái chỉ có một hướng là xuất giá chứ không được xuất gia. Muốn học đạo giải thoát phải tu nhiều hơn nữa để lột xác biến thành thân nam. Lấy kinh nghiệm từ câu truyện Hồn Bướm Mơ Tiên, Sư Chú Từ Lan phải hóa trang cho thật kỹ từ dáng đi cho đến lời ăn cách ở phải giống một đấng đại trượng phu. Chẳng hạn phải ăn nhiều và nhanh cho đúng câu Nam thực như Hổ, Nữ thực như Miêu. Theo Sư Huynh lên rừng đốn củi phải chạy thoăn thoắt như thỏ, không được nhõng nhẽo hay giở trò Mít ướt như nhi nữ thường tình. Sư Chú Từ Lan đóng vai người Sư Đệ kiểu mẫu một cách thần tình khiến Sư Huynh Từ Kha không một chút nghi ngờ.

Hôm ấy trên đường từ Chùa ra đến suối gánh nước về dùng, hai huynh đệ ngồi nghỉ mệt bên gốc cây Tùng. Sư Chú Từ Lan vẻ mặt đăm chiêu, hỏi dồn những câu thắc mắc bên lòng:

- Huynh ơi ! Đệ thấy chúng ta tu hành ở đây rất tốt, chẳng có điều gì phải than phiền cả. Nhưng trong nhà Phật rất cần sự thực hành, nếu em tu hạnh Nhẫn mà chẳng có ai thử thách em hết, làm sao em biết sức mình chịu đựng đến đâu?

Sư Huynh Từ Kha nghe xong, thầm khen Sư Đệ bé ốc tiêu của mình biết triển khai giáo pháp, không học theo lối từ chương nên cất tiếng cười lớn bảo:

- Đệ có muốn ta thử chữ Nhẫn của đệ không? Có sức chịu nổi đến Nhẫn Ba La Mật không?

Sư Chú Từ Lan mừng rỡ quay mặt về hướng Sư Huynh, nói giọng run run đầy vẻ nghi ngờ:

- Nhưng bằng cách nào đây? Huynh từ trước đến giờ vẫn nhỏ nhẹ, tử tế với em làm sao thử được chữ Nhẫn của em. Em không tin Huynh có thể đóng vai đại gian ác với em. Có đúng không?

Câu chuyện giữa hai huynh đệ đến đây phải tạm ngừng vì rơi vào ngõ bí, chẳng ai có thể trả lời chính xác cho vấn đề mới được lôi ra.

Rồi ngày qua ngày, hai huynh đệ vẫn tu hành nghiêm mật, nhưng Sư Chú Từ Lan lúc nào cũng có vấn đề thắc mắc để làm điên đầu Sư Huynh kính mến của mình:

- Sư Huynh ơi! Đệ vừa đọc một bài nói về Bản Ngã, nếu ta tách rời được tấm thân tứ đại của ta ra thành Đất, Nước, Gió, Lửa. Hay nói theo khoa học kỹ thuật thành những tế bào hay nguyên tử, ta sẽ xả được cái Tôi.

Sư Huynh Từ Kha gật gù phụ họa:

- Đúng! Xả được cái Tôi là nỗi niềm mong ước của tất cả những người học Phật, nhưng không dễ dàng gì, Đệ ạ!

Sư Chú Từ Lan lại thẫn thờ than vãn:

- Nhưng là người Tu, ai dám thử cái Tôi dùm cho em đây? Ai dám chà đạp lên cái Tôi của một vị đầu tròn áo vuông ? Huynh làm được chuyện đó không?

Sư Huynh Từ Kha ngẩng cổ lên trời cười ha hả, rồi quay sang Từ Lan hỏi thách thức:

- Đệ muốn thử phải không? Công phu tu hành của Đệ được bao nhiêu mà lớn lối, khi ta thử chữ Nhẫn cùng cái Tôi của đệ, cấm đệ không được nguyền rủa chê ta là kẻ gian ác nghe chưa? Cho Đệ suy nghĩ đó! Bằng lòng rồi thì không được hối đó nghe?

Sư Chú Từ Lan chưa mường tượng được nồng độ của sự thử thách nên còn hồ hởi, vui mừng ra mặt. Vị Sư trẻ này chờ đợi một cơ hội nào đó Sư Huynh của mình sẽ thực hiện lời hứa bên suối với mình. Nhưng nhất định không phải là kiếp hiện tại.

Nàng Lan toát mồ hôi hột, rùng mình tỉnh giấc không tin vào giấc mơ Hồn Bướm Mơ Tiên nàng vừa trải qua kiểu đó nữa. Đường đời bằng phẳng tráng nhựa ai bảo nàng không chịu đi, lại cố tình rải sỏi đá, chôn mìn nổ chậm chế bằng chữ Nhẫn để bước qua. Cuối cùng để được cái gì chứ! May là chưa toi mạng đấy!

Nhưng thôi, tất cả chỉ là hư cấu một loại khoa học giả tưởng thế kỷ 21. Hoa Lan dàn dựng câu truyện cho các bạn mua vui cũng được dăm ba phút, chứ không được một vài trống canh đâu, truyện ngắn quá mà.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoa Lan.

Mùa Đông 2007.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4696)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6617)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4843)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10088)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3624)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4824)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5056)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7525)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4228)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13453)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]